ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Phương Dung1, Võ Thị Hoa1, Trần Quỳnh Như1, Nguyễn Thị Ngọc Thuỳ1, Bùi Thị Hương Quỳnh1,2
1 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng do kết quả của phản ứng viêm mất kiểm soát đối với nhiễm khuẩn dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan. Sử dụng kháng sinh thích hợp cần thiết để đảm bảo kết quả điều trị tích cực. Mục tiêu: Khảo sát và so sánh việc sử dụng kháng sinh, tính hợp lý của kháng sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn trước và sau khi ban hành hướng dẫn kháng sinh, triển khai chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất (ASP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn được tiến hành trên bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được chọn ở 2 giai đoạn trước và sau khi triển khai ASP: giai đoạn 1 – từ tháng 01/2018 đến 6/2018 và giai đoạn 2 – từ 10/2019 đến 3/2020. Sự hợp lý của kháng sinh được đánh giá dựa trên phác đồ của Bộ Y tế năm 2015, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bệnh viện Thống Nhất năm 2019 và Sanford guide năm 2020. Kết quả: Có 213 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó 107 bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 106 bệnh nhân ở giai đoạn 2. Beta-lactam và fluoroquinolone là hai nhóm kháng sinh được chỉ định phổ biến nhất. Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh kinh nghiệm hợp lý chung tăng từ 49,5% lên 63,2% (p = 0,044). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý theo kháng sinh đồ của 2 giai đoạn lần lượt là 43,9% và 41% (p =0,752). Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị thành công là 85%. Kết luận: Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh giúp cải thiện tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Thống Nhất.
Nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng bệnh lý nặng gây tổn thương đa cơ quan, trường hợp nặng là sốc nhiễm khuẩn có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân. Dựatheo dữ liệu các báo cáo quốc tế,tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn huyết toàn cầu từ năm 1995 đến năm 2015 ở các nước thu nhập trung bình -cao là 437 trên 100.000 người mỗi năm, trong đó tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng là 26% [1]. Hiện nay, đề kháng kháng sinh đang là một trong những thách thức và mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng và là vấn đề đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Đề kháng kháng sinh làm gia tăng chi phí y tế cũng như gia tăng thất bại trong điều trị. Việc thiết lập và thực hiện các chương trình quản lý kháng sinh (Antimicrobial Stewardship Program-ASP) tại bệnh viện là cần thiết nhằm phát hiện các vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng kháng sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. Nghiên cứu đượctiến hành với mục tiêu bước đầu đánh giá vai trò của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tạiBệnh viện Thống Nhất trong việcsử dụng kháng sinh, tính hợp lý của kháng sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhiễmkhuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng:Bệnh nhân điều trị nội trú có chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu gồm có 2 giai đoạn:Giai đoạn1: từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018 (giai đoạn chưa triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh).Giai đoạn 2: từ tháng 10/2019 đến 3/2020 (triển khai chương trình quản lý kháng sinh và ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh)Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân điều trị nội trú có chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc sốcnhiễm khuẩn tại bệnh việnThống Nhất giai đoạn 1 từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018 và giai đoạn 2 từ 10/2019 đến 3/2020.Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân trốn viện, chuyển viện trong thời gian điều trị; Bệnh nhân sử dụng kháng sinh không đủ 48 giờ.Cỡ mẫu. Theo nghiên cứu của tác giảMoussavi K. và cộng sự (2016)[2]về can thiệp của dược sĩ trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ chỉ định kháng sinh kinh nghiệm hợp lý là 81%, sau khi can thiệp là 97%. Chọn p1= 0,81, p2= 0,97. Ápdụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ cho thấy cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi giai đoạn của nghiên cứu này là 59bệnh nhân.Chúng tôi lấy 107 hồ sơ bệnh án giai đoạn 1 và 106 hồ sơ bệnh án ở giai đoạn 2 thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu đưa vào nghiên cứu.Mẫu nghiên cứu được lấy thuận tiện trong 2 giai đoạn nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com