Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch

Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch

Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch.Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư; và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tàn phế tại các nước phát triển [1], [2]. Do vậy gánh nặng của bệnh để lại cho gia đình và xã hội là rất lớn. Đột quỵ não được chia làm hai thể chính là nhồi máu não và chảy máu não, trong đó nhồi máu não chiếm khoảng 80% – 85%  [3], [4].

Động mạch não giữa là nhánh tận lớn của động mạch cảnh trong, diện cấp máu cho não của động mạch này rất lớn. Những vùng được cấp máu này có nhiều chức năng quan trọng như vận động, cảm giác và các chức năng cao cấp của vỏ não [5]. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước nhồi máu não do tắc động mạch não giữa chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể lâm sàng của đột quỵ não và chiếm tới hai phần ba của nhồi máu não tuần hoàn não trước [6],  [7].
Nghiên cứu 112 bệnh nhân nhồi máu não do tắc động mạch não giữa được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2007 đến 31/10/2008, cho thấy: tỷ lệ di chứng là 76,78%; và tỷ lệ tử vong là 15,18% [8].
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu với hai mức liều khác nhau. Các quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ xem liều 0,9 mg/kg như là liều chuẩn, còn các quốc gia ở Châu Á lại có khuynh hướng sử dụng liều thấp 0,6 mg/kg [9] nhưng vẫn cho kết quả phục hồi chức năng tốt sau ba tháng tương tự liều 0,9 mg/kg và biến chứng chảy máu trong sọ có triệu chứng thấp hơn nhiều so với những bệnh nhân được điều trị liều 0,9 mg/kg. Nhật Bản là nước chỉ sử dụng mức liều 0,6 mg/kg, đặc biệt thử nghiệm lâm sàng J-ACT II ( Japan Alteplase Clinical Trial II ) với 58 bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch trong vòng ba giờ đầu, kết quả cho thấy có 69% bệnh nhân được tái thông mạch máu ở thời điểm 24 giờ, kết quả tốt sau ba tháng là 46,6%, và không có bệnh nhân nào bị chảy máu nội sọ có triệu chứng [10].
Trong quá trình điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân nhồi máu não cấp, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc điều trị thuốc tiêu sợi huyết với thời gian cửa sổ điều trị 3 giờ là an toàn và có hiệu quả khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này còn rất ít, phần lớn là do cửa sổ điều trị quá hẹp.  Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu chứng minh có thể mở rộng thời gian cửa sổ điều trị lên tới 4,5 giờ cũng cho kết quả lâm sàng tốt [11], [12], [13]. Theo khuyến cáo 2013 của Hội Tim Mạch và Hội Đột Qụy Hoa Kỳ,việc điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trong vòng 3 đến 4,5 giờ đầu được xếp vào Phân loại I và Mức Bằng chứng B [14].Việc mở rộng thời gian của sổ điều trị có ý nghĩa quan trọng làm tăng thêm tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não cấp được dùng thuốc tiêu huyết khối.
Tại Việt Nam, việc ứng dụng các thành tựu y học hiện đại trong điều trị đang là yêu cầu trọng tâm của nền y tế nước nhà, với mục tiêu giảm thấp tỷ lệ tử vong và tàn phế, giảm chi phí gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc ứng dụng điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch trong điều trị nhồi máu não cấp đã được thực hiện tại Bệnh viện 115 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 và tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về điều trị thuốc tiêu sợi huyết ở nhóm nhồi máu não do tắc động mạch não giữa cấp.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch” với hai mục tiêu sau:
1.    Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não cấp trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa bằng thuốc tPA liều 0,6 mg/kg đường tĩnh mạch.
2.    Nhận xét một số biến chứng của điều trị bằng thuốc tPA liều 0,6 mg/kg đường tĩnh mạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch

1.    Lê Đức Hinh (2010), “Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não”, Nội san hội Thần kinh Việt Nam, 6(1), tr. 3-7.
2.    Tan KS, Wong KS, Venketasubramanian N (2006), “Setting priorities in Asian stroke research”, Neurology Asia, 11, pp. 5-11.
3.    Lê Quang Cường, Lê Trọng Luân, Nguyễn Thanh Bình (2003), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai”, Y học Việt Nam, 2, tr. 32-37.

4.    Vũ Xuân Tân, Vũ Anh Nhị (2008), “Yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp”,Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 12,Phụ bản số 1,tr. 307-314.
5.    Nguyễn Văn Đăng (2006), “Tai biến mạch máu não”,Nhà xuất bản Y hoc, tr. 40-41.
6.    Bogousslavsky J, Van Melle G, Regli F (1988), “The Lausanne Stroke Regitry: analysis of 1,0000 consecutive patients with first stroke”, Stroke, 19, pp. 1083-1092.
7.    Lê Văn Thính (2008), “Nhồi máu não”,Trong cuốn Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não ( Lê Đức Hinh Và nhóm chuyên gia),Nhà xuất bản Y học, tr. 217-224.
8.    Doãn Thị Huyền (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh và tiên lượng của nhồi máu não khu vực động mạch não giữa”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Trường Đại học Y hà Nội, Hà Nội.
9.    Sharma V.K, Venketasubramanian N, Saqqur M, et al (2011), “Current status of intravenous thromboysis for acute ischemic stroke in Asia”, International Journal of Stroke, 6, pp. 523-530.
10.    Etsuro Mori, Kazuo Minematsu, Jyoji Nakagawara, Takenori Yamaguchi, Makoto Sasaki, Teruyuki Hirano, for the J-ACT II Group (2010), “Effects of 0.6 mg/kg Intravenous Alteplase on Vascular and Clinical Outcomes in Middle cerebral Artery Occlusion”, Stroke, 41, pp. 461-465.
11.    Hacke W, Kaste M, Bluhmki E, et al for the ECASS Investigators (2008), “Thrombolysis with alteplase 3 to 4.5 hours after acute ischemic stroke”, N Engl J Med, 359, pp. 1317-1329.
12.    Maarten G. Lansberg, Erich Bluhmki, Vincent N. Thijs (2009), “Efficacy and Safety of Tissue Plasminogen Activator 3 to 4.5 Hours After Acute Ischemic Stroke : A Metaanalysis”, Stroke, 40, pp. 2438-2441.
13.    Xiao-ling Liao, Chun-Xue Wang, et al, and on behalf of the Thrombolysis Implementation and Monitor of acute ischemic stroke in China (TIMS-China) Investigators (2013), “Implementation and Outcome of Thrombolysis with Alteplase 3 to 4.5 h after Acute Stroke in Chinese patients.”, CNS Neurosci Ther, 19, pp. 43-47.
14.    Eward C. Jauch, Jeffrey L.Saver, Harold P.dams, et al (2013), “Guidlines for The Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guidline for Healthcare professionals from the American Heart Association / American Stroke Association”, Stroke, 44, pp. 870-947.
15.    Nguyễn Bá Thắng (2011), “Giải phẫu tưới máu não”, Tưới máu não và tương quan với tổn thương thiếu máu não, tr. 7-8.
16.    Nguyễn Văn Đăng (2006), “Tai biến mạch máu não”,Nhà xuất bản Y học, tr. 103-105.
17.    Richard EL, Mark JA, Michael HL, et al (2009), “Recommendations for imaging of acute ischemic stroke: a scientific statement from the American heart association”, Stroke, 40, pp. 3646-3678.
18.    Ozcan O, Andrew L, et al (2008), “Hyperdense internal carotid artery sign a CT sign of acute ischemia”, Stroke, 39, pp. 2011-2016.
19.    Claude Manelfe, Vicent Larrue, et al (1999), “Association of Hyperdense Middle Cerebral Artery Sign With Clinical Outcome in Patients Treated with Plasminogen Activator”, Stroke, 30, pp. 769-772.
20.    Hacke W, Kaste M, Fieschi C, et al (1995), “Intravenous thrombolysis with recombinant tissue plasminogen activator for acute hemispheric stroke. The European Cooperative Acute Stroke Study (ECASS)”, JAMA, 274, pp. 1017-1025.
21.    Nguyễn Viết Thụ (2009), “Đặc điểm hình ảnh và vai trò chụp cắt lớp vi tính tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não hệ cảnh trong trên cắt lớp vi tính đa dãy”, Luận văn Thạc sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
22.    Peter S, Peter DS, Ernst K, Kali K, Jochen BF, et al (2004), “Comparison of perfusion computed tomography and computed tomography angiography source images with perfusion-weighted imaging and diffusion-weighted imaging in patients with acute stroke of less than 6 hours’duration”, Stroke, 35, pp. 1652-1658.
23.    Katayoun Vahedi, Eric Vicaut, Joaquim Mateo, et al (2007), “Sequential-Design, Multicenter, Randomized, Controlled Trial of Early Decompreeive Craniectomy in Malignant Middle Cerebral Artery Infarction (DECIMAL Trial)”, Stroke, 38, pp. 2506-2517.
24.    Delapaz R.L, Mohr J.P (1998), “Magnetic Resonance Scanning”, Stroke, 227-256.
25.    Rivers CS, Wardlaw JM, Armitage PA, et al (2006), “Do acute diffusion – and perfusion – weighted MRI lesion identify final infarct volume in ischemic stroke?”, Stroke, 37, pp. 98-104.
26.    Yamaguchi T, Mori E, Minematsu K, Nakagawara J, Hashi K, Saito I, et al (2006), “Alteplase at 0.6 mg/kg for Acute Ischemic Stroke Within 3 Hours of Onset : Japan Alteplase Clinical Trial (J-ACT)”, Stroke, 37, pp. 1810-1815.
27.    Kazunori Toyoda, Masatoshi Koga, Masaki Naganuma, et al (2009), “Routine Use of Intravenous Low-Dose Recombinant Tissue Plasminogen Activator in Japanese Patients : General Outcomes and Prognostic Factors From the SAMURAI Register”, Stroke, 40, pp. 3591-3595.
28.    Edward HC Wong, Alexander YL Lau, Yannie OY Soo, et al (2012), “Is stroke thrombolysis safe and efficacious in Hong Kong?”, Hong Kong Med J, 18, pp. 92-98.
29.    Nguyễn Thị Kim Liên (2013), “Hiệu quả và độ an toàn của rTPA trên bệnh nhân thiếu máu não cấp khởi phát từ 3-4,5 giờ”, Y Học TP.Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 170-176.
30.    Gobin YP, Starkman S, Duckwiler GR, et al (2004), “MERCI 1: A phase 1 study of mechanical embolus removal in cerebral ischemia”, Stroke, 35, pp. 2848-2854.
31.    Adams HP Jr, del Zoppo G, Alberts MJ, Bhatt DL, Brass L, Furlan A, et al (2007), “Guidelines for the early management of adults with ischemic stroke: a guideline from the American Heart Association/American Stroke Association Stroke Council, Clinical Cardiology Council, Cardiovascular Radiology and Intervention Council, and the Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease and Quality of Care Outcomes in Research Interdisciplinary Working Groups”, Stroke, 38, pp. 1655–1711.

32.    Kidwell CS, Liebeskind DS, Starkman S, Saver JL (2001), “Trends in acute ischemic stroke trials through the 20th century”, Stroke, 32, pp. 1349–1359.
33.    Christian Berger, Marco Fiorelli, Thorsten Steiner, et al (2001), “Hemorrhagic Transformation of Ischemic Brain Tissue : Asymptomatic or Symptomatic?”, Stroke, 32, pp. 1330-1335.
34.    NINDS rt-PA Stroke Study Group (1995), “Tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke”, NEJM, 333, pp. 1581-1587.
35.    Nguyễn Huy Thắng (2012), “Điều trị thuốc tiêu sợi huyết rTPA đường tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầu”, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,Thành phố Hồ Chí Minh.
36.    Jyoji Nakagawara, Kazuo Minematsu, Yasushi Okada, et al (2010), “Thrombolysis With 0.6mg/kg Intravenous Alteplase for Acute Ischemic Stroke in Routine Clinical Practice : The Japan post-Marketing Alteplase Registration Study (J-MARS)”, Stroke, 41, pp. 1984-1989.
37.    Amer Alshekhlee, Afshin Mohammadi, Sonal Melita, et al (2010), “Is Thrombolysis Safe in the Elderly? : Analysis of a National Database”, Stroke, 41, pp. 2259-2264.
38.    Hakan Sarikaya, Marcel Arnold, Stefan T. Engelter, et al (2011), “Intravenous Thromboysis in Nonagenarians With Ischemic Stroke”, Stroke, 42, pp. 1967-1970.
39.    Pundik S, Mc Williams-Dunnigan L, Blackham K.L, et al (2008), “Older age does not increase risk of hemorrhagic complications after intravenous and/or intra-arterial thrombolysis for acute stroke”, Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 17(5), pp. 266-272.
40.    Gary A. Ford, Niaz Ahmed, Elsa Azevedo, et al (2010), “Intravenous Alteplase for Stroke in Those Older Than 80 Years Old”, stroke, 41, pp. 2568-2574.
41.    David M.Kent, Lori Lyn Price, Peter Ringleb, et al (2005), “Sex-Based Differences in Response to Recombinant Tissue Plasminogen Activator in Acute Ischemic Stroke : A pooled Analysis of Randomized Clinical Trials”, Stroke, 36, pp. 62-65.
42.    Marcel Arnold, Liliane Kappeler, Krassen Nedeltchev, et al (2007), “Recanalization and Outcome After Intra-Arterial Thrombolysis in Middle Cerebral Artery and Internal Carotid Artery Occlusion: Does Sex Matter?”, Stroke, 38, pp. 1281-1285.
43.    Nguyễn Hoàng Hải (2001), “Nghiên cứu chẩn đoán nhồi máu não động mạch não giữa điều trị tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn Thạc sĩ y hoc Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
44.    Trương Thanh Thủy (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và nguyên nhân nhồi máu động mạch não giữa”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
45.    Heinsius T., Bogousslavsky J., Van Melle G (1998), “Large Infarcts in the Middle cerebral artery territory”, Neurology, 50, pp. 314-350.
46.    Dirks M, Niessen L.W, Koudstaal P.J, et al (2011), “Promoting thrombolysis in acute ischemic stroke”, Stroke, 42, pp. 1325-1330.
47.    Yamaguchi T, Mori E, Minematsu K, Nakagawara J, Hashi K, Saito I, et al (2006), “Alteplase at 0.6 mg/kg for Acute Ischemic Stroke Within 3 Hours of Onset: Japan Alteplase Clinical Trial (J-ACT)”, Stroke, 37(7), pp. 1810-1815.
48.    Henrik Stig Jorgensen, Hirofumi Nakayama, Jakob Reith, et al (1996), “Acute stroke With Atrial Fibrillation: The Copenhagen Stroke Study”, Stroke, 27, pp. 1765-1769.
49.    Nuno Mendonca, David Rodriguez-Luna, Marta Rubiera, et al (2012), “Predictors of Tissue-Type Plasminogen Activator Nonresponders According to Location of Vessel Occlusion”, Stroke, 43, pp. 417-421.
50.    Ueda Shinsuke, Kazuhiko Fujitsu, Shigeo Inomori, et al (1992), Stroke, 23, pp. 1761-1766.
51.    Nakashima T, Toyoda K, Koga M, et al (2009), “Aterial occlusion sites on magnetic resonance angiography influence the efficacy of intravenous low-dow (0.6 mg/kg) alteplase therapy for ischaemic stroke”, Int J Stroke, 4, pp. 425-431.
52.    Alexandrov A.V, Grotta J.C (2002), “Arterial reocclusion in stroke patients treated with intravenous tissue plasminogen activator”, Neurology, 59(6), pp. 862-867.
53.    Wunderlich M.T, Goertler M, Poster T, et al (2007), “Recanalization after intravenous thrombolysis: does a recanalization time window exist?”, Neurology, 68, pp. 1364-1368.
54.    Marta Rubiera, Jose Alvarez-Sabin, Marc Ribo, et al (2005), “Predictors of Early Arterial Reocclusion After Tissue Plasminogen Activator-Induced Recanalization in Acute Ischemic Stroke”, Stroke, 36, pp. 1452-1456.
55.    Ioan-Paul Muresan, Pascal Favrole, Pierre Levy, et al (2010), “Very Early Neurologic Improvement After Intravenous Thrombolysis”, Arch Neurol, 67(11), pp. 1323-1328.
56.    Carlos A. Molina, Jose Alvarez-Sabin, Joan Montaner, et al (2002), “Thrombolysis-Related Hemorrhagic Infarction : A Marker of Early Reperfusion, Reduced Infarct Size, and Improved Outcome in Patients With Proximal Middle Cerebral Artery Occlusion”, Stroke, 33, pp. 1551-1556.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ:     1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. GIẢI PHẪU TƯỚI MÁU ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA     3
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHỒI MÁU NÃO DO TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA    4
1.3.VAI TRÒ CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA.    6
1.3.1.Vai trò của của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não.    6
1.3.2. Vai trò Chụp cộng hưởng (CHT) sọ não    8
1.4. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA    10
1.4.1. Điều trị nội khoa chung    11
1.4.2. Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch    11
1.4.3. Thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch    15
1.4.4. Các biện pháp can thiệp nội mạch    15
1.4.5. Phẫu thuật mở hộp sọ giảm áp    16
1.4.6. Các biện pháp điều trị bảo vệ tế bào não và dự phòng cấp hai    16
1.5. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUỐC TIÊU HUYẾT KHỐI ĐƯỜNG TĨNH MẠCH    17
1.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả dựa vào lâm sàng    17
1.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả dựa vào hình ảnh học    17
1.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá biến chứng chảy máu trong sọ liên quan đến điều trị thuốc tiêu sợi huyết    18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  NGHIÊN CỨU    20
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    20
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    23
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu    23
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu    24
2.3.5. Các bước tiến hành    24
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU    29
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    30
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU    30
3.1.1. Tuổi và giới tính    30
3.1.2 Tiền sử bệnh tật    31
3.1.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trước khi điều trị    32
3.1.4 Thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ não đến lúc vào viện và từ lúc khởi phát đột quỵ não đến lúc điều trị    33
3.1.5 Vị trí tổn thương trước khi dùng thuốc tiêu sợi huyết    34
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    35
3.2.1 Thay đổi thang điểm NIHSS ở thời điểm một giờ sau điều trị tiêu sợi huyết    35
3.2.2 Hiệu quả tái thông mạch máu sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết    37
3.2.3 Hiệu quả hồi phục lâm sàng sau ba tháng    38
3.2.4. Các yếu tố liên quan đến mức độ phục hồi thần kinh sau ba tháng    39
3.3. CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ    44
3.3.1. Biến chứng chảy máu trong sọ    44
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến biến chứng chảy máu trong sọ sau điều trị tiêu sợi huyết    45
3.3.3. Thay đổi về nước tiểu sau sử dụng thuốc tiêu sợi huyết    47
3.3.4 Các biến chứng khác trên lâm sàng    47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    48
4.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU    48
4.1.1. Tuổi và giới    48
4.1.2. Tiền sử bệnh tật    50
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trước khi điều trị    51
4.1.4. Thời gian điều trị    53
4.1.5. Vị trí tổn thương trước khi dùng thuốc tiêu sợi huyết    54
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    54
4.2.1. Thay đổi thang điểm NIHSS ở thời điểm một giờ sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết    54
4.2.2. Hiệu quả tái thông mạch máu sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết    55
4.2.3. Kết quả hồi phục lâm sàng sau ba tháng    56
4.2.4. Các yếu tố liên quan đến mức độ hồi phục thần kinh sau ba tháng    57
4.3. CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ    59
4.3.1. Biến chứng chảy máu trong sọ    59
4.3.2. Các biến chứng khác    61
KẾT LUẬN     62
KIẾN NGHỊ    63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1     Tuổi theo nhóm và tuổi trung bình    30
Bảng 3.2     Tiền sử bệnh tật trước khi vào viện    31
Bảng 3.3.     Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu    32
Bảng 3.4.    Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện và từ lúc khởi phát đến lúc điều trị    33
Bảng 3.5.     Thay đổi thang điểm NIHSS sau điều trị tiêu sợi huyết    35
Bảng 3.6.     Thay đổi điểm NIHSS giữa các nhóm điều trị    35
Bảng 3.7.     Mức độ thay đổi thang điểm NIHSS sau điều trị 1 giờ    36
Bảng 3.8.    Thay đổi thang điểm NIHSS trước và sau điều trị của từng nhóm    36
Bảng 3.9.     Hiệu quả tái thông mạch máu sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết    37
Bảng 3.10.    Hiệu quả tái thông mạch máu giữa các nhóm    37
Bảng 3.11.     Hiệu quả hồi phục lâm sàng sau ba tháng    38
Bảng 3.12.    Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, tiền sử bệnh với mức độ phục hồi thần kinh(mRS) sau ba tháng    39
Bảng 3.13.    Liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị với mức độ hồi phục thần kinh(mRS) sau ba tháng    40
Bảng 3.14.     Liên quan giữa mức độ giảm điểm NIHSS ≥ 4 ở thời điểm một giờ sau điều trị với mức độ hồi phục thần kinh (mRS) sau ba tháng    42
Bảng 3.15.    Liên quan tái thông mạch máu với mức độ hồi phục thần kinh    43
        (mRS) sau ba tháng    43
Bảng 3.16.    Liên quan giữa biến chứng chảy máu não với mức độ hồi phục thần kinh( mRS)  sau ba tháng    43
Bảng 3.17.    Các thể xuất huyết    44
Bảng 3.18.     Liên quan giữa thời gian điều trị với biến chứng chảy máu trong sọ sau điều trị tiêu sợi huyết    45
Bảng 3.19.     Liên quan giữa tái thông mạch máu với biến chứng chảy máu trong sọ sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết    46
Bảng 3.20.     Các biến chứng khác trên lâm sàng    47
Bảng 4.1.     Mức độ hồi phục thần kinh sau ba tháng giữa các nghiên cứu    56
Bảng 4.2.     Tỷ lệ biến chứng chảy máu trong sọ có triệu chứng giữa các nghiên cứu    60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Tỷ lệ mắc bệnh theo giới    31
Biểu đồ 3.2.     Các vị trí tổn thương của mạch máu    34
Biểu đồ 3.3.         Liên quan giữa thời gian điều trị với mức độ hồi phục thần kinh sau ba tháng    41
Biểu đồ 3.4.     Tỷ lệ biến chứng chảy máu trong sọ    44
Biểu đồ 3.5.        Thay đổi nước tiểu sau sử dụng thuốc tiêu sợi huyết    47

 DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:     Động mạch não giữa và các đoạn chính     3
Hình 1.2:     Dấu hiệu tăng đậm (A) và dấu hiệu điểm chấm ( B)     7
Hình 1.3:     Hình ảnh tắc động mạch não giữa bên phải trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não (A) và phim chụp cộng hưởng từ sọ não (B)     9
Hình 1.4:     Hình ảnh các mức độ tái thông mạch máu theo tiêu chuẩn của Mori dựa trên phim chụp cộng hưởng từ mạch máu    18
Hinh1.5:     Hình ảnh các thể chảy máu trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não    19

Leave a Comment