Đánh giá động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 2016

Đánh giá động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 2016

Đánh giá động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 2016.Trong hoạt động quản lý nhân sự, động lực làm việc (ĐLLV) của người lao động là một chủ đề được quan tâm đặc biệt không chỉ bởi động lực làm việc biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định tới sự thành công hay thất bại của tổ chức. Để có động lực làm việc trước hết con người phải có nhu cầu và mong muốn, khi được thỏa mãn nhu cầu – mong muốn sẽ là động lực thúc đẩy con người hành động có chủ đích, thúc đẩy con người hành động tốt hơn, ĐLLV cao hơn cho tổ chức [27], [47].

Hiện nay động lực làm việc của nhân viên y tế (NVYT) bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm giá trị riêng của NVYT, đạo đức nghề nghiệp, sự trả công, môi trường làm việc, sự hỗ trợ của hệ thống y tế, đặc biệt là người lãnh đạo trực tiếp. Năng lực, kỹ năng làm việc của NVYT không được tận dụng nếu động lực làm việc của NVYT kém. Muốn NVYT có động lực làm việc tốt cần phải đề cao giá trị của NVYT, trả công thỏađáng, tạo môi trường làm việc tốt và các nhu cầu khác hỗ trợ cho NVYT làm việc, đặc biệt phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, thuốc thiết yếu, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin y tế phục vụ công tác [44].
Nhân lực trong ngành y tế Việt Nam hiện nay trong một số địa phương đang trong tình trạng thiếu cả về số lượng và chất lượng trong các cơ sở y tế công lập, vì vậy NVYT thường phải làm việc với cường độ lớn (đôi khi liên tục 24/24 giờ; nhất là ở các bệnh viện quá tải); chính vì thế họ cần phải được đãi ngộ đặc biệt để kích thích họ nâng cao ĐLLV và có trách nhiệm với công việc [44].
Trong hoạt động thực tiễn quản lý nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi thấy có nhiều vấn đề liên quan đến động lực làm việc của nhân viên cần được làm rõ. Hiện nay Bệnh viện đa khoa Hàm Yên còn tồn tại một số vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý như: Chế độ khen thưởng, phúc lợi, áp lực công việc cao, sự tôn trọng, mối quan hệ đồng nghiệp,mối quan hệ cấp trên cấp dưới, sự thăng tiến, cơ hội đào tạo học tập… [1]. Vậy động lực làm việc của nhân viên bệnh viện hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến động lực làm việc của2 họ? Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế?. Đến nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Nhằm tìm hiểu động lực làm việc của NVYT và các yếu tố liên quan giúp các nhà quản lý có thêm thông tin để tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên y tế nên đề tài “Đánh giá động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 2016” được tiến hành:3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá động lực làm việc của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế năm 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên (2015), Báo cáo tổng kết công tác bệnh
viện năm 2013 – 2015, tr. 45.
2. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 08/2007TTLT-BYT-BNV ngày
5/6/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà
nước
3. Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (HPG) (2015), Báo cáo chung Tổng quan ngành
Y tế năm 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe
toàn dân, tr. 224.
4. Bùi Anh Tuấn (2011), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
5. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2013), Giáo trình hành vỉ tổ chức, Nhà
xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung và Lê Quang Khôi (2010), Giáo trình Quản
trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội, truy cập ngày tại trang.
7. Công thông tin điện tử Bộ Y tế (2014), Chế độ chính sách đối với cán bộ y tế,
truy cập ngày 2 August-2016, tại trang web
http://moh.gov.vn/qa/pages/traloichatvandbqh.aspx?ItemID=12.
8. Diêm Sơn, Uông Thị Mai Loan và Nguyễn Thị Thùy Trang (2009), Xác định
một số yếu tố ảnh hưởng đến nhãn lực y tế Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển
Uông Bí, , Báo cáo chuyên đề, Trường Đại học Y tế công cộng. Hà Nội.
9. Hoàng Hồng Hạnh (2013), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến động lực làm
việc của bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương năm 2011 Trường Đại học
Y tế Công cộng Hà Nội.
10. Hoàng Mạnh Toàn (2013), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên
quan đến động lực làm việc của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện giao thông
vận tải Trung ương năm 2013 Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.71
11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Phương Mai (2011), Đổi mới
chính sách đãi ngộ nhân sự của các doanh nghiệp thời kỳ hậu gia nhập WTO,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 27,trang 135 – 141.
13. Sở Y tế Tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Phác thảo 5 nhóm nguyên nhân chính gây
nên quá tải bệnh viện, truy cập ngày 07 July-2016, tại trang web
https://syt.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=28&tc=588.
14. Lê Quang Trí (2013), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến
động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2013,
Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
15. Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội,.
16. Lê Thanh Nhuận (2008), Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với
công việc của nhân viên y tế cơ sở Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc – năm
2008, Trường Đại học Y tể công cộng, Hà Nội.
17. Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh (2009), Phát triển bộ công cụ đo lường sự hài
lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở, Tạp chí Y tế Công cộng,
11(11), tr. 18-24.
18. Lê Thúy Hường (2015), Nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Lyn N Henderson và Jim Tulloch (2008), Incentives for retaining and
motivating health workers in Pacific,, Human Resources for Health 6, tr. 18.
20. Marjolein Dieleman, Jurrien Toonen, Hamadassalia Touré và các cộng sự.
(2006), The match between motivation and performance management of health
sector workers in Mali, Human Resources for Health, 4, tr. 2.
21. Ngô Thị Minh Cơ, Đỗ Thị Phương Hồng và Nguyễn Thành Long (2015), Động
lực làm việc của điều dưỡng, nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa Ba Tri năm 2015.72
22. Nguyền Bình Phương (2010), Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng về
công việc của bác sỷ hiện công tác tại các trạm y tể tinh Bình Dương, Trường
Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
23. Nguyễn Đình Toàn (2013), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên
quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Sơn (2014), Động lực làm việc và một số yếu tố liên quan đến
động lực làm việc của nhân viên y tế bệnh viên Đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng
Tháp năm 2014, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
25. Nguyễn Huy Hoàn (2012), Đánh giá sự hài lòng và ảnh hưởng cùa một sổ chinh
sách y tể đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế dự phòng tuyển cơ
sở tinh Vĩnh Phúc năm 2012, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
26. Nguyễn Thanh Hội (2008), Giáo trình nghệ thuật lãnh đạo và động viên.
27. Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho
công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, Học viện hành chính quốc gia,
Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Xuyên và Lê Quang Cường (2010), Nghiên cứu thực trạng và
nguyên nhân quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương, Tạp chí Y học thực hành,
5(717), tr. 3-6.
29. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực,
Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
30. Nguyễn Việt Triều (2015), Động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của
nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, Cà Mau năm 2015,
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
31. Phạm Trí Dũng, DĐặng Thị Như Hằng, Nguyễn Trí và các cộng sự. (2010),
Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế
tại các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Y tế
Công cộng, (16), tr. 4-9.73
32. Phùng Diệu Linh (2012), Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động các
cơ quan, doanh nghiệp.
33. Stephen p Robbins và Timothy A Judge (2012), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản
Lao động Hà Nội.
34. Tạ Thị Hồng Hạnh (2002), Giáo trình Hành vi tổ chức, Trường đại học mở
thành phố Hồ Chí Minh.
35. Bộ Y tế. (2006), Người cán bộ quản lý lãnh đạo và các kỹ năng quản lý, trong
Nguyễn Duy Luật, chủ biên, Tổ chức, Quản lý và chính sách y tế, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr. 58-62.
36. Trần Phúc Thăng và Trần Thành (2008), Chủ Nghĩa duy vật lịch sử, Học viện
Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
37. Trần Thị Thùy Linh (2008), Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân
lực chất lượng cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
38. Trần Xuân Cầu (2013), Bài giảng chuyên đề “Tạo động lực trong lao động và
vấn đề trả công trong nền kinh tế thị trường.
39. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết của Bộ Chính Trị số 46 – TW ngày 23 tháng 2
năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
tình hình mới
40. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2006), Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND
về việc thành lập Bệnh viện Đa khoa các huyện và Bệnh viện Đa khoa khu vực
các huyện thuộc sở y tế tỉnh Tuyên Quang.
42. Võ Văn Tài (2010), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến
động lực làm việc của các bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2009
– 2010, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.74
43. Vũ Thị Lan Hương (2011), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế bệnh viện Đa khoa
Sóc Sơn, Hà Nội – năm 2011 Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
44. Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (HPG) (2009), Báo cáo chung Tổng quan ngành
Y tế năm 2009: Nhân lực y tế, tr. 15

Leave a Comment