ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Hải1,, Hồ Thị Kim Thanh
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của tập luyện ở người cao tuổi mắc Hội chứng dễ bị tổn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đối chứng ngẫu nhiên tại Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai từ tháng 9/2021 đến tháng 11/2022.  Tổng số 60 bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng dễ bị tổn thương được thu nhận trong nghiên cứu, tuổi trung bình là 81,35 ± 7,82. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm tương đồng, phân tầng ngẫu nhiên: (1) 30 bệnh nhân được can thiệp tập luyện theo bài tập của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, (2) 30 bệnh nhân trong nhóm chứng được chăm sóc tiêu chuẩn theo chế độ dinh dưỡng thông thường và điều trị bệnh lý nền/bệnh kèm theo. Các triệu chứng của hội chứng dễ bị tổn thương, chất lượng cuộc sống…được đánh giá sau 4 tháng tập luyện. Kết quả: tại thời điểm 4 tháng sau luyện tập (T4), cơ lực ở nhóm có luyện tập cao hơn nhóm không luyện tập với điểm số trung bình lần lượt là 14,9 ± 8,6 và 11,0 ± 5,8; tốc độ đi bộ ở nhóm có luyện tập nhanh hơn nhóm không luyện tập với điểm số trung bình lần lượt là 8,66 ± 5,84 (s) và 11,69 ± 6,59 (s); điểm đánh giá sức bền và năng lượng, hoạt động thể lực, chất lượng cuộc sống ở nhóm tập luyện tăng so với nhóm không được can thiệp tập luyện. Kết luận: can thiệp hoạt động thể chất trong bài tập cho thấy hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, có thể làm đảo ngược tình trạng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi.

HCDBTT (Frailty  Syndrom)  làhội chứnglâm sàng thường gặp trên người cao tuổi1. Theo  sốliệu   của   UNFPA   (United   Nations   Population Fund)2, năm 2017 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”, tỷlệngười  cao  tuổi ước tính gia tăng từ11,78% năm 2019 lên 26% năm 20492,3. Như vậy, lão hóa khỏe mạnh là vô cùng quan trọng vì giúp phát triển và duy trì khả năng hoạt động để mang lại sức khỏe cho người cao tuổi. Tác động của vận động và tập luyện đối với người cao tuổi là cực kỳ quan trọng, vì làm tăng khả năng kéo dài tuổi thọ, đồng thời giúp chất lượng cuộc sống cải thiện tối đa 3. Rối loạn  chức  năng  và  HCDBTT  có  thể  được  điều chỉnh bằng cách tập thể dục cũng như hoạt động thể chất. Như vậy,  HCDBTT là quá trình có thể đảo  ngược  được  thông  qua  phục  hồi  về  hoạt động thể chất. Do đó, chẩn đoán và can thiệp sớm có thể dự phòng, ngăn ngừa các biến chứng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment