Đánh giá hiệu quả của flixotide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em

Đánh giá hiệu quả của flixotide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em

Hen phế quản (HPQ) là bệnh lý viêm mãn tính của đường hô hấp và cơn hen cấp là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải đến khám và điều trị nhiều lần tại cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em. Hen ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành gánh nặng bệnh tật đối với gia đình, y tế và xã hội.
Trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc hen tăng rất nhanh. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6-8% ở người lớn và 10-12% lứa tuổi học đường [1], [4], [21]. Các con số này còn tiếp tục tăng, ước tính vào năm 2025 sẽ có 400 triệu người mắc hen trên thế giới. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Năng An tỷ lệ mắc hen là 5-10%, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là 11% tương đương 4 triệu người. Số người tử vong hàng năm vì hen khoảng 3000 người. Những thiệt hại do hen gây ra không chỉ là các chi phí trực tiếp cho điều trị, mà còn làm giảm khả năng    lao    động, gia    tăng    các    trường    hợp    nghỉ    học,    gây khó khăn
cho người bệnh ngay cả trong những hoạt động thể lực bình thường nhất [4], [21]. Vì vậy, việc phát hiện sớm, kiểm soát và điều trị dự phòng hen là hết sức cần thiết.
Ngày nay, nhiều công trình y học đã làm sáng tỏ thêm về cơ chế hen, đề xuất nhiều phương pháp điều trị hen và dự phòng hen hiệu quả, an toàn và thuận tiện. Từ năm 1992, chiến lược toàn cầu về phòng chống hen đã được hình thành, bổ sung và cập nhật hàng năm: Điểm mới nhất của chiến lược phòng chống hen năm 2009 là đã xây dựng được phác đồ chẩn đoán và điều trị hen cho trẻ dưới 5 tuổi. Cho dù có nhiều thuốc mới trong điều trị dự phòng hen việc sử dụng corticoid dạng hít vẫn là nền tảng của kiểm soát hen, nhất là ở trẻ em.
Ở trẻ em hen phế quản chủ yếu là hen bậc 1 và bậc 2 [50]. Theo khuyến cáo của GINA, sử dụng ICS dạng hít đơn thuần có tác dụng tốt trong kiểm soát hen mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng dùng thuốc hen nhóm LABA, là nhóm thường được khuyến cáo cho dự phòng hen nặng, khá phổ biến và lan tràn, ngay cả trẻ hen phế quản mức độ rất nhẹ.
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích:
1.    Mô tả đặc điểm trẻ HPQ đến khám và tư vấn hen tại phòng tư vấn hen ở Bệnh viện Nhi Ương.
2.     Đánh giá hiệu quả của Flixotide trong điều trị dự phòng hen phế quản.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    ĐỊNH NGHĨA    3
1.2.    DỊCH TỄ HỌC    4
1.2.1.    Tỷ lệ mắc HPQ    4
1.2.2.    Tử vong do hen phế quản    5
1.2.3.    Nguy cơ và hậu quả do HPQ gây ra    6
1.3.    CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ    7
1.3.1.    Yếu    tố bản thân    7
1.3.2.    Các yếu tố về môi trường    8
1.4.    CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA HPQ    8
1.4.1.    Viêm đường thở    8
1.4.2.    Tăng tính phản ứng phế quản    10
1.4.3.    Tái tạo lại đường thở    10
1.5.    CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN    12
1.5.1.    Chẩn đoán Hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi    12
1.5.2.    Chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi    15
1.6    CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT    16
1.7    Phân bậc hen phế quản    17
1.7.1    Phân bậc hen theo mức độ nặng nhẹ    17
1.7.2    Phân loại hen theo mức độ kiểm soát hen ở trẻ > 5    tuổi     18
1.7.3    Phân loại mức độ kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi    18
1.8.    ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG    19
1.8.1.    Mục    tiêu điều trị dự phòng HPQ    19
1.8.2.    Nội dung điều trị dự phòng HPQ    19
1.8.3.    Thuốc điều trị dự phòng     20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    27
2.1.1.    Tiêu chuẩn tuyển chọn    27
2.1.2.    Tiêu chuẩn chẩn đoán    27
2.1.3    Phân loại hen theo mức độ nặng nhẹ    29
2.1.4    Phân loại mức độ kiểm soát hen    30
2.1.5    Tiêu chuẩn loại trừ    31
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    31
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    31
2.2.2.    Phương pháp chọn mẫu    31
2.2.3.    Các chỉ số nghiên cứu    31
2.3.    KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN    33
2.4.    PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU    34
2.5.    THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1    ĐẶC ĐIỂM TRẺ HEN PHẾ QUẢN ĐẾN KHÁM VÀ    TƯ VẤN TẠI
PHÒNG TƯ VẤN HEN CỦA VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG    35
3.1.1.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới    35
3.1.2    Môi trường sống    36
3.1.3.    Tiền sử dị ứng    37
3.1.4.    Các yếu tố nghi ngờ xuất hiện triệu chứng hen    38
3.1.5.    Ảnh hưởng của hen đến cuộc sống hàng ngày    39
3.1.6    Kết quả công thức bạch cầu và IgE    40
3.1.7.    Đánh giá bậc hen theo GINA tại thời điểm nghiên cứu    40
3.1.8.    Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và bậc hen    41
3.1.9.    Liên quan giữa giới tính và bậc hen    42
3.2.    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA FLIXOTIDE TRONG DỰ PHÒNG HEN. 43
3.2.1.    Những thay đổi triệu chứng ban ngày và triệu chứng ban đêm của
hen trước và sau điều trị flixotide    43
3.2.2.    Thay đổi về nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn sau điều trị    45
3.2.3    Ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi bình thường như trẻ khác    46
3.2.4.    Đánh giá bậc hen trước và sau điều trị flixotide dự phòng    46
3.2.5.    Đánh giá mức độ kiểm soát hen sau điều trị dự phòng    47
3.2.6.    Mối liên quan giữa bậc hen tại TĐNC và mức độ kiểm soát hen sau
3 tháng    48
3.2.7.    Mối liên quan giữa bậc hen tại TĐNC và mức độ KS hen sau 6 tháng.. 49
3.2.8.    Tỷ lệ hạ bậc hen sau 3 tháng điều trị dự phòng    49
3.2.9.    Tỷ lệ hạ bậc hen sau 6 tháng điều trị dự phòng    50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    51
4.1.    ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐẾN KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI PHÒNG KHÁM HEN CỦA VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG    51
4.1.1.    Tuổi và giới    51
4.1.2.    Môi trường sống    51
4.1.3.    Tiền sử các bệnh dị ứng    52
4.1.5.    Các yếu tố nghi ngờ xuất hiện triệu chứng hen    53
4.1.6.    Ảnh hưởng của hen đến cuộc sống hàng ngày    53
4.1.7.    Công thức bạch cầu và IgE    53
4.1.8.    Đánh giá bậc hen theo GINA    54
4.1.8.    Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và bậc hen    54
4.1.9.    Liên quan giới tính và bậc hen    55
4.2    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA FLIXOTIDE TRONG DỰ PHÒNG HEN. 55
4.2.1.    Hiệu quả của thuốc trong việc cải thiện các triệu chứng    55
4.2.2.    Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn sau điều trị dự phòng    56
4.2.3.    Sự thay đổi hoạt động vui chơi bình thường của trẻ như trẻ khác.. 57
4.2.4.    Đánh giá mức độ kiểm soát hen    57
4.2.5.    Đánh giá tỷ lệ hạ bậc hen    58
KẾT LUẬN    59
KIẾN NGHỊ    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment