Đánh giá hiệu quả can thiệp vật lý trị liệu cho bệnh nhân đau dây thân kinh tọa tại khoa phục hồi chức năng
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THÂN KINH TỌA TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
PHẠM THỊ NHUYÊN Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
TÓM TẮT:
Đau thần kinh tọa là một bệnh thường gặp trong bệnh lý thần kinh, thường dẫn đến vận động khó khăn gây cản trở sinh hoạt hằng ngày [3], [4].
Nghiên cứu can thiệp 25 bệnh nhân (BN) đau dây thần kinh tọa (DTKT) tại khoa Phục hồi chức năng (PHCN) – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương (BV ĐKHD) năm 2012, trong đó tỷ lệ nam (52%) cao hơn nữ (48%). Hầu hết BN ≥ 30 tuổi (88%) và < 30 tuổi (12%). Nguyên nhân gây bệnh do thoát vị đĩa đệm (56%) và thoái hóa cột sống (44%). Tính chất đau của BN, được phân loại: đau nhiều (60%), đau theo kiểu rễ S1(52%): đau bắt đầu từ mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và 2/3 ngoài gan chân. Kết quả thăm khám thực thể, phát hiện: nghiệm pháp Lassague ≤ 60o (76%), dấu hiệu “bấm chuông”(+) (80%), valliex (+) (80%), Bonnet (+) (88%), tê bì (84%), teo cơ (48%), cong vẹo cột sống (44%). Ngoài ra, đau DTKT còn gây khó khăn trong di chuyển (60%) và thực hiện chức năng sinh hoạt hằng ngày (56%). Sau can thiệp bằng các kỹ thuật VLTL (hồng ngoại, xoa bóp, vận động, điện phân, siêu âm, sóng ngắn và kéo giãn) trong thời gian 30 ngày, hầu hết BN được cải thiện rõ rệt.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất