Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol
Luận án tiến sĩ y họcĐánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol.Methanol là một loại cồn công nghiệp được sử dụng rộng rãi. Methanol là thành phần của nhiều chất hữu cơ tổng hợp và là dung môi của một số lượng lớn các sản phẩm thương mại trên thị trường như dung dịch phun kính ô tô, chất tẩy rửa, nhiên liệu các lò đốt, dung môi hòa tan trong nhiều loại sơn, vecni, chất tạo bóng và dung dịch trong máy photocopy…1. Methanol có một số tính chất vật lý khá giống ethanol, là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi nhẹ và vị gần giống ethanol, nhưng rất độc và không được dùng làm đồ uống.
Ngộ độc methanol trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên ở Việt Nam, theo số liệu Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 có 30 bệnh nhân, năm 2016 đã có tới 60 bệnh nhân. Đặc biệt nghiêm trọng là những vụ ngộ độc hàng loạt như tại bản Tả Chải, Lai Châu năm 2017 có tới 105 bệnh nhân có triệu chứng đến khám trong đó có 8 trường hợp tử vong trước viện và 2 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện. Tại Hà Nội cũng có vụ ngộ độc năm 2017 với 9 sinh viên mua rượu về kí túc xá uống và đều bị ngộ độc. Nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của người dân hoặc do uống nhầm rượu/cồn có methanol, tỷ lệ tử vong còn rất cao dao động 41,2%- 57,1%2,3 và những bệnh nhân sống sót thường để lại những di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng mắt. Ngộ độc nặng và tử vong do methanol liên quan đến toan chuyển hóa nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc thần kinh thị giác, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Các acid hữu cơ, chủ yếu là acid formic, và các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa methanol gây rối loạn chức năng và chết tế bào.
Điều trị ngộ độc cấp methanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng. Vấn đề then chốt trong điều trị ngộ độc cấp methanol là lọc máu và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu để loại bỏ methanol, các chất chuyển hóa và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu. Tuy nhiên cần phải tìm ra thời gian và phương thức lọc máu hiệu quả nhất theo tình trạng bệnh nhân. Chất giải độc đặc hiệu (antidote) chủ yếu được sử dụng gồm ethanol và fomepizole, là các chất ngăn ngừa quá trình chuyển hóa methanol thành acid formic. Trên thế giới ethanol đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều năm và cho kết quả khá tốt, tuy nhiên việc thiếu ethanol đặc biệt là ethanol đường truyền tĩnh mạch nhất là các tuyến y tế đầu tiên khiến cho việc điều trị bị chậm lại. Gần đây fomepizole được sử dụng nhiều hơn tại các nước phát triển vì tính ổn định, ít tác dụng không mong muốn và bệnh nhân thường đến rất sớm. Tuy nhiên giá thành của fomepizole còn cao do đó chưa phổ biến ở các nước đang phát triển.
Dựa vào điều kiện thực tế và sự nỗ lực tiếp cận các phương pháp điều trị mới, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã và đang áp dụng phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 20154 và một số tác giả khác trên thế giới như Zakharov5, nhóm chuyên gia ETRIP6. Lọc máu tích cực là thẩm tách máu kéo dài 8 giờ khi bệnh nhân huyết động ổn định và lọc máu liên tục khi bệnh nhân nguy kịch, huyết động không ổn định và tất cả những bệnh nhân này đều được dùng chất giải độc đặc hiệu là ethanol ngăn chặn chuyển hóa methanol thành acid formic. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá về tính hiệu quả của phác đồ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.
2. Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược về tình hình ngộ độc cấp methanol trên thế giới và Việt Nam 3
1.2. Đại cương về methanol 4
1.2.1. Độc động học 5
1.2.2. Liều gây độc 5
1.2.3. Chuyển hóa trong cơ thể và cơ chế gây độc của methanol 5
1.3. Đặc điểm bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 11
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 11
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 15
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 18
1.5. Chẩn đoán ngộ độc cấp methanol 21
1.5.1. Chẩn đoán hướng tới ngộ độc methanol 21
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt 22
1.5.3. Chẩn đoán xác định 22
1.6. Điều trị ngộ độc cấp methanol 23
1.6.1. Lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp methanol 23
1.6.2. Chất giải độc đặc hiệu trong điều trị ngộ độc cấp methanol 30
1.7. Một số nghiên cứu về ngộ độc cấp methanol trên thế giới và Việt Nam 42
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 47
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 48
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 48
2.2.3. Cỡ mẫu 48
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 49
2.2.5. Tiến hành nghiên cứu 50
2.2.6. Các biến số nghiên cứu 57
2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu 60
2.2.8. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa 60
2.2.9. Xử lí số liệu 65
2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 66
2.2.11. Sơ đồ nghiên cứu 67
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 68
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 74
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 74
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 80
3.3. Đánh giá hiệu quả phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol 86
3.3.1. Hiệu quả trên lâm sàng của phác đồ phối hợp lọc máu tích cực và ethanol đường uống 86
3.3.2. Hiệu quả trên xét nghiệm của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol 88
3.3.3. Một số đặc điểm liên quan lọc máu 92
3.3.4. Một số đặc điểm của phác đồ ethanol đường uống 93
Chương 4. BÀN LUẬN 95
4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu 95
4.2. Đặc điểm điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 101
4.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp methanol 101
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong 112
4.3. Đánh giá hiệu quả phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol 117
4.3.1. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng của phác đồ 117
4.3.2. Hiệu quả cải thiện trên cận lâm sàng của phác đồ 120
4.3.3. Một số đặc điểm liên quan đến lọc máu 124
4.3.4. Một số đặc điểm phác đồ ethanol đường uống 126
4.4. Hạn chế của đề tài 127
KẾT LUẬN 128
KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ thanh thải methanol, thời gian bán thải methanol và format 25
Bảng 1.2. Thời gian bán thải của methanol khi dùng fomepizole và ethanol 31
Bảng 1.3. Chỉ định dùng ethanol và fomepizole 31
Bảng 1.4. Tóm tắt một số so sánh ethanol và fomepizole 33
Bảng 1.5. Liều dùng ethanol 38
Bảng 1.6. Liều ethanol giản hóa trong điều trị ngộ độc cấp methanol 39
Bảng 1.7. Triệu chứng ngộ độc ethanol theo nồng độ 42
Bảng 3.1. Địa phương xảy ra ngộ độc 69
Bảng 3.2. Điều trị tuyến trước 70
Bảng 3.3. Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc 70
Bảng 3.4. Loại chế phẩm chứa methanol gây ngộ độc 71
Bảng 3.5. Vụ ngộ độc 71
Bảng 3.6. Đường vào gây ngộ độc 72
Bảng 3.7. Thời gian từ khi tiếp xúc độc chất- xuất hiện triệu chứng 73
Bảng 3.8. Thời gian từ khi tiếp xúc độc chất- vào viện 74
Bảng 3.9. Triệu chứng khởi phát của ngộ độc cấp methanol 74
Bảng 3.10. Một số đặc điểm lâm sàng của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện 75
Bảng 3.11. Phân độ nặng khi nhập viện theo PSS 76
Bảng 3.12. Đặc điểm toan chuyển hóa của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện 76
Bảng 3.13. Đặc điểm khoảng trống áp lực thẩm thấu, khoảng trống anion, nồng độ methanol lúc nhập viện 77
Bảng 3.14. Đặc điểm một số xét nghiệm sinh hóa của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện 79
Bảng 3.15. Kết quả chụp CT/MRI sọ não 80
Bảng 3.16. Tổn thương thần kinh thị giác 80
Bảng 3.17. Một số yếu tố lúc nhập viện liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác 81
Bảng 3.18. Một số yếu tố lúc nhập viện liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác 82
Bảng 3.19. Một số đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện liên quan đến tử vong 83
Bảng 3.20. Một số đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện liên quan tử vong 83
Bảng 3.21. Một số đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện liên quan tử vong 84
Bảng 3.22. Một số yếu tố cận lâm sàng lúc nhập viện liên quan đến tử vong 85
Bảng 3.23. Đặc điểm nhóm di chứng 86
Bảng 3.24. Đặc điểm nhóm di chứng mắt 87
Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện mức độ nặng trên lâm sàng 87
Bảng 3.26. Hiệu quả cải thiện một số triệu chứng trên lâm sàng 88
Bảng 3.27. Hiệu quả cải thiện toan chuyển hóa sau lọc máu lần 1 88
Bảng 3.28. Hiệu quả cải thiện toan chuyển hóa sau lọc máu lần 2 89
Bảng 3.29. Hiệu quả giảm nồng độ methanol 89
Bảng 3.30. Hiệu quả giảm khoảng trống anion và khoảng trống áp lực thẩm thấu 89
Bảng 3.31. Cải thiện tình trạng tổn thương thận cấp 90
Bảng 3.32. Hiệu quả đạt nồng độ ethanol điều trị 90
Bảng 3.33. Một số đặc điểm liên quan lọc máu 92
Bảng 3.34. Một số đặc điểm của phác đồ ethanol đường uống 93
Bảng 3.35. Một số biến chứng và tác dụng không mong muốn của phác đồ 94
Bảng 4.1. Tỉ lệ các triệu chứng thường gặp trong các nghiên cứu 105