Đánh giá độc tính cấp và tác dụng dược lý điều trị trĩ của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm

Đánh giá độc tính cấp và tác dụng dược lý điều trị trĩ của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm

Luận văn bác sĩ nội trú Đánh giá độc tính cấp và tác dụng dược lý điều trị trĩ của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm.Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn [1]. Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng [2]. Tại Hoa Kỳ, bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa được chẩn đoán ngoại trú đứng hàng thứ tư, chiếm 3,3 triệu lượt khám cấp cứu [3]. Trên toàn cầu, nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn ở Úc (38,93%), tiếp theo là Israel (16%) và Hàn Quốc (14,4%) [4]. Tỷ lệ bệnh trĩ ở Ai Cập được soi ruột già là 18% [5]. Tại Việt Nam, theo nhiều báo cáo, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Điều tra dịch tễ học của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát hiện được 1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55% [6].


Chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và soi hậu môn bằng ống cứng. Mục tiêu cơ bản của điều trị bệnh trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Theo Y học hiện đại điều trị bệnh trĩ có thể bằng nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật. Các phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền cũng rất đa dạng: gồm các phương pháp dùng thuốc (uống thuốc, ngâm thuốc, đắp thuốc, bôi thuốc) và không dùng thuốc (châm cứu, day ấn huyệt). Có nhiều bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền đã và đang được áp dụng điều trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả tốt trong đó có các vị thuốc như Diếp cá, Rau sam, Dền gai, Hòe hoa, Địa du [7], [8] , [9]…Bên cạnh các bài thuốc uống trong cổ phương lâu đời, gần với ý tưởng tìm kiếm, phát triển nguồn dược liệu Việt Nam, nhiều chế phẩm thuốc y học cổ truyền đã được đưa vào nghiên cứu, sản xuất và cung cấp cho công tác điều trị.
“Viên trĩ HV” là chế phẩm y học cổ truyền dạng viên nang cứng, chuyển dạng từ bài thuốc kinh nghiệm của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh nhằm mục đích giúp thuận tiện cho sử dụng và góp phần hiện đại hóa YHCT, phát triển nền YHCT Việt Nam. Thuốc muốn được sử dụng phải an toàn và có hiệu lực. Thử độc tính tiền lâm sàng là một trong những nội dung quan trọng trong nghiên cứu phát triển dược phẩm. Thông tin về độc tính của thuốc cần được cung cấp trước khi thực hiện các thử nghiệm trên người. Do vậy, hầu hết các chất được dùng làm thuốc trong điều trị dự phòng và chữa bệnh đều phải được thử nghiệm xác định độc tính.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về độc tính cũng như độ an toàn của thuốc được quy định trong hướng dẫn của Bộ y tế về đánh giá tính an toàn và tác dụng của thuốc [10], [11]. Theo quy đinh của Bộ y tế, thử nghiệm độc tính cấp là bắt buộc đối với tất cả các chế phẩm y học cổ truyền không phải bài thuốc cổ phương bào chế dạng truyền thống. Hiện tại ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm trực tràng và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm do vậy để cung cấp bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của “Viên trĩ HV”, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá độc tính cấp và tác dụng dược lý điều trị trĩ của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Xác định độc tính cấp của “Viên trĩ HV”trên chuột nhắt trắng.
2. Đánh giá tác dụng cầm máu, chống viêm trực tràng, giảm đau của “Viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………… 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………………. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRĨ………………………………………………………………………….3
1.1.1. Bệnh trĩ theo y học hiện đại………………………………………………………… 3
1.1.2. Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh trĩ……………………………………. 6
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA THUỐC……………….7
1.2.1. Một vài định nghĩa hiện đang sử dụng………………………………………….. 7
1.2.2. Tầm quan trọng của việc xác định LD50 ………………………………………. 8
1.2.3. Cách xác định LD50………………………………………………………………….. 8
1.3. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ TRÊN ĐỘNG VẬT
THỰC NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………….12
1.3.1. Đánh giá tác dụng cầm máu ……………………………………………………… 12
1.3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm trực tràng ……………………………………. 15
1.3.3. Đánh giá tác dụng giảm đau ……………………………………………………… 17
1.4. TỔNG QUAN VỀ “VIÊN TRĨ HV”……………………………………………………………….19
1.4.1. Xuất xứ …………………………………………………………………………………. 19
