ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY ĐA TẠNG DO SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY ĐA TẠNG DO SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nguyễn Đức Phúc1, Trần Phương1, Trịnh Xuân Nam1, Trần Văn Thảnh1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng, cận lâm sàng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 32 BN suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, được điều trị lọc máu liên tục tại khoa HSTC bệnh viện HNĐK Nghệ an từ 01/2021 đến 09/2021. Kết quả: Có 32 bệnh nhân, 23 nam, 09 nữ, tuổi trung bình 51,6 13,6, sốc nhiễm khuẩn có đường vào đường hô hấp 53 %. Mức độ nặng trước lọc máu điểm APACHE II 20,5 4,2, điểm SOFA 10.6 3.5, số tạng suy 2,71,2. Có 18 (56%) BN thoát sốc, 17 (53%) tử vong. Tỷ lệ sống giữa nhóm bệnh nhân được bắt đầu lọc máu trong vòng 24h sau khi xuất hiện suy đa tạng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được băt đầu lọc máu muộn hơn ( 61,1 % so với 21,4 %, p<0,05) Kết luận: Lọc máu liên tục có hiệu quả trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, nên có chiến lược lọc máu liên tục sớm cho bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng..
Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng do đáp ứng không được điều phối của cơ thể với nhiễm trùng gây nên các bất thường về tuần hoàn và chuyển hóa tế bào đủ nặng làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do suy đa tạng [1] Dù đã có nhiều tiến bộ trong hồi sức, tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn tới 30% -50%[2]. Từ quan điểm sinh lý bệnh của sốc nhiễm khuẩn là một đáp ứng miễn dịch mất kiểm soát của cơ thể với nhiễm trùng làm giải phóng hoàng loạt các cytokine gây viêm (cơn bão cytokine)[3]. Cơn bão cytokine trong giai đoạn cấp tính của sốc nhiễm trùng là nguyên nhân gây sốc, suy tạng và suy giảm miễn dịch thứ phát [4]. Để điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, bên cạnh các biện pháp hồi sức và giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn, người ta thấy rằng các biện pháp làm giảm cytokine trong máu có thể tác động tới cơ chế bệnh sinh. Lọc máu liên tục là một biện pháp đã đượcsử dụng mục đích thải trừ cytokine, điều chỉnh toan kiềm, và một số nghiên cứu thấy rằng nó có hiệu quả trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiếm khuẩn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com