Đánh giá hiệu quả chống đông bằng heparin theo phác đồ của Hệ thống Y tế viện trường Texas (UMC) trong kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể
Tên đề tài luận án: Đánh giá hiệu quả chống đông bằng heparin theo phác đồ của Hệ thống Y tế viện trường Texas (UMC) trong kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể
Chuyên ngành: Gây mê hồi sức
Mã số: 9720102
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Đăng Thuần
Họ và tên Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Đào Xuân Cơ
2. PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được hiệu quả chống đông bằng heparin theo phác đồ của Hệ thống Y tế viện trường Texas ở bệnh nhân ECMO:
Hiệu quả điều chỉnh xét nghiệm đông máu: xét nghiệm ACT, APTT của bệnh nhân được duy trì ổn định trong khoảng mục tiêu điều trị với tỉ lệ xét nghiệm ACT đạt đích điều trị cao (74,4%)
Hiệu quả chống đông màng ECMO: không có bệnh nhân nào bị tắc màng
Tỉ lệ bệnh nhân có huyết khối (8,75%) và DIC (21,3%) thấp
Có thể áp dụng phác đồ chống đông ở nhiều nhóm bệnh nhân với các chỉ định ECMO khác nhau
Tỷ lệ gặp các biến chứng khi áp dụng phác đồ thấp:
Tỉ lệ biến chứng chảy máu là 55%; tuy nhiên chủ yếu là chảy máu nhẹ (48,7%), chảy máu nặng là 6,3%. Chảy máu nguy hiểm như chảy máu hô hấp và chảy máu tiêu hóa chiếm tỉ lệ thấp 1,3%. Không có bệnh nhân nào tử vong do chảy máu
Tiểu cầu giảm trong quá trình ECMO tuy nhiên không có bệnh nhân nào bị giảm tiểu cầu do heparin
Đã chỉ ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu: đặt canuyn theo phương pháp phẫu thuật, phương thức VA-ECMO, sử dụng thuốc chống đông trước ECMO, bệnh nhân có DIC.
INFORMATION PAGE ON NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis title: Evaluating the anticoagulation effectiveness of heparin according to the University Medical Center Health System Protocol in extracorporeal membrane oxygenation
Major: Anesthesia and Resuscitation
Code: 9720102
Full name of PhD student: Pham Dang Thuan
Supervisors:
1. Assoc. Prof. PhD. Dao Xuan Co
2. Assoc. Prof. PhD. Le Thi Viet Hoa
Training institution: 108 Institute of Clinical Medical Sciences
Summary of new contributions of the thesis:
The study results showed the anticoagulation effectiveness of heparin according to the UMC Health System Protocol in ECMO patients:
Effectiveness of coagulation test adjustment: ACT and APTT tests of patients were maintained to be stable within the treatment target range with a high rate of ACT tests reaching the treatment target (74.4%).
ECMO anticoagulation effectiveness: no patient had the membrane occlusion.
The rate of patients with thrombosis (8.75%) and DIC (21.3%) was low.
Anticoagulation regimens can be applied in many patient groups with different ECMO indications.
The rate of complications when applying the regimen is low:
The rate of bleeding complications is 55%; however, the main bleeding is mild bleeding (48.7%), severe bleeding is 6.3%. Dangerous bleeding such as respiratory bleeding and digestive bleeding accounts for a low rate of 1.3%. No patient died due to bleeding.
Platelets decreased during ECMO, however, no patient had heparin-induced thrombocytopenia.
Several factors have been identified that increase the risk of bleeding: surgical cannulation, VA-ECMO, use of anticoagulants before ECMO, and patients with DIC.
Nguồn: benhvien108.vn