1.4.2. Thành phần: …………………………………………………………………………… 20
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN. ……………………………………………………………………………………………………………….21
1.5.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………… 21
1.5.2. Tại Việt Nam………………………………………………………………………….. 22
CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………. 23
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………… 23
2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………232.1.1. Chế phẩm nghiên cứu ………………………………………………………………. 23
2.1.2. Động vật nghiên cứu………………………………………………………………… 24
2.1.3. Dụng cụ máy móc……………………………………………………………………. 25
2.1.4. Hóa chất, thuốc thử………………………………………………………………….. 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………….27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………….27
2.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp của chế phẩm……………………………………….. 27
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng cầm máu của “Viên trĩ HV” …………………………. 27
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm trực tràng của “Viên trĩ HV”. ……… 29
2.3.4. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của theo mô hình gây đau quặn
(Writhing Tests) sử dụng acid acetic. ………………………………………………….. 31
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………………….32
2.5. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………………………………33
2.5. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………………………..33
CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………. 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………… 34
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của “Viên trĩ HV” ………………………………………..34
3.1.1. Kết quả theo dõi, đánh giá tình trạng chung của chuột…………………… 34
3.1.2. Kết quả theo dõi, đánh giá số chuột chết ở mỗi lô…………………………. 35
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị trĩ của “Viên trĩ HV” ………………………………….36
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng cầm máu của “Viên trĩ HV”. ………………… 36
3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm trực tràng của “Viên trĩ HV”.
3.2.2.1. Kết quả định lượng TNF-α và IL-6 trong máu chuột nghiên cứu ….. 38
3.2.3. Tác dụng giảm đau của “Viên trĩ HV” trên mô hình gây đau quặn ………… 44
CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………………………. 48
BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………. 48
4.1. Bàn luận về độc tính cấp của “Viên trĩ HV” …………………………………………………….48
4.2. Bàn luận về tác dụng điều trị trĩ của “Viên trĩ HV”………………………………………….504.2.1. Bàn luận về tác dụng cầm máu ………………………………………………….. 50
4.2.2. Bàn luận về tác dụng chống viêm trực tràng ………………………………… 52
4.2.3. Bàn luận về tác dụng giảm đau ………………………………………………….. 59
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………….. 63
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thể tích tối đa dung dịch thuốc có thể dùng cho động vật………… 11
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ tổn thương trực tràng………………………………30
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng dược lý trên mô hình
thực nghiệm của “Viên trĩ HV……………………………………………………………….33
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi, đánh giá tình trạng chung của chuột…………….34
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô…………………………….35
Bảng 3.3. Thời gian chảy máu của các lô chuột nghiên cứu………………………36
Bảng 3.4. Kết quả đo quang ở các lô chuột nghiên cứu…………………………….37
Bảng 3.5. Kết quả định lượng TNF-α và IL-6 trong máu chuột nghiên cứu…38
Bảng 3.6. Chỉ số trực tràng của các lô chuột nghiên cứu…………………………..40
Bảng 3.7. Hàm lượng xanh evans (evans blue) có trong mô trực tràng của các
lô chuột nghiên cứu……………………………………………………………………………..41
Bảng 3.8. Số điểm đánh giá mức độ tổn thương trực tràng của các lô chuột
nghiên cứu………………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của “Viên trĩ HV” tới thời gian xuất hiện đau
quặn…………………………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của “Viên trĩ HV” tới số cơn đau quặn ở mỗi khoảng
thời gian 5 phút sau tiêm acid acetic ……………………………………………………. 45
Biểu đồ 3.1. Số cơn đau quặn của các lô nghiên cứu đo được ở mỗi khoảng
thời gian 5 phút sau tiêm acid acetic…………………………………………………….. 46
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của “Viên trĩ HV” tới tổng số cơn đau quặn trong 25
phút sau tiêm acid acetic……………………………………………………………………47DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 2.1. Chuột cống trắng và chuột nhắt trắng…………………………………………………..25
Ảnh 2.2. Máy đo quang Biochrom…………………………………………………………………….26
Hình 3.1. Hình ảnh tiêu bản nhuộm HE mô bệnh học trực tràng chuột nghiên cứu …….4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment