Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinin-piperaquin điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquin điều trị Plasmodium vivax

Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinin-piperaquin điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquin điều trị Plasmodium vivax

Luận án Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinin-piperaquin điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquin điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung-Tây Nguyên (2011-2012).Hơn một thập niên qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ quan trọng chống lại căn bệnh sốt rét-vốn dĩ từ lâu được xem là “vua của các bệnh” bởi sự tổng hòa các triệu chứng và biến chứng của nhiều bệnh nội khoa và truyền nhiễm khác nhau. Kể từ năm 2000, tử vong do sốt rét đã giảm hơn 25%. Với gần 100 quốc gia có sốt rét lưu hành đang tiếp cận dần đến mục tiêu của Hội đồng Y tế thế giới 2015 về giảm tỷ lệ mắc mới hơn 75% [109]. Dù đã có sự can thiệp tích cực của biện pháp phòng chống vector, song hành cùng chẩn đoán và điều trị thuốc hiệu quả nhưng sốt rét vẫn cướp đi sinh mạng 660.000 người trên toàn thế giới, chủ yếu là trẻ em nhỏ và phụ nữ mang thai ở vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi [109]. Mỗi năm hơn 200 triệu ca mắc mới xảy ra. Đồng thời, các dẫn liệu gần đây cho thấy nhiều thách thức và có nguy cơ đe dọa các thành quả do tình trạng côn trùng kháng hóa chất và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc [114].

Thành quả các chiến lược phòng chống sốt rét đạt được không thể không kể đến tác dụng của thuốc sốt rét, nên công tác giám sát thường quy tình hình nhạy kháng thuốc là một trong những điểm then chốt làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tình trạng Plasmodium falciparum đa kháng thuốc lan rộng nghiêm trọng trên thế giới và khu vực Tây Thái Bình Dương là một trở ngại kỹ thuật cho việc lựa chọn thuốc[107]. Hiện tượng kháng artemisinin và artesunatee tại khu vực biên giới Thái Lan-Campuchia trong 5 năm qua [110] như thể cảnh báo sớm chúng ta đang mất dần vũ khí tối ưu nhất chống lại ký sinh trùng. Việt Nam chia sẻ một dải biên giới với Campuchia, Plasmodium falciparum đã kháng cao với chloroquin, fansidar, mefloquin và giảm đáp ứng với nhiều loại thuốc hiện dùng, kể cả nhóm thuốc phối hợp ACTs [110].
Vấn đề đánh giá đáp ứng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum với một số thuốc sốt rét hiện đang sử dụng và thử nghiệm thuốc sốt rét mới là một yêu cầu cần thiết, nhất là theo dõi đáp ứng chủng Plasmodium falciparum tại một số vùng sốt rét lưu hành nặng, phát hiện sớm tình trạng và diễn tiến kháng. Mặc dù, artemisinin và dẫn xuất ra đời và đưa vào áp dụng đã giúp chống đa kháng do Plasmodium falciparum từ những năm 1990, song nhược điểm lớn nhất là tái phát sớm sau điều trị cao cũng như giảm nhạy trên in vitro, cùng với một số ca thất bại trên lâm sàng [3],[5],[15]. Đứng trước các dấu cảnh báo, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia nên dùng sang phác đồ phối hợp có artemisinin (ACTs). Thuốc phối hợp dihydroartemisinin + piperaquin phosphat được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc sốt rét thiết yếu từ năm 2007 tại Việt Nam, đến nay thời gian trên 5 năm và xuất hiện kháng tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung-Tây Nguyên. Trước viễn cảnh kháng thuốc và giảm nhạy artemisinin và phối hợp tại các khu vực biên giới Campuchia, Thái Lan, Myanmar (WHO, 2011) thì việc một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu lực thuốc phối hợp này với sốt rét Plasmodium falciparum là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, thuốc chloroquin từ lâu đã sử dụng tại Việt Nam với đa mục đích như dự phòng, cấp tự điều trị và điều trị sốt rét cả Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax trong thời gian gần 60 năm, dù hiện tại chưa có báo cáo kháng chloroquin do Plasmodium vivax tại miền Trung-Tây Nguyên, song nhiều nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á đã cho thấy nhiều tỷ lệ kháng khác nhau. Do vậy, việc đánh giá hiệu lực các phác đồ thuốc trên bệnh nhân sốt rét chưa biến chứng do Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax là rất cần thiết, đồng thời nhận định thực chất diễn biến kháng thuốc do hai loài ký sinh trùng này, góp phần bổ sung dữ liệu và đề xuất các phác đồ điều trị sốt rét phù hợp với thực tế, làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thuốc sốt rét ở Việt Nam trong tương lai.
Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinin – piperaquin điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquin điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung-Tây Nguyên (2011-2012)” được tiến hành với hai mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu lực phác đồ dihydroartemisinin – piperraquin phosphat trong điều trị bệnh nhân sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng.
2. Đánh giá hiệu lực phác đồ chloroquin phosphat trong điều trị bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax;

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1. Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Văn Hường, Bùi Quang Phúc, Ngô Việt Thành, Huỳnh Hồng Quang, Dương Công Thịnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Hùng (2011), “Hiệu lực điều trị một số thuốc sốt rét đối với P. falciparum 2005-2010”. Công trình khoa học. Báo cáo tại Hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 38, tập 1-Bệnh sốt rét, NXB Y học, Hà Nội 2011, trang 95-103

2. Bùi Quang Phúc, Tạ Thị Tĩnh, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Hiệu lực điều trị của phác đồ artesunate đơn thuần và dihydroartemisinine-piperaquine phosphate đối với sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng năm 2012”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên đề ký sinh trùng, ISSN 1859-1779, Phụ bản của tập 17, số 1 năm 2013, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, trang 31-35

3. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Tấn Thoa (2013), “Đáp ứng của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax với phác đồ chloroquine tại 3 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, 2012”, Y học TP. Hồ Chí Minh, ISSN 1859-1779, tập 17, phụ bản số 1-2013, 74-79.

4. Tạ Thị Tĩnh, Bùi Quang Phúc, Huỳnh Hồng Quang, Vũ Văn Thái, Nguyễn Văn Hường, Lê Thành Đồng, Phùng Đức Thuận, Nông Thị Tiến, Ngô Việt Thành, Nguyễn Mạnh Hùng (2013). Hiệu lực của một số thuốc sốt rét có thành phần là dẫn chất của artemisinin (ACTs) trong điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại một số vùng sốt rét lưu hành giai đoạn 2005-2012. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, ISSN 0868-3735, số 6-2013, trang 90-96.

5. Huynh Hong Quang, Trieu Nguyen Trung, Ta Thi Tinh, Nguyen Van Chuong et al., (2013), Conventional and nouvel antimalarial drug efficacy: A review over the last decade (2001-2011) in Central highland, Vietnam. Journal for malaria and parasitic disease control, vol. 5-2013, ISSN 0868-3735, pp.48-58

6. Bui Quang Phuc, Huynh Hong Quang, Tran Thanh Duong et al., (2013). Efficacy and safety of oral artesunate and dihydroartemisinin-piperaquine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Binh Thuan, Ninh Thuan, Daklak and Gia Lai provinces, Vietnam 2011-2012. Journal for malaria and parasitic disease control, vol. 5-2013, ISSN 0868-3735, pp.84-89.

7. Huynh Hong Quang, T. Trieu, Chuong. N, G. Li, Y. Song (2013). Efficacy of artemisinin-based combination therapies in the treatment for uncomlicated falciaprum malaria – Central Vietnam, 2007-2011. The 7th TEPHINET Biregional scientific conference, advanced public health for country development, Danang, Vietnam 12-14 Nov.2013 p.79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Quyết định số 4605/QĐ-BYT, ngày 24 tháng 11 năm 2009.

2. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Quyết định số 3232/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 8 năm 2013.

3. Bùi Đại (2000), “Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc”, Bệnh sốt rét – Bệnh học, Lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản y học, 2000, tr.44-77.

4. Đoàn Hạnh Nhân, Nông Thị Tiến, Trần Thị Uyên, Trần Quốc Toàn và cs., (2001), “Kết quả giám sát hiệu lực điều trị của thuốc sốt rét tại các vùng SRLH nặng ở Việt Nam 1998-2000”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, vol.1, 249-255.

5. Bùi Quang Phúc, Tạ Thị Tĩnh, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Hiệu lực điều trị của phác đồ artesunate đơn thuần và dihydroartemisinin – piperaquine phosphate đối với sốt rét Plasmodium falciparum chưa biến chứng năm 2012”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 3, 2012, chuyên đề y tế công cộng, tr. 31-35.

6. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Tấn Thoa (2008), “Đánh giá hiệu lực tái nhạy của phác đồ chloroquine trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do Plasmodium falciparum tại vùng sốt rét lưu hành, miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam (2005-2007)”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, vol.12 – phụ bản số 4: 19-27

7. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Tấn Thoa, Cao Văn Ảnh và Triệu Nguyên Trung (2009), “Đánh gía hiệu lực tái nhạy và hiệu lực tích lũy phác đồ chloroquine trên bệnh nhân sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum và P. vivax tại vùng SRLH miền Trung – Tây Nguyên, 2005-2007”, Tạp chí Y dược học quân sự, ISSN 1859-1655, số CĐ 1/2009, trang 12-19.

8. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Phú Cường (2011), “Nhân một trường hợp sốt rét ác tính do Plasmodium vivax tại Đăk Lăk: Tổng hợp thông tin và cập nhật y văn thế giới”, Tạp chí Y học thực hành, ISSN 1859-1663, trang 193-199.

9. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Hồ Văn Hoàng và cs., (2012), “So sánh hiệu lực phác đồ thuốc dihydroartemisinine – piperaquine phosphate với chloroquine trong điều trị sốt rét do Plasmodium vivax, 2011”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 3, chuyên đề Y tế công cộng, tr. 199-205.

10. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương và cs., (2013), “Sốt rét ác tính do Plasmodium vivax: Báo cáo ca bệnh tại Bình Định và tổng hợp y văn thế giới”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 1, 2013; 50-56.

11. Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Tấn Thoa (2013), “Đáp ứng của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax với phác đồ chloroquine tại ba tỉnh miền Trung – Tây Nguyên 2012”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 1, 2013; 74-79.

12. Phạm Văn Thân, Huỳnh Hồng Quang (2010), “Sốt rét đe dọa sức khỏe, tính mạng phụ nữ mang thai và trẻ em”. Tạp chí Y dược học quân sự, số 4/ 2010, Vol. 35: 63-72, ISSN 1859-0748.

13. Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Văn Hường, Bùi Quang Phúc, Ngô Việt Thành, Huỳnh Hồng Quang, Dương Công Thịnh, Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Hiệu lực điều trị một số thuốc sốt rét đối với Plasmodium falciparum giai đoạn 2005-2010”, Công trình NCKH. Báo cáo Hội nghị KST toàn quốc lần thứ 38, tập 1 – Bệnh sốt rét, NXB Y học, Hà Nội, 2011, trang 95-103

14. Triệu Nguyên Trung, Huỳnh Hồng Quang, Li Guoqiao và cs., (2008), “Đánh giá hiệu lực các thuốc ACTs trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum tại các vùng sốt rét lưu hành, miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam (2004-2008)”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Vol.12 – phụ bản số 4: 28-34.

15. Triệu Nguyên Trung, Đặng Văn Phúc và cs., (2005), “Đánh giá KSTSR kháng thuốc và hiệu lực phác đồ điều trị tại hai điểm sốt rét lưu hành nặng ở miền Trung-Tây Nguyên, 2003-2004”, KYCTNCKH Viện sốt rét- KST- CT Quy Nhơn, 2001-2006. tr.165-164

16. Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Ngọc San, Đặng Văn Phúc, Nguyễn Quốc Típ, Huỳnh Hồng Quang và cs., (2000), “Diễn biến ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc và hiệu lực các phác đồ điều trị ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, 1996-2000”, KYCTNCKH Viện sốt rét- KST- CT Quy Nhơn, 1996-2000. tr. 47-58

17. Triệu Nguyên Trung, Đặng Văn Phúc, Nguyễn Tấn Thoa và cs., (2006), “Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu lực thuốc phối hợp Dihydroartemisinine + Piperaquine (Artekin) và Artemisinine + Piperaquine (Artequick) trong điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại Việt Nam”, KYCTNCKH Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, 2001-2006.tr. 166-175.

18. Triệu Nguyên Trung, Huỳnh Hồng Quang, Li Guoqiao và cs., (2008), “Đánh giá hiệu lực các thuốc phối hợp có gốc artemisinine (ACTs) trong điều trị sốt rét do P. falciparum chưa biến chứng tại vùng SRLH, miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam (2004-2008)”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, Vol.12-supplement, số 4: 28-34.

19. Triệu Nguyên Trung, Huỳnh Hồng Quang và cs., (2011), “Hiệu lực thuốc sốt rét phối hợp Arterakine và Artequick-primaquine trong điều trị sốt rét P. falciparum chưa biến chứng: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thăm dò liều tại Gia Lai, 2010”, Tạp chí y học thực hành, ISSN 1859-1663, vol. 796-2011: 125-133

Leave a Comment