Đánh giá giai đoạn TNM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau phẫu thuật

Đánh giá giai đoạn TNM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau phẫu thuật

Luận văn Đánh giá giai đoạn TNM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau phẫu thuật. Ung thư phổi (UTP) hay ung thư phế quản là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, từ các tuyến của phế quản, hoặc các thành phần khác của phổi [14].

Theo thống kê của Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới, cho tới năm 2008, UTP là căn bệnh ung thư chiếm tỉ lệ cao nhất với 13% tổng số ca ung thư mới mắc trên toàn thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư với 1,37 triệu ca trong năm 2008 [38]. Tại Hoa Kì, những thống kê mới nhất được ghi nhận năm 2010, UTP có tỉ lệ tử vong cao nhất và tỉ lệ mới mắc cao thứ hai ở cả hai giới [47]. Tại Việt Nam, những thống kê tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001- 2004 cho thấy, UTP đứng đầu trong các ung thư ở nam giới và đứng thứ 3 trong các ung thư ở nữ giới [51] . Cho tới năm 2012, theo thống kê của WHO, tỉ lệ tử vong do ung thư phổi ở Việt Nam được xếp ở mức trung bình cao với tỉ lệ 24,7 ca trên 100.000 dân [37].
Cho tới nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong chẩn đoán và điều trị UTP nhằm cải thiện tiên lượng của bệnh nhân mắc UTP. Các phương pháp điều trị UTP bao gồm điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp điều trị và thời gian sống thêm của các bệnh nhân UTP phụ thuộc chặt chẽ vào giai đoạn bệnh khi chẩn đoán xác định. Vì vậy, đánh giá giai đoạn trong chẩn đoán UTP, đặc biệt đối với UTP type không tế bào nhỏ, là rất quan trọng và cần thiết.
Hệ thống phân loại giai đoạn quốc tế UTP được đưa ra năm 1987 và được Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế( UICC) và Liên ủy ban ung thư Hoa Kì (AJCC) thông qua năm 1997 dựa trên lâm sàng và thăm dò mô bệnh học ở 5000 bệnh nhân. Với các tiêu chí đánh giá đơn giản (T: Tumor, N: Node, M: Metastasis), sự ra đời của bảng phân loại giai đoạn UTP đã giúp các nhà lâm sàng nhanh chóng đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cũng như tiên lượng tình trạng bệnh . Tháng 2 năm 2009, dưa trên cơ sơ dữ liêu 81.015 BN được chân đoan la UTP , Hội Nghiên cứu Ung thư phổi quốc tế (IASLC) đa đưa ra ban phân loai lân thư 7. Hệ thống phân loại này đề cập tới đánh giá giai đoạn của các bệnh nhân UTP sau phẫu thuật nhằm mục đích đưa ra chiến lược điều trị phù hợp sau phẫu thuật và đánh giá chính xác hơn tiên lượng của bệnh nhân.
Thực tế lâm sàng tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, số lượng bệnh nhân chẩn đoán UTP ở giai đoạn sớm ngày càng nhiều. Đặc biệt ở nhóm bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ việc phát hiện ở giai đoạn sớm giúp cho chỉ định điều trị phẫu thuật trở nên rộng rãi hơn. Các bác sĩ lâm sàng hiện thường sử dụng phân loại TNM dựa trên lâm sàng để quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu giai đoạn TNM dựa vào lâm sàng (clinical TNM- cTNM) được đánh giá trên mức giai đoạn TNM dựa trên mô bệnh học sau phẫu thuật (pathologic TNM- pTNM) thì sẽ làm hạn chế khả năng điều trị phẫu thuật của bệnh nhân. Ngược lại, nếu cTNM được đánh giá dưới mức pTNM thì việc có thể việc chỉ định điều trị phẫu thuật là không cần thiết. Nhận thấy việc đánh giá giai đoạn ở bệnh nhân UTP tại thời điểm trước và sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị và tiên lượng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá giai đoạn TNM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau phẫu thuật” với hai mục tiêu:
• Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phẫu thuật.
• So sánh giai đoạn TNM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau phẫu thuật.
MỤC LỤC

CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1.Dịch tễ học ung thư phổi ………………………………………………………………….. 3
1.1.1.Tình hình ung thư phổi trên thế giới …………………………………………….. 3
1.1.2. Tình hình ung thư phổi tại Việt Nam …………………………………………… 4
1.2. Các nguyên nhân gây ung thư phổi ……………………………………………. 5
1.2.1. Thuốc lá và ung thư phổi ………………………………………………………….. 5
1.2.2. Các nguyên nhân khác ………………………………………………………………. 6
1.3. Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi …………………………………………….. 6
1.3.1. Các triệu chứng phế quản …………………………………………………………… 7
1.3.2. Hội chứng nhiễm trùng phế quản- phổi ……………………………………….. 7
1.3.3. Các dấu hiệu liên quan với sự lan toả tại chỗ của u ……………………….. 7
1.3.4. Các triệu chứng toàn thân …………………………………………………………… 9
1.3.5. Các hội chứng cận ung thư …………………………………………………………. 9
1.4. Các phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư phổi ……………. 11
1.4.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ……………………………………….. 11
1.4.2. Nội soi phế quản ……………………………………………………………………. 18
1.4.3. Sinh thiết xuyên thành ngực ……………………………………………………. 19
1.4.4. Các phương pháp khác …………………………………………………………… 19
1.5. Mô bệnh học ung thư phổi ……………………………………………………… 20
1.6. Hệ thống phân loại giai đoạn ung thư phổi ………………………………………. 22
1.6.1. Lịch sử hệ thống phân loại TNM ung thư phổi ……………………………. 22
1.6.2. Những nguyên tắc cơ bản trong phân loại TNM …………………………. 23
1.6.3. Định nghĩa, các ký hiệu trong hệ thống phân loại TNM mới cho
ung thư phổi của AJCC và UICC năm 2009 ………………………………………… 24
1.6.4. Phân nhóm giai đoạn TNM …………………………………………………….. 29
1.6.5. Những điểm mới trong phân loại TNM 2009 ……………………………. 29
CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ………………………………………………. 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………… 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………….. 34
2.2.2. Cách thức tiến hành ……………………………………………………………….. 34
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 37
2.3. Xử lý số liệu: Nhập, xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 16.0 và
sử dụng các thuật toán thống kê y học phân tích tính đồng thuận ( kappa). … 37
CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 42
3.1. Đặc điểm chung ……………………………………………………………………………. 42
3.1.1. Phân bố bệnh theo giới …………………………………………………………….. 42
3.1.2. Phân bố bệnh theo tuổi …………………………………………………………….. 42
3.1.3. Chẩn đoán ban đầu ………………………………………………………………….. 43
3.1.4. Tiền sử hút thuốc lá …………………………………………………………………. 43
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………………. 44
3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………………. 48
3.1.6. Nội soi phế quản ……………………………………………………………………… 50
3.1.7. Giải phẫu bệnh ……………………………………………………………………….. 51
3.2. Phân loại giai đoạn cTNM ……………………………………………………………… 52
3.2.1. Đánh giá cT ……………………………………………………………………………. 52
3.2.2. Đánh giá cN ……………………………………………………………………………. 53
3.2.3. Đánh giá giai đoạn cTNM ………………………………………………………… 54
3.2.4. Đánh giá pT ……………………………………………………………………………. 55
3.2.5. Đánh giá pN …………………………………………………………………………… 56
3.2.5. Đánh giá pTNM ……………………………………………………………………… 57
CHƢƠNG IV BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 59
4.1. Đặc điểm chung ……………………………………………………………………………. 59
4.1.1. Phân bố bệnh theo giới …………………………………………………………….. 59
4.1.2. Phân bố bệnh theo tuổi …………………………………………………………….. 60
4.1.3. Tiền sử hút thuốc lá …………………………………………………………………. 61
4.1.4. Lý do vào viện ………………………………………………………………………… 62
4.1.5. Thời gian diễn biến bệnh ………………………………………………………….. 63
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………………. 64
4.1.7. Đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………………. 66
4.1.7. Nội soi phế quản ……………………………………………………………………… 69
4.1.9. Giải phẫu bệnh ……………………………………………………………………….. 70
4.2. Phân loại giai đoạn cTNM và so sánh với giai đoạn pTNM ……………….. 71
4.2.1. Đánh giá cT và so sánh với pT ………………………………………………….. 71
4.2.2. Đánh giá cN và so sánh với pN …………………………………………………. 73
4.2.3. Đánh giá cTNM và so sánh với pTNM ………………………………………. 74
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Đợi (2008), Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi
phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Lê Hoàn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Thân Trọng Hưng (2002), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong ung thư phế quản tại Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Kim (1990). Tổng quan về ung thư phổi ở Việt Nam (phân tích 389 trường hợp điều trị phẫu thuật), Nội san Lao và Bệnh phổi. tập 6,9- 20, 27- 28.
5. Phạm Văn Lình (2010). Nghiên cứu ứng dụng dao gamma trong điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược – Đại học Huế, Tạp chí khoa học. Số 63,107 – 120.
6. Trần Nguyên Phú (2005), Nghiên cứu lâm sàng và phân loại TNM ung thư phế quản tế
bào không nhỏ tại Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Sỹ Sâm và Nguyễn Hoài Nam (2004). Vai trò của chụp cắt lớp điện toán xác định giai đoạn TNM trong ung thư phổi, Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 8(Số 1),120 – 128.
8. Lê Sỹ Sâm và Đỗ Kim Quế (2007). Kích thước khối u có liên quan với nguy cơ di căn hạch và tỉ lệ sống còn trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 11(Số 1),390- 396.
9. Bùi Xuân Tám, Tô Kiều Dung và và cộng sự. (1996), Tổng kết nghiên cứu về lâm sàng, XQ phổi chuẩn và các kỹ thuật xâm nhập chấn đoán áp dụng khoa học kỹ thuật phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Viện lao và bệnh phổi, Hà Nội.
10. Trần Đình Thanh và các cộng sự. (2006). Nhận xét bước đầu về ung thư phổi tại khoa Ung bướu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Y học TP. Hồ Chí Minh. tập 10(Số 4).
11. Gdeedo A, Van Schil P et al (1997). Comparison of imaging TNM and pathological TNM in staging bronchogenic carcinoma, Eur J Cardiothoracic Surg. 12(2),224- 227.
12. Gerard A và các cộng sự. (2007). Noninvasive staging of non- small cell lung cancer:
ACCP evidenced- based clinical practice guidelines, chest. 132,178- 201.
13. Brennan et al (2006). High cumulative risk of lung cancer death among smokers and
nonsmokers in Central and Eastern Europe, American Joural of Epidemiology. 164(12),1233- 1241.
14. Ngô Quý Châu (2004). Ung thư phổi, Bài giảng bệnh học nội khoa,64- 73.
15. Ngô Quý Châu (2008), Ung thư phổi, NXB Y học, Hà Nội.
16. Nguyễn Việt Cồ và các cộng sự. (1996). Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung
thư phổi nguyên phát, Áp dụng phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam,11- 34.
79
17. J Corner và các cộng sự. (2005). Is late diagnosis of lung cancer inevitable? Interview
study of patient’s recollections of symptoms before diagnosis, Thorax. 60,314- 319.
18. Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2004, tạp chí y
học thực hành,9-17.
28. Dương Xuân Hòa (2002), Một số nhận xét lâm sàng, nội soi phế quản, type mô bệnh theo
phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới ở bệnh nhân ung thư phế quản, Đại học Y Hà Nội.
29. Đồng Khắc Hưng (1995), Nghiên cứu về lâm sàng, XQ phổi chuẩn và một số kỹ thuật xâm  nhập để chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát, Học viên Quân Y, Hà Nội.
32. Nguyễn Chi Lăng (1992), Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thư phế quản bằng soi phế
quản ống mềm, sinh thiết xuyên thành phế quản và chải rửa phế quản mù, Đại học Y Hà Nội.
80
51. Bùi Công Toàn và Hoàng Đình Châu (2008), Bệnh ung thư phổi, NXB Y học, Hà Nội.
81
52. Bùi Chí Viết, Lê Văn Cường và Nguyễn Chấn Hùng (2010). Khảo sát những đặc điểm lâm  sàng và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, Y hoc thực hành Thành phố Hồ Chí Minh. 14(4),386.

Leave a Comment