ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
Văn Toàn Nguyễn 1,, Tiến Hưng Bùi 2, Hoàng Hiệp Phan 1, Thị Phương Lê
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị liệt dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định liệt dây thanh một bên không hoàn toàn qua nội soi dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Bệnh nhân chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân, nhóm chứng được xoa bóp bấm huyệt; nhóm nghiên cứu được kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt. Thời gian điều trị 10 ngày. Kết quả: Mức cải thiện triệu chứng khàn tiếng cao hơn ở nhóm nghiên cứu (giảm từ 100% xuống 46,7% so với giảm từ 100% xuống 80%), mức cải thiện triệu chứng ho khạc đờm cao hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhóm đối chứng (giảm từ 90% xuống 13,3% so với giảm từ 63.3% xuống 13,3%). Tỉ lệ di động dây thanh tốt sau điều trị lần lượt là 93,3% ở nhóm nghiên cứu và 90% ở nhóm đối chứng. Mức cải thiện chỉ số khuyết tật giọng nói VHI ở nhóm nghiên cứu là cao so với nhóm đối chứng (30,1±10,9 điểm so với 23,7±14,6 điểm).
Liệt dây thanh (LDT) do nhiều nguyên nhân như phẫu thuật, bệnh lý ác tính, bệnh lý thần kinh, bệnh lý toàn thân và một số chưa rõ nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến hay gặp là trong phẫu thuật tuyến giáp1,2. Trong phẫu thuật cắt tuyến giáp tổn thương LDT một bên cóthể bị tổn thương tạm thời hoặc tổn thương vĩnh viễn. Theo Chiang và cộng sự: liệt tạm thời 5,1%, liệt vĩnh viễn 0,9% số bệnh nhân3. Theo tác giả Nguyễn Huy Cường và cộng sựnghiên cứu vềcác nguyên nhân gây liệt dây thanh một bên thìnguyên nhân do phẫu thuật tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao nhất4.Trên thế giới các tác giảđã áp dụng nhiều phương pháp từ luyện âm cho đến can thiệp ngoại khoa như tiêm các vật liệu vào dây thanh, nối dây thần kinh thanh quản với nhánh dây thần kinh XII, tiêm mỡ tự thân, phẫu thuật, máy kích thanh quản. Y học cổ truyền (YHCT) bằng các phương pháp không dùng thuốc có thể điều trị liệt dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp (PTTG) giúp phục hồi nhanh hơn với ưu điểm là không can thiệp sâu, hạn chế gây tổn thương, an toàn. Ở ViệtNam, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương chúng tôi đã điều trị LDT sau PTTG bằng châm cứu và xoa bóp bấm huyệt thu được nhiều kết quảkhảquan nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệthống. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giáhiệu quả của điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị liệt dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp
Nguồn: https://luanvanyhoc.com