Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối trong phục hồi chức năng đi trên bệnh nhân tổn thương tuỷ sống vùng thắt lưng

Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối trong phục hồi chức năng đi trên bệnh nhân tổn thương tuỷ sống vùng thắt lưng

Trước đây tổn thương tuỷ sống (TTTS) được coi như một loại “bệnh không chữa được”, bệnh nhân đều dẫn đến tử vong hoặc phải chấp nhận sự tàn phế suốt cuộc đời. Hiện nay tổn thương tuỷ sống vẫn đang là một vấn đề thực sự được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế giới bởi tính chất đa thương tổn của bệnh và sự ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [38].

Với sự tiến bộ vượt bậc của y học, cùng với các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại, số bệnh nhân bị TTTS được cứu sống ngày càng nhiều hơn, tỷ lệ tử vong ngày càng giảm đi, do vậy tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật ngày càng tăng lên, ảnh hưởng nhiều đến bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.

Theo số liệu thống kê hàng năm trên thế giới tỷ lệ tổn thương tuỷ sống ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 2000 ở Hoa Kỳ có khoảng 7000 trường hợp mới mắc, đến năm 2004 thì tỷ lệ mới mắc tăng lên 11000 trường hợp

[53], [48], cho đến năm 2007 thì tỷ lệ mới mắc tăng lên khoảng 12000 trường hợp [57]. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo báo cáo tại Hội nghị khoa học Hiệp hội tuỷ sống Châu Á 2008 tổ chức tại Bệnh viện Bạch mai, mỗi năm ước tính có khoảng gần 1000 người bị TTTS vào bệnh viện Việt Đức điều trị [9].

Khi tuỷ sống bị tổn thương bệnh cảnh lâm sàng diễn biến rất phức tạp, tuỳ theo vị trí và mức độ tổn thương sẽ gây những khiếm khuyết từ vùng tổn thương trở xuống. Phục hồi chức năng đối với bệnh nhân TTTS không chỉ đơn thuần phục hồi khả năng vận động, di chuyển cho người bệnh, mà còn đề phòng được các thương tật thứ cấp, các di chứng tiến triển nặng lên.

Tổn thương tủy sống vùng thắt lưng mà gây liệt không hoàn toàn hai chi dưới, người bệnh có thể có các rối loạn về vận động như: giảm vận động hai chân, rối loạn trương lực cơ, teo cơ, cứng khớp….gây nên tình trạng bàn chân rủ, bàn chân thuổng… ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, đi lại của bệnh nhân. Điều này đã đặt ra nhu cầu về phục hồi chức năng, đặc biệt là khả năng đi của bệnh nhân tổn thương tủy sống là rất quan trọng. Nẹp dưới gối có khớp mắt cá có tác dụng: duy trì sự thẳng hàng các phân đoạn của chi dưới, cải thiện được mẫu tiếp đất đầu tiên và tránh mũi chân lết trên sàn (do nâng đỡ cổ chân, bàn chân), giúp kiểm soát các cử động ngoài ý muốn, giúp cải thiện chức năng đi của bệnh nhân và ngăn ngừa các biến dạng.

Cùng với các bài tập về vận động thì việc sử dụng nẹp dưới gối có khớp cổ bàn chân giúp cho bệnh nhân luyện tập dáng đi, cải thiện khả năng đi, phòng ngừa các di chứng và góp phần giúp bệnh nhân được tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội.

Mặc dù nẹp dưới gối đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị cho người bệnh, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối đối với bệnh nhân tổn thương tuỷ sống. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2

mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng đi trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tuỷ sống vùng thắt lưng.

2. Đánh giá khả năng đi với nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu bằng thang điểm WISCI trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tuỷ sống vùng thắt lưng. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu cấu trúc chức năng tủy sống [1],[2], [14] 3

1.2. Nguyên nhân, cơ chế tổn thương tuỷ sống 5

1.3. Phân loại và lượng giá trong tổn thương tủy sống [2], [14] 6

1.4. Biểu hiện lâm sàng và tiến triển của tổn thương tuỷ sống 13

1.5. Phục hồi chức năng bệnh nhân tổn thương tuỷ sống 17

1.6. Sơ lược giải phẫu chức năng cẳng chân – bàn chân [1], [3] 18

1.7. Chu kỳ dáng đi [15] [33] 22

1.8. Các loại nẹp sử dụng trong liệt hai chi dưới do TTTS 25

1.9. Một số nghiên cứu có liên quan 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.3. Chỉ tiêu đánh giá 36

2.3.1. Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu

trong phục hồi chức năng đi trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tuỷ sống vùng thắt lưng 36

2.3.2. Đánh giá khả năng đi với nẹp dưới gối kết hợp với vận đông trị liệu

bằng thang điểm WISCI trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do TTTS vùng thắt lưng 38

2.4. Phục hồi chức năng đi cho bệnh nhân tổn thương tủy sống: 38

2.5. Vật liệu nghiên cứu 44

2.6. Thời gian đánh giá 44

2.7. Phương pháp sử lý số liệu 44

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45

3.2. Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu trong

PHCN đi trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do TTTS vùng thắt lưng 47

3.2.1. Vận tốc trung bình của bệnh nhân theo ASIA 47

3.2.2. Vận tốc trung bình của bệnh nhân tại các thời điểm đánh giá: 48

3.2.3. Nhịp bước đi trung bình của bệnh nhân theo ASIA 49

3.2.4. Nhịp bước đi trung bình của bệnh nhân tại các thời điểm đánh giá 50

3.2.5. Chiều dài sải chân trung bình của bệnh nhân ASIA: 51

3.2.6. Sải chân trung bình của bệnh nhân tại các thời điểm đánh giá 51

3.2.7. Mối tương quan giữa nhịp bước đi và vận tốc sau PHCN 52

3.2.8. Mối tương quan giữa sải chân và vận tốc sau PHCN 53

3.2.9. Mối tương quan giữa sải chân và nhịp bước đi sau PHCN 54

3.3. Đánh giá khả năng đi với nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu bằng

thang điểm WISCI trên bệnh nhân TTTS vùng thắt lưng 55

3.3.1. Khả năng đi tại các thời điểm đánh giá theo lứa tuổi 55

3.3.2. Khả năng đi của bệnh nhân theo thời gian bị bệnh 56

3.3.3. Khả năng đi theo vị trí TTTS tại thời điểm 3 tháng 57

3.3.4. Khả năng đi theo mức độ ASIA tại các thời điểm đánh giá 57

3.3.5. Vận tốc trung bình theo mức độ WISCI tại các thời điểm đánh giá. 59

3.3.6. Nhịp bước đi trung bình theo mức độ WISCI tại các thời điểm 59

3.3.7. Sải chân trung bình theo mức độ WISCI tại các thời điểm 60

3.3.8. Tương quan giữa vận tốc, nhịp bước đi, độ dài sải chân trung bình và

WISCI, ASIA lúc bắt đầu tập đi: 60

Chương 4: BÀN LUẬN 62

4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 62

4.2. Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu trong

PHCN đi trên bệnh nhân liệt 2 chi dưới do TTTS vùng thắt lưng 65

4.2.1. Vận tốc trung bình tại các thời điểm theo ASIA 65

4.2.2. Vận tốc trung bình tại các thời điểm đánh giá: 66

4.2.3. Nhịp bước đi trung bình tại các thời điểm theo ASIA 67

4.2.4. Nhịp bước đi trung bình tại các thời điểm đánh giá 69

4.2.5. Sải chân trung bình tại các thời điểm theo ASIA 70

4.2.6. Sải chân trung bình tại các thời điểm đánh giá 70

4.3. Đánh giá khả năng đi với nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu bằng thang điểm WISCI trên bệnh nhân TTTS vùng thắt lưng 72

4.3.1. Sự cải thiện WICSI của bệnh nhân theo lứa tuổi 72

4.3.2. Liên quan giữa WICSI và thời gian bị bệnh sau 73

4.3.3. Mối liên quan giữa WICSI và vị trí TTTS sau 3 tháng PHCN 74

4.3.4. Khả năng đi theo ASIA tại các thời điểm đánh giá 75

4.3.5. Vận tốc trung bình với WISCI tại các thời điểm đánh giá 76

4.3.6. Nhịp bước đi trung bình WISCI tại các thời điểm đánh giá 79

4.3.7. Sải chân trung bình với WISCI tại các thời điểm đánh giá 80

4.3.8. Tương quan giữa vận tốc, nhịp điệu, độ dài sải chân trung bình sau

PHCN và WISCI, ASIA trước PHCN: 82

KẾT LUẬN 83

1. Đánh giá hiệu quả của nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu trong

PHCN đi trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do TTTS vùng thắt lưng 83

2. Đánh giá khả năng đi với nẹp dưới gối kết hợp với vận động trị liệu bằng

thang điểm WISCI trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do TTTS 83

KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment