Đánh giá hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, tỷ lệ mắc cả đời là 15% trong dân chúng và tỷ lệ này ở nữ có thể lên đến 25% . Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới 5% dân số mắc trầm cảm và đây là nguyên nhân gây suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội thứ hai sau các bệnh lý về tim mạch. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có trên 2,1 tỷ người, chiếm 32% dân số thế giới, nhưng có trên 36,5 triệu người đang bị trầm cảm (chiếm 54% số người trầm cảm trên thế giới) và hầu hết trong số họ không nhận thức đầy đủ về bệnh trầm cảm đồng thời không nhận được sự điều trị phù hợp. Theo WHO, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm được điều trị thỏa đáng ở các cơ sở tâm thần. Trầm cảm được biẻu hiện bằng rất nhiều triệu chứng cơ thể, sinh học, chính vì vậy bệnh nhân trầm cảm thường đến với các cơ sở đa khoa, các chuyên khoa khác trước khi đến với chuyên khoa tâm thần [1]
Bên cạnh đó có sự khác nhau về văn hóa, xã hội cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Kiến thức và thái độ về trầm cảm cũng rất khác nhau giữa các nước và các nền văn hóa.. Nghiên cứu thực hiện tại nhiều nước đã cho thấy rằng người dân thực sự ít có kiến thức và có thái độ tiêu cực đối với trầm cảm cũng như với những phương pháp điều trị bệnh này .Sự thiếu kiến thức và thái độ tiêu cực có thể gây trở ngại cho việc tiếp cận với y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. Nhưng cho đến nay chưa có những nghiên cứu so sánh giữa các nước về hiểu biết và thái độ với trầm cảm, đặc biệt ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy, dưới sự hợp tác và tài trợ của trường đại học Sydney, Dự án “Làm giảm gánh nặng kinh tế và xã hội của trầm cảm ơ châu Á Thái Bình Dương” đã được triển khai bằng việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể” tại các nước trong khu vực. Tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu sau:
Phân tích hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Lý thuyết về trầm cảm
1.1.1. Lịch sử về trầm cảm
1.1.2. Dịch tễ học của trầm cảm
1.1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm
1.2. Khái niêm và đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
1.2.1. Chẩn đoán trầm cảm
1.2.2. Điều trị trầm cảm
1.3. Tình hình nghiên cứu về hiểu biết, thái đô đối với trầm cảm và điều trị.
1.3.1. Trên thế giới
1.3.2. Việt nam
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Chọn đối trượng nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Các bước tiến hành
2.2.4. Công cụ đánh giá
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
2. 4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.5. Tính khả thi và đạo đức nghiên cứu
2.5.1. Tính khả thi
2.5.2. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
2.6. Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.2 Nhận thức về nguyên nhân chính của tử vong hoặc loạn hoạt năng
3.3. Hiểu biết và thái đô đối với trầm cảm và điều trị trầm cảm
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.2. Nhận thức về nguyên nhân chính của tử vong hoặc loạn hoạt năng
4.3. Hiểu biết và thái đô đối với trầm cảm và điều trị trầm cảm
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
5.2. Nhận thức về nguyên nhân chính của tử vong hoặc loạn hoạt năng:..
5.3. Hiểu biết và thái độ với trầm cảm và việc điều trị trầm cảm:
KIẾN NGHỊ
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích