Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống đông máu của Trân Châu Ngưu Hoàng Hoàn trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống đông máu của Trân Châu Ngưu Hoàng Hoàn trên động vật thực nghiệm.Nhồi máu não là bệnh lý thần kinh phổ biến trên thế giới và Việt Nam, chiếm 80 – 85% trong tai biến mạch não nói chung [1] [2]. Nguyên nhân của nhồi máu não là hậu quả của thiếu máu não thoáng qua và xơ vữa của các động mạch. Nhồi máu não làm giải phóng các chất kích thích và các neuropeptid có thể làm ion calci vào trong tế bào thần kinh gây chết tế bào và tăng thiếu hụt thần kinh. Các thiếu sót thần kinh phụ thuộc vào tổn thương ở mạch não và tưới máu bù.
Nhồi máu não có tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ 3 sau bệnh Tim mạch và ung thư ở các nước phát triển [3], [4]. Có tỷ lệ tàn phế hàng đầu trong các bệnh nội khoa, là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân và toàn xã hội. Chi phí cho công tác điều trị, phòng bệnh, hàng năm ở các nước trên thế giới là rất lớn. Tại Hoa Kỳ năm 2010 là 73,7 tỷ đô la Mỹ; ở Pháp chiếm 2,5 – 3% tổng kinh phí chi cho y tế [5].
Những năm gần đây việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công tác chẩn đoán, cấp cứu đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân nhồi máu não, đồng nghĩa với tỷ lệ bệnh nhân được cứu sống cần được chăm sóc y tế, phục hồi chức năng tăng lên [6].
Xu hướng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1893/QĐ-TTg (25/12/2019) để ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 với mục tiêu phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Cùng với Y học hiện đại, Y học cổ truyền đóng góp không nhỏ vào điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng hiệu quả từ các bài thuốc cổ phương [7]. “Trân châu ngưu hoàng hoàn” là chế phẩm y học cổ truyền có nguồn gốc từ phương “Viên Bổ Trân Châu Hoàn” thuộc Công thức bào chế kinh điển của Y học Tây Tạng ở thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, được xuất bản lần đầu tiên trong kiệt tác y học cổ điển của Tây Tạng “Tứ Bộ Y Điển”. Bài thuốc có tác dụng chính giúp lưu thông khí huyết, khai khiếu, tỉnh thần bao gồm 12 vị thuốc khác nhau, trong đó có những vị thuốc quý hiếm như Trầm Hương, Ngưu Hoàng, Đông Trùng Hạ Thảo, Đan Sâm. Hiện nay “Trân châu ngưu hoàng hoàn” đang được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống đông máu của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” do vậy để cung cấp bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống đông máu của Trân Châu Ngưu Hoàng Hoàn trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Xác định độc tính cấp, bán trường diễn của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống đông máu của “Trân châu ngưu hoàng hoàn”trên mô hình gây đông bằng lipopolysaccharid trên động vật thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………….. 3
1.1. NHỒI MÁU NÃO………………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Định nghĩa………………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh nhồi máu não. ……………………………….. 3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não. …………………………………………………. 5
1.1.4. Chẩn đoán nhồi máu não………………………………………………………………. 7
1.1.5. Điều trị nhồi máu não…………………………………………………………………… 8
1.2. NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN………………………………. 9
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng Trúng phong. ………………………………………………….. 9
1.2.2. Điều trị trúng phong…………………………………………………………………… 13
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TRÚNG PHONG BẰNG Y HỌC CỔ
TRUYỀN…………………………………………………………………………………………… 15
1.3.1. Trên thế giới……………………………………………………………………………… 15
1.3.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………….. 16
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU…………………………….. 17
1.4.1. Nguồn gốc, xuất xứ bài thuốc. …………………………………………………….. 17
1.4.2. Công năng – chủ trị:……………………………………………………………………. 17
1.4.3. Cách dùng:………………………………………………………………………………… 18
1.4.4. Phân tích bài thuốc…………………………………………………………………….. 18
1.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH
VÀ Ý NGHĨA VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC
YHCT……………………………………………………………………………………………….. 18
1.5.1. Thuốc y học cổ truyền và nguyên nhân tiến hành thử độc tính………… 18
1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp …………………………………… 19
1.5.3. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn………………….. 221.5.4. Các mô hình chống đông đã được sử dụng trên thế giới. ………………… 24
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU …………………………………………………………………………………………………. 26
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………. 26
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ………………………………………………………. 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 29
2.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của Trân châu ngưu hoàng
hoàn. …………………………………………………………………………………………………. 29
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của “Trân châu ngưu hoàng hoàn”
trên mô hình gây đông bằng Lipopolysaccharid trên chuột cống trắng. …….. 31
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 32
2.5. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………….. 32
2.6. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 33
2.7. Sai số và cách khống chế sai số ……………………………………………………… 33
2.8. Đạo đức nghiên cứu. …………………………………………………………………….. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 35
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của “ Trân châu ngưu
hoàng hoàn”……………………………………………………………………………………….. 35
3.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của “ Trân châu ngưu hoàng hoàn” . 35
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của “Trân châu ngưu hoàng
hoàn” trên động vật thực nghiệm………………………………………………………….. 36
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống đông máu của Trân châu ngưu hoàng
hoàn trên mô hình gây đông bằng lipopolysaccharid trên động vật thực nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………. 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 56
4.1. Về độc tính cấp, bán trường diễn của “Trân châu ngưu hoàng hoàn”….. 56
4.1.1. Độc tính cấp của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” ……………………………. 56
4.1.2. Độc tính bán trường diễn của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” ………….. 574.2. Về tác dụng chống đông máu của “Trân châu ngưu hoàng hoàn” trên mô
hình gây đông bằng lipopolysacchrid trên động vật thực nghiệm……………… 60
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 66
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sản phẩm Trân châu ngưu hoàng hoàn……………………………………. 26
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống
đông máu trên mô hìnhthực nghiệm của “Trân châu ngưu hoàng hoàn”……. 32
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của “Trân châu ngưu hoàng hoàn”
…………………………………………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến thể trọng chuột . 36
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến số lượng hồng cầu
trong máu chuột cống trắng………………………………………………………………….. 37
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến hàm lượng huyết
sắc tố trong máu chuột ………………………………………………………………………… 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến hematocrit trong
máu chuột ………………………………………………………………………………………….. 39
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến thể tích trung bình
hồng cầu trong máu chuột……………………………………………………………………. 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến số lượng bạch cầu
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến công thức bạch cầu
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến số lượng tiểu cầu
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến hoạt độ AST
(GOT) trong máu chuột……………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến hoạt độ ALT (GPT)
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.12.Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến nồng độ bilirubin
toàn phần trong máu chuột…………………………………………………………………… 46Bảng 3.13.Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến nồng độ albumin
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến nồng độ cholesterol
toàn phần trong máu chuột…………………………………………………………………… 48
Bảng 3.15.Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến nồng độ creatinin
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến số lượng tiểu cầu.
…………………………………………………………………………………………………………. 50
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến nồng độ fibrinogen
…………………………………………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến thời gian
prothrombin (PTs), tỷ lệ prothrombin (PT %) và prothrombin-INR (PT-INR)
…………………………………………………………………………………………………………. 53
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của Trân châu ngưu hoàng hoàn đến thời gian
thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTTs) và aPTTbệnh-chứng ………………….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com