ĐÁNH GIÁ HIỆU BÀI THUỐC SÂM TÔ ẨM ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NHIỄM COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU
ĐÁNH GIÁ HIỆU BÀI THUỐC SÂM TÔ ẨM ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NHIỄM COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU
Phùng Văn Thanh1, Trịnh Thị Diệu Thường
Mục tiêu: Nghiên cứu nhắm đến việc đánh giá hiệu quả cải thiện tiên lượng trên người bệnh mắc COVID-19 mức độ nhẹ bằng cách so sánh tỷ lệ chuyển nặng và tỷ lệ tử vong giữa nhóm sử dụng bài thuốc Sâm tô ẩm kết hợp với điều trị tiêu chuẩn với nhóm chỉ nhận được điều trị tiêu chuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 2 nhóm bao gồm nhóm phơi nhiễm (sử dụng bài thuốc Sâm tô ẩm kết hợp với chăm sóc tiêu chuẩn, STA+SOC, N=210) và nhóm không phơi nhiêm (điều trị tiêu chuẩn, SOC, N=210). Ở nhóm phơi nhiễm, người bệnh nhận được điều trị mỗi ngày 1 thang thuốc Sâm tô ẩm (chia thành 2 lần uống/ngày) trong 7 ngày liên tiếp. Tỷ lệ chuyển nặng và tỷ lệ tử vong được theo dõi liên tục trong vòng 14 ngày hoặc cho đến khi hồi phục đối với người bệnh chuyển nặng. Kết quả: Tỷ lệ chuyển nặng ở nhóm STA+SOC là 3,33% thấp hơn đáng kể so với nhóm SOC là 11,90% với RR = 0,28 (KTC 95%, 0,12 – 0,63), sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Không ghi nhận ca tử vong ở cả 2 nhóm. Kết luận: Phối hợp bài thuốc Sâm tô ẩm với chăm sóc tiêu chuẩn mang giúp cải thiện tiên lượng người bệnh nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ.
Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19). Người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong (1).Đối với Y học hiện đại, phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh (1). Các thuốc kháng virus có nhiều tác dụng phụ, khó triển khai thực hiện và giá thành rất cao.Trong khi đó, theo YHCT, COVID-19 được quy vào phạm vi “Ôn bệnh”. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện lâm sàng do sự tương tranh giữa Vệ khí và yếu tố ngoại tà gây bệnh (2). YHCT đóng một vai trò không thể thiếu trong việc quản lý dịch bệnh và đã được áp dụng trong điều trị bệnh COVID-19 tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (2). Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4539/QĐ-BYT ngày 25/09/2021 “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19” (2). Trong đó, Bài thuốc Sâm tô ẩm với tác dụng vừa công tà vừa bồi bổ chính khí được chỉ định trong điều trị người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ; chủ yếu là lúc ôn dịch mới bắt đầu xâm phạm vào Phế vệ. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về vấn đề này. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu nhắm đến việc so sánh tỷ lệ chuyển nặng và tỷ lệ tử vong của nhóm được sử dụng bài thuốc Sâmtô ẩm kết hợp chăm sóc tiêu chuẩn so với nhóm chỉ nhận được chăm sóc tiêu chuẩn
Nguồn: https://luanvanyhoc.com