Đánh giá độc tính trên thận liên quan tới tenofovir (TDF) trên bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú

Đánh giá độc tính trên thận liên quan tới tenofovir (TDF) trên bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú

Luận văn Đánh giá độc tính trên thận liên quan tới tenofovir (TDF) trên bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, bệnh viện Bạch Mai.Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, tại Việt Nam hiện có 224 223 trường hợp báo cáo nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69 617) và 70 734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong [42]. Năm 2010, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có một số sửa đổi trong hướng dẫn sử dụng phác đồ thuốc kháng virus, trong đó khuyến cáo việc thay thế stavudin bằng tenofovir (TDF) hoặc zidovudin do tác dụng không mong muốn và độc tính của stavudin [38]. Tháng 11/2011 Bộ Y tế đã có quyết định 4139/QĐ-BYT về việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến stavudin trong phác đồ điều trị – trong đó khuyến cáo dần dần không sử dụng stavudin (d4T) và thay thế bằng các phác đồ TDF+3TC+NVP/EFV cho cả bệnh nhân đang điều trị và bệnh nhân được điều trị lần đầu làm tăng rõ rệt số lượng bệnh nhân được sử dụng phác đồ chứa TDF trong thời gian gần đây [2].

Bên cạnh hiệu quả ngăn chặn sự nhân lên của virus, tăng khả năng tuân thủ điều trị giúp cải thiện và kéo dài cuộc sống, nhiều tác dụng không mong muốn của TDF đã được ghi nhận trong quá trình điều trị cho bệnh nhân HIV. Độc tính điển hình và được quan tâm đánh giá nhiều nhất của TDF là độc tính trên thận. Tuy vậy các nghiên cứu nhằm tìm hiểu độc tính này của TDF trên quần thể bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam còn hết sức hạn chế [27],[28]. Sự khác biệt về các đặc điểm nhân chủng học và di truyền học của quần thể bệnh nhân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung so với quần thể người bệnh da trắng và da đen đã đặt ra câu hỏi về tần suất, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố ảnh hưởng tới độc tính trên thận liên quan tới TDF trên quần thể người Việt Nam để sử dụng phác đồ chứa thuốc này hợp lý và an toàn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá độc tính trên thận liên quan tới tenofovir (TDF) trên bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm biến cố trên thận ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sử dụng phác đồ có chứa TDF tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, bệnh viện Bạch Mai.
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tần suất xuất hiện độc tính trên thận ở bệnh nhân HIV có sử dụng phác đồ chứa TDF.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược về thuốc retrovirus 3
1.2. Tổng quan về tenofovir 5
1.2.1. Sơ lược về đặc tính dược lý, dược động học của tenoíbvir 5
1.2.2. Độc tính trên thận của TDF 6
1.2.2.1. Dịch tễ 6
1.2.2.2. Cơ chế gây độc tính trên thận của tenoíovir 9
1.2.2.3. Phương pháp theo dõi và xác định độc tính trên thận 11
1.2.2.4. Ý nghĩa lâm sàng 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 14
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu 16
2.2.3. Xử lý số liệu 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 19
3.1.1. Số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu 19
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu 20
3.1.3. Tình trạng duy trì điều trị 24
3.2. Đặc điểm biến cố độc tính trên thận ở bệnh nhân HIV sử dụng phác đồ có chứa TDF 25
3.2.1. Tỷ lệ gặp biến cố độc tính trên thận 25
3.2.2. Mức độ nghiêm trọng của biến cố trên thận dựa theo thang RIFL và thang
đánh giá mức độ suy thận mạn KDIGO 2012 27
3.2.3. Xử trí khi gặp độc tính trên thận 29
3.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tần suất xuất hiện độc tính trên thận ở bệnh nhân HIV sử dụng phác đồ có chứa TDF 29
3.3.1. Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới tần suất xuất hiện của biến cố
độc tính trên thận 29
3.3.2. Phân tích đa biến tìm các yếu tố độc lập ảnh hưởng tới tần suất xuất hiện độc
tính trên thận 31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 33
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment