Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng

Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng

Luận văn Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng.Khô mắt là một tập hợp những bệnh của nước mắt và bề mặt nhãn cầu, hậu quả là gây những triệu chứng khó chịu, rối loạn thị giác và bất ổn định của phim nước mắt với tổn thương của bề mặt nhãn cầu. Bệnh thường phối hợp với sự tăng thẩm thấu của phim nước mắt và quá trình viêm nhiễm của bề mặt nhãn cầu [1], [2].

Đây là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao, tác động tới 14 – 33% dân số thế giới và khoảng 5 – 30% ở người cao tuổi [3]. Tại Mỹ có khoảng 4,91 triệu người bị khô mắt từ 50 tuổi trở lên, trong số đó có 3,23 triệu người là nữ và 1,68 triệu người là nam [4]. Khô mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội nhưng đối tượng có nguy cơ cao là nhân viên văn phòng, người già, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh [5],[ 6], [7], [8], [9].
Khô mắt gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu tại mắt như: bỏng rát, cảm giác dị vật, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng… Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các rối loạn khác nhau của bề mặt nhãn cầu như: sừng hoá kết giác mạc, viêm giác mạc sợi, xơ mạch giác mạc,…[10], [11]. Điều trị khô mắt đòi hỏi kiên trì với chi phí điều trị cao. Đây là bệnh lý làm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng sống của người bệnh. Điều trị khô mắt cần dùng các chất bôi trơn (nước mắt nhân tạo) như hydrogels, carboxymethyl, cellulose,…Các chất này có nhược điểm là không thể cung cấp đầy đủ các yếu tố phát triển và các thành phần thiết yếu như: yếu tố phát triển biểu mô (EGF), vitamin A, yếu tố phát triển thần kinh (NGF), fibronectin, insulin, các cytokine khác…như của phim nước mắt [12]. Đây là các yếu tố rất quan trọng giúp duy trì tính toàn vẹn của biểu mô bề mặt nhãn cầu nên hiệu quả điều trị khô mắt nhất là mức độ vừa và nặng chưa cao.
Người ta thấy rằng huyết thanh tự thân có những tính chất lý hoá học tương tự như phim nước mắt bình thường. Những nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng hình thái học, sự di chuyển, phân chia và biệt hoá của biểu mô bề mặt nhãn cầu được hỗ trợ bởi huyết thanh tốt hơn so với sử dụng các thuốc nhỏ mắt hoá học [13]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả của huyết thanh tự thân trong điều trị khô mắt và các tổn hại khác của bề mặt nhãn cầu,

Ở Việt Nam từ lâu đã nghiên cứu và sử dụng huyết thanh tự thân dưới dạng tiêm dưới kết mạc để điều trị bỏng mắt, loét giác mạc, khô mắt và một số bệnh lý khác của bề mặt nhãn cầu có hiệu quả, nhưng chưa có báo cáo lâm sàng công bố, phương pháp này cũng có hạn chế là khó áp dụng cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú. Gần đây đã có một vài nghiên cứu về huyết thanh tự
thân dạng tra mắt điều trị các bệnh lý bề mặt nhãn cầu cho kết quả tốt [19], [20]. Tuy nhiên quy trình chuẩn bị cũng như cách thức sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt chưa thống nhất trong các nghiên cứu vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về phim nước mắt 3
1.1.1. Cấu tạo của phim nước mắt 3
1.1.2. Sự điều hoà của phim nước mắt 5
1.2. Hội chứng khô mắt 6
1.2.1. Định nghĩa 6
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của khô mắt 6
1.2.3. Phân loại khô mắt 8
1.2.4. Chẩn đoán khô mắt 10
1.2.5. Điều trị 18
1.3. Tổng quan về huyết thanh tự thân tra mắt 21
1.3.1. Cơ sở của việc sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt 21
1.3.2. Sản xuất và sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt 23
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 30
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 31
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 32
2.3.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu 32 
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 39
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 40
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 41
3.1.3. Nghề nghiệp 41
3.1.4. Địa dư 42
3.1.5. Đặc điểm môi trường lao động 42
3.1.6. Các bệnh lý liên quan đến khô mắt 43
3.1.7. Tiền sử điều trị trước nghiên cứu 43
3.1.8. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước điều trị 45
3.2. Kết quả điều trị và tác dụng phụ 47
3.2.1. Kết quả điều trị triệu chứng cơ năng 47
3.2.2. Kết quả điều trị về thị lực 48
3.2.3. Chế tiết nước mắt sau điều trị 49
3.2.4. Tính ổn định của phim nước mắt sau điều trị 50
3.2.5. Đánh giá mức độ bắt màu của kết giác mạc sau điều trị 51
3.2.6. Tác dụng phụ của huyết thanh tự thân tra mắt 53
3.2.7. Kết quả điều trị chung sau 2 tháng 54
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị 54
3.3.1. Ảnh hưởng của tuân thủ điều trị đến kết quả điều trị 54
3.3.2. Ảnh hưởng của mức độ bệnh đến kết quả điều trị 55
3.3.3. Ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan với kết quả điều trị 56
3.3.4. Ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị 57
3.3.5. Ảnh hưởng của giới tính đến kết quả điều trị 58
3.3.6. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kết quả điều trị 59 
Chương 4: BÀN LUẬN 61
4.1. Đặc điểm bệnh nhân 61
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 61
4.1.2. Phân bố theo giới 62
4.1.3. Các đặc điểm về nghề nghiệp, địa dư, môi trường lao động, các
bệnh lý liên quan 62
4.1.4. Tiền sử điều trị trước nghiên cứu 63
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước điều trị 65
4.2. Kết quả điều trị và tác dụng phụ của thuốc 66
4.2.1. Kết quả điều trị về triệu chứng chủ quan 66
4.2.2. Sự thay đổi thị lực sau điều trị 67
4.2.3. Kết quả về chế tiết nước mắt sau điều trị 68
4.2.4. Tính ổn định của phim nước mắt sau điều trị 69
4.2.5. Điểm bắt màu kết giác mạc sau điều trị 70
4.2.6. Tác dụng phụ của huyết thanh tự thân 71
4.2.7. Kết quả chung sau 2 tháng điều trị 72
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị 73
4.3.1. Ảnh hưởng của việc tuân thủ điều trị đến kết quả điều trị 73
4.3.2. Ảnh hưởng của mức độ bệnh đến kết quả điều trị 75
4.3.3. Ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan tới kết quả điều trị 76
4.3.4. Ảnh hưởng của tuổi, giới tính, nghề nghiệp đến kết quả điều trị . 76
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. DEWS (2007), “The definition and classification of dry eye disease: report of the Definition and Classification Subcommittee of the International Dry Eye WorkShop”. The Ocular Surface. 5(2): p. 75 – 92.

2. Phạm ThịKhánh Vân(2011), “Hội chứng khô mắt”. Nhãn khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2: 95- 109.

3. DEWS (2007), “The epidemiology of dry eye disease: report of the Epidemiology Subcommittee of the international Dry Eye WorkShop”. The Ocular Surface. 5(2): p. 93 – 107.

4. Schaumberg DA, Sullivan DA, Buring JE, Dana MR (2003), “Prevalence of dry eye syndrome among US women”. Am J Ophthalmol. 136(2): p. 318–326.

5. Blehm C, Vishnu S, Khattak A, Mitra S, Yee RW(2005), “Computer vision syndrome: a review”. Surv Ophthalmol. 50: p. 253 – 262.

6. Đặng Thị Minh Tuệ (2007), Đánh giá sự chế tiết nước mắt ở những nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính. Luận văn thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Mathers WD, Lane JA, Zimmerman MB(1996), “Tear film changes associated with normal aging”. Cornea. 15: p. 229 – 234

8. Sullivan DA (2004), “Tearful relationships? Sex, hormones and aqueous – deficient dry eye”. Ocul Surf. 2: p. 92 – 123.

9. Sullivan DA (2004), “Androgen deficiency and dry eye syndromes”. Arch Soc Espanola Oftalmologia. 79: p. 49 – 50.

10. Đặng Thị Bích Thuỷ(2001), Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa khô mắt và tổn thương giác mạc chấm nông. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

11. Phạm ThịKhánh Vân(2005), “Hội chứng khô mắt”. Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu. Nhà xuất bản y học. 20 – 22.

Leave a Comment