Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai.Vô cảm trong sản khoa là vấn đề luôn được các bác sỹ gây mê hồi sức sản khoa quan tâm vì cùng một lúc phải đảm bảo an toàn cho hai đối tượng đó là sản phụ (SP) và thai nhi, nhất là khi mổ lấy thai được xem như một điều trị cấp cứu. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới phương pháp vô cảm trong phẫu thuật lấy thai phổ biến nhất là gây tê tủy sống (GTTS) [1]. Đây là phương pháp hữu hiệu, tránh được các tai biến gây mê trên sản phụ và sơ sinh, dễ thực hiện, tỷ lệ thành công cao, vô cảm và giãn cơ tốt trong mổ. Trong quá trình phẫu thuật, mẹ tỉnh táo được chứng kiến sự ra đời của con, con được bú mẹ sớm và quá trình theo dõi hậu phẫu đơn giản. Tuy nhiên, một trong những biến chứng nguy hại và thường gặp nhất của GTTS mổ lấy thai là hạ huyết áp (HA) với tỉ lệ báo cáo khoảng 80% nếu các biện pháp dự phòng tụt HA không được áp dụng [1],[2]. Khi HA của người mẹ hạ sẽ gây ra các triệu chứng buồn nôn và nôn, chóng mặt… ảnh hưởng đến tuần hoàn thai nhi [3].
Một số chiến lược đề ra như: Sử dụng truyền dịch trước và trong mổ để làm tăng khối lượng tuần hoàn, đảm bảo đúng tư thế SP sau khi gây tê, đặc biệt là sử dụng thuốc co mạch để dự phòng tụt HA khi GTTS đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu cho kết quả khả quan [4],[5],[6].
Có rất nhiều thuốc vận mạch được sử dụng để nâng HA khi GTTS để phẫu thuật lấy thai tuy nhiên những thuốc này phải có tác dụng nhanh, dễ sử dụng, thời gian hoạt động ngắn, dễ dàng điều chỉnh, có thể được sử dụng dự phòng và không có bất kỳ tác động bất lợi cho SP và thai nhi. Ephedrinlà thuốc co mạch được coi là kinh điển trong điều trị cũng như trong dự phòng tụt HA trong GTTS để phẫu thuật nói chung cũng như để phẫu thuật lấy thai nói riêng. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phenylephrin trong điều trị và dự phòng tụt HA do GTTS để phẫu thuật. Hiệp hội bác sỹ gây mê về công tác sản khoa Mỹ cho rằng cả ephedrin và phenylephrin đều được chấp nhận tuy nhiên: “Phenylephrin có thể được ưa thích hơn vì cải thiện tình trạng acid-base của thai nhi mà không gây biến chứng” [7].
Nghiên cứu của Moran. DH và cộng sự (năm 1989), đã so sánh 80μg phenylephrin và 10mg ephedrin tiêm TM ngay khi GTTS mổ lấy thai, họ nhận thấy chúng có hiệu quả trong phòng ngừa tụt HA ở người mẹ và không ảnh hưởng đến thai nhi [8].
Neves. JF và cộng sự (năm 2010) trong nghiên cứu của mình họ thấy rằng truyền dự phòng liên tục 0,15μg/kg phenylephrin và tiêm dự phòng 50μg phenylephrin ngay khi GTTS thấy có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tụt HA và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và thai [9].
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập tới vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai”.
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống bằng bupivacain tỷ trọng cao để mổ lấy thai.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn trên mẹ và thai nhi của phenylephrin dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống bằng bupivacain tỷ trọng cao để mổ lấy thai.
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. MỘT SỐ THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI LIÊN QUAN ĐẾN GÂY TÊ TỦY SỐNG 3
1.1.1. Cột sống, các khoang và tủy sống 3
1.1.2. Những thay đổi của các cơ quan khác ở phụ nữ có thai 6
1.2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ GÂY TÊ TỦY SỐNG VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP 10
1.2.1. Sơ lược về lịch sử gây tê tủy sống 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu dự phòng tụt huyết áp trong GTTS 11
1.2.3. Biến chứng và phiền nạn của gây tê tủy sống [37] 12
1.2.4. Dược lực học của thuốc gây tê tủy sống 13
1.3. THUỐC SỬ DỤNG TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG 15
1.3.1. Thuốc tê bupivacain 15
1.3.2. Fentanyl 18
1.3.3. Thuốc Phenylephrin 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 26
2.3.3. Quy trình thu thập thông tin và biến số nghiên cứu 26
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 36
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 37
3.1.1. Đặc điểm sản phụ 37
3.1.2. Tỉ lệ con so, con rạ 38
3.1.3. Đặc điểm tuần hoàn, hô hấp của sản phụ trước khi GTTS 38
3.1.4. Hiệu quả ức chế cảm giác đau 39
3.1.5. Hiệu quả ức chế vận động 40
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TỤT HA CỦA PHENYLEPHRIN 41
3.2.1. Lượng dịch truyền sử dụng trong mổ 41
3.2.2. Mức độ thay đổi HA và xử trí tụt HA trong mổ 41
3.3. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI HÔ HẤP 56
3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 58
3.5. THAY ĐỔI TRÊN TRẺ SƠ SINH 59
3.6. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SẢN PHỤ 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61
4.2. HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP CỦA PHENYLEPHRIN 64
4.3. THAY ĐỔI NHỊP TIM 70
4.4. NHỊP THỞ VÀ SPO2 72
4.5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN LÊN SẢN PHỤ 73
4.6. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN SƠ SINH THÔNG QUA CHỈ SỐ APGAR 75
4.7. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SẢN PHỤ 75
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ số Apgar 35
Bảng 3.1. Phân bố sản phụ theo tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI 37
Bảng 3.2. Tỉ lệ con so, con rạ 38
Bảng 3.3. Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và SpO2 trước GTTS 38
Bảng 3.4. Thời gian khởi phát ức chế cảm giác đau 39
Bảng 3.5. Thời gian ức chế cảm giác đau 39
Bảng 3.6. Thời gian khởi phát ức chế vận động ở các mức 40
Bảng 3.7. Thời gian ức chế vận động ở các mức 40
Bảng 3.8. Lượng dịch truyền sử dụng trong mổ 41
Bảng 3.9. Số sản phụ sử dụng ephedrin 41
Bảng 3.10. Tỉ lệ sản phụ tụt HA sau GTTS 42
Bảng 3.11. Tỉ lệ tái tụt huyết áp 43
Bảng 3.12. Thay đổi huyết áp tâm thu trong mổ ở các thời điểm 44
Bảng 3.13. Thay đổi huyết áp tâm trương trong mổ ở các thời điểm 47
Bảng 3.14. Thay đổi huyết áp trung bình trong mổ ở các thời điểm 50
Bảng 3.15. Thay đổi nhịp tim ở các thời điểm trong mổ 53
Bảng 3.16. Thay đổi nhịp thở ở các thời điểm trong mổ 56
Bảng 3.17. Thay đổi SpO2 ở các thời điểm trong mổ 57
Bảng 3.18. Tỉ lệ tăng huyết áp 58
Bảng 3.19. Các tác dụng không mong muốn khác 58
Bảng 3.20. Lượng nước tiểu 59
Bảng 3.21. Trên trẻ sơ sinh 59
Bảng 3.22. Đánh giá mức độ hài lòng của sản phụ 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sản phụ dùng ephedrin 42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phụ bị tụt HA giữa hai nhóm 43
Biểu đồ 3.3. Thay đổi HATT trong mổ 45
Biểu đồ 3.4. Thay đổi huyết áp tâm thu sau mổ 46
Biểu đồ 3.5. Thay đổi huyết áp tâm trương trong mổ 48
Biểu đồ 3.6. Thay đổi huyết áp tâm trương sau mổ 49
Biểu đồ 3.7. Thay đổi huyết áp trung bình trong mổ 51
Biểu đồ 3.8. Thay đổi huyết áp trung bình sau mổ 52
Biểu đồ 3.9. Thay đổi nhịp tim trong mổ 54
Biểu đồ 3.10. Thay đổi nhịp tim sau mổ 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu cột sống nhìn tư thế thẳng và nghiêng 3
Hình 1.2: Những đường dẫn truyền thần kinh chi phối tử cung 5
Hình 1.3: Sơ đồ chi phối cảm giác các khoanh tủy 6
Hình 2.1. Thuốc Phenylephrin Aguettant 27
Hình 2.2. Hình thước đo độ đau VAS 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Shibli. KU, Russell. IF (2000), A survey of anaesthetic techniques used for cesarean section in the UK in 1997. J Obstet Anesth 2000. jub;9(3):160-7
2. Rout CC, Rocke DA, Levin J, Gouws E, Reddy D (1993). A reevaluation of the role of crystalloid preload in the prevention of hypotension associated with spinal anesthesia for elective cesarean section. Anesthesiology; 79: 262-9.
3. Saravanan S, Kocarev M, Wilson RC et al (2006). – Equivalent dose of ephedrine and phenylephrine in the prevention of post-spinal hypotension in Caesarean section. Br J Anaesth, 96:95-99.
4. Mercier FJ, Bonnet MP, De la Dorie A, Moufouki M, Banu F, Hanaf A, Edouard D, Roger-Christoph S (2007). Spinal anaesthesia for caesarean section: fluid loading, vasopressors and hypotension. Ann Fr Anesth Reanim. Jul-Aug;26(7-8):688-93. Epub Jun 27.
5. Burns SM, Cowan CM, Wilkes RG (2001). Prevention and management of hypotension during spinal anaesthesia for elective Caesarean section: a survey of practice. Anaesthesia, 56:794-798.
6. Ngan Kee (2010), ‘‘Prevention of maternal hypotention after regional anaesthesia for caesarean section’’, Curr Opin Anaesthesiol, 23, pp. 304-309
7. American society of anesthesiologists task force on obstetric anesthesia. Pratice guidelines for obstetric anesthesia: An up dated report by the american society of anesthesiologists task force on obstetric anesthesia. Anesthesiology.2007;106:843-863.
8. Moran.DH, Perillo. M, Bader. AM, Datta. S(1989), Phenylephrine in treating maternal hypotension secondary to spinal anesthesia. Anesthesiology ; 71: A 857
9. Neves JF, Monteiro GA, Almeida JR, Sant’Anna RS, Bonin HB, Macedo CF (2010), Phenylephrine for Blood Pressure Control in Elective Cesarean Section: Therapeutic versus Prophylactic Doses.
10. Nguyễn Thị Hồng Vân (biên dịch), (2012), Chestnut’s gây mê sản khoa: lý thuyết và lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Phan Đình Kỷ (2002), Gây mê mê lấy thai, Bài giảng gây mê hồi sức, tập II, Nhà xuất bản y học, 274 – 310
12. Đào Văn Phan (2001), Thuốc tê, Dược lý học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 145- 151.
13. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2000), Các thuốc giảm đau họ Morphin,Thuốc sử dụng trong gây mê, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 180-233.
14. Nguyễn Quang Quyền (1999), ATLAT giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh.
15. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội (1999), Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 22 – 36.
16. Tôn Đức Lang (1988), Tổng quan về ứng dụng tiêm các nha phiến (Opiates) vào khoang NMC hoặc khoang dưới nhện để giảm đau sau mổ, trong đẻ, trong điều trị ung thư và vô cảm trong mổ, Tập san ngoại khoa, tập 16 (2),1- 13.
17. Trường Đại Học Y Hà Nội (2004), Bài giảng sản phụ khoa, 352.
18. Trần Đình Tú (2011), Gây mê và gây tê cho mổ lấy thai, Bài giảng sản phụ khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, 251 – 269.
19. Choi DH, Ahn HJ, Kim MH (2000). Bupivacaine-sparing effect of fentanyl in spinal anesthesia for cesarean delivery. Reg Anesth Pain Med. May-Jun;25(3):240-5.
20. Gudaityte J, Marchertiene I, Pavalkis D, Saladzinskas Z, Tamelis A, Tokeris I (2005). Minimal effective dose of spinal hyperbaric bupivacaine for adult anorectal surgery: a double-blind, randomized study. Article in Lithuanian;41(8):675-84
21. Unal D, Ozdogan L, Ornek HD, Sonmez HK, Ayderen T, Arslan M, Dikmen B, (2012). Selective spinal anaesthesia with low-dose bupivacaine and bupivacaine + fentanyl in ambulatory arthroscopic knee surgery. Pak Med Assoc. Apr;62(4):313-8
22. Bùi Ích Kim (1984), Gây tê tủy sống bằng Marcain 0,5% kinh nghiệm qua 46 trường hợp. Báo cáo hội nghị gây mê hồi sức, Hà Nội
23. Đỗ Văn Lợi (2007), Nghiên cứu gây tê tủy sống bằng Bupivacain kết hợp Morphine trong mổ lấy thai, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Ngọc (2010), Đánh giá tác dụng vô cảm và giảm đau sau mổ trong mổ lấy thai của gây tê tủy sống bằng Bupivacain kết hợp với Morphin ở các liều khác nhau, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
25. Trần văn cường (2013), Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống bằng các liều 7mg, 8mg, 10mg bupivacain tỷ trọng cao 0.5% kết hợp 40µg fentanyl. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
26. Nguyễn Thế Lộc (2014), Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain 0,5% tỷ trọng cao- sufentanil – morphin liều thấp để mổ lấy thai. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
27. Rout C, Rocke DA, (1999). Spinal hypotension associated with Cesarean section: will preload ever work?Anesthesiology. Dec;91(6):1565-7
28. Ayorinde BT, Buczkowski P, Brown J, Shah J, Buggy DJ (2001). Evaluation of pre-emptive intramuscular phenylephrine and ephedrine for reduction of spinal anaesthesia-induced hypotension during Caesarean section. Br J Anaesth. Mar;86(3):372-6.
29. Nishikawa K, Yamakage M, Omote K, Namiki A (2002). Prophylactic IM small-dose phenylephrine blunts spinal anesthesia-induced hypotensive response during surgical repair of hip fracture in the elderly.Anesth Analg. Sep;95(3):751-6, table of contents.
30. Lee A, Ngan Kee WD, Gin T (2002). A quantitative systematic review of randomized controlled trials of ephedrine versus phenylephrine for the management of hypotension during spinal anesthesia for cesarean delivery. Anesth Analg,94:920-926.
31. Ngan Kee W.D., Lee A. (2003). Multivariate analysis of factors associated with umbilical arterial pH and standard base excess after Caesarean section under spinal anaesthesia. Anaesthesia, 58(2), 125–130.
32. Magalhães E, Govêia CS, de Araújo Ladeira LC, Nascimento BG, Kluthcouski SM. Ephedrine versus phenylephrine: prevention of hypotension during spinal block for cesarean section and effects on the fetus.sRev Bras Anestesiol. 2009 Jan-Feb;59(1):11-20. English, Portuguese.
33. Ngô Đức Tuấn (2010), So sánh hiệu quả ổn định huyết áp của truyền dịch trước và trong làm thủ thuật GTTS, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Minh (2012), Đánh giá hiệu quả ổn định HA dung dịch 6% hydroxyethyl Starch 130/0,4 truyền trước GTTS mổ lấy thai. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Lee.HM, Kim.SH, Hwang.BY, Yoo.BW, Koh.WU, Jang.DM, Choia.WJ (2015), The effects of prophylactic bolus phenylephrine on hypotension during low-dose spinal anesthesia for cesarean section. Jobstet Anesth.25: 17-22.
36. Trần Xuân Hưng (2016), Đánh giá hiệu quả gự phòng tụt huyết áp của ephedrin tiêm bắp trước GTTS để mổ lấy thai. Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
37. Nguyễn Hữu Tú (2010), “Biến chứng gây tê”, Bài giảng GMHS Bộ môn GMHS, Trường đại học y Hà Nội.
38. Công Quyết Thắng (2002), Gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng, Bài giảng gây mê hồi sức, tập 2, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,tr. 44- 83
39. Nguyễn Thụ, Đào Huy Phan, Công Quyết Thắng (2002), “Các thuốc
tê tại chỗ”, Thuốc sử dụng trong gây mê, NXB Y học, tr.269- 301.
40. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Đặng Thùy Trâm (2001), Gây tê tủy
sống Bupivacain tăng tỷ trọng, phụ bản số 4, tập 5, Trường Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.38-41.
41. Hoàng Tích Huyền (2001), Thuốc giảm đau gây ngủ, Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, 164-176
42. Chauvin M. (1990), ‘‘Bupivacaine’’, Anesthesie loco-regionale,
12(2), pp. 87-101.
43. Đỗ Ngọc Lâm (2002), Thuốc giảm đau dòng họ Morphine, Bài giảng gây mê hồi sức, tập I, 407-423.
44. Chauvin M.(1996), ‘‘Morphiniques en anesthesie locoregionale’’,
Conference de l’actualisation 2000, 42 Congres national d’ anesthesie
et reanimation, pp 87-100.
45. Dược thư quốc gia Việt Nam (2016), tr 923-925
46. Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Vô cảm cho mổ lấy thai, Gây mê hồi sức trong sản phụ khoa, Hội Gây mê hồi sức thành phố Hồ Chí Minh, 179-204.
47. David H Chestnut (2009). Pratice guidelines for obstetric anesthesia. Chestnut’s Obstetric anesthesia: principles and pratice, pp. 1140-1147.
48. Trần Đình Tú (2011), “Gây mê và gây tê cho mổ lấy thai”, Bài giảng
sản phụ khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 251 – 269.
49. Abouleish E, Rawal N, Fallon K et al (1988), Combined Intrathecal Morphine and Bupivacaine for Cesarean Section, Anesth Analg, 67, pp. 370-374.
50. Bromage P.R (1975), ‘‘Mechanism of action of extradural analgesia’’, Br. J. Anaesth, 47, pp.199-211.
51. Pollock J (2000), ‘‘Sedation during spinal anesthesia’’, Anesthesiology, 93; pp. 728-734.
52. Aubrun F, Benhamou D (2000), ‘‘Attitude pratique pour la prise en
charge de la douleur’’, Ann Fr Anesth Reanim, 19, pp. 137-157.
53. Kamran Samii (1990), ‘‘Anesthesie peridurale, caudale et rachidienne –
Anesthesie reanimation chirurgicale’’, Medecine Sciences Flammation,
pp. 319-361.
54. Trần Thế Quang, (2015) “Đánh giá tác dụng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai”. Luận án Tiến sỹ Y học Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.tập 6 – số 4/2011, tr. 107 – 113.
55. Bùi Quốc Công (2003), “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Marcain liều thấp và Fentanyl trong mổ lấy thai”, Luận văn bác sỹchuyên khoa cấp II, Trường Đại học y Hà Nội.
56. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX – Nhà xuất bản Y học. Tr 14-20. Tr 122-123.
57. Nguyễn Đức Lam (2013), Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê
tủy sống và gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai
ở bệnh nhân tiền sản giật nặng, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại họcY Hà Nội.
58. Wendy H.L, Alex T.H (2009), “Colloid preload versus coload for
spinal anesthesia for cesarean delivery: The effects on maternal cardiac
output”, Anesthesia and Analgesia, 5, pp 1592-1598.
59. Ngan Kee WD, Khaw KS, Lee BB, Lau TK, Gin T. (2000), A Research meets prophylactic intravenous doses ephedrine to prevent hypotension in time spinal anesthesia for cesarean section. Anesth Analg; 90: 1390-5.
60. Dyer RA, Farina Z, Joubert IA, Du Toit P, et al.Crystalloid preload versus rapid crystalloid administration after induction of spinal anaesthesia (coload) for elective caesarean section.
61. Shaila Kamat; Rachita Gupta, Mithun Raju, “Prevention of Hypotension Following Spinal Anaesthesia for Caesarean Section: Comparison between Crystalloid Preloading & Prophylactic Ephedrine Bolus & Infusion” Dept of Anaesthesiology, Goa Medical College., Goa.
62. Edward T. Riley (1995), “Prevention of Hypotension Afer Spinal
Anesthesia for Cesarean Section: Six Percent Hetastarch Versus Lactated
Ringer’s Solution”, Anesth Analg, tr. 838-842.
63. Aya A.G. (2005), ‘‘Spinal anesthesia-induced hypotension: A risk
comparison between patients with severe preeclampsia and healthy
women undergoing preterm cesarean delivery’’, Anesth Analg 2005;
101, pp. 869–875.
64. Vũ Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu liều lượng bupivacain tỷ trọng
cao theo chiều cao, cân nặng trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
65. Farnaz Moslemi M.D and Sousan Rasooli M.D. (2015). Comparison of Prophylactic Infusion of Phenylephrine with Ephedrine for Prevention of Hypotension in Elective Cesarean Section under Spinal Anesthesi: A Randomized Clinical Trial, Iran J Med Sci. Jan; 40(1): 19–26.
66. Naghibi K, Rahimi M, Mashayekhi Z.A (2017). Comparison ofIntravenous Ephedrine or Phenylephrine, for Prevention of Postspinal Hypotension during Elective Lower Abdominal Surgery: A Randomized, Double-blind Case-control Study. Adv Biomed Res. May 29;6:60. doi: 10.4103/2277-9175.207147. eCollection 2017.
67. Rahman Abbasivash, Shahryar Sane, Mitra Golmohammadi, Shahram Shokuhi, and Fereshteh Danaye Toosi, Comparing prophylactic effect of phenylephrine and ephedrine on hypotension during spinal anesthesia for hip fracture surgery, Published online 2016 Oct 26. doi: 10.4103/2277-9175.190943
68. Lin FQ, Qiu MT, Ding XX, Fu SK, Li Q. (2012). Ephedrine versus phenylephrine for the management of hypotension during spinal anesthesia for cesarean section: an updated meta-analysis.CNS Neurosci Ther. Jul;18(7):591-7. doi: 10.1111/j.1755-5949.2012.00345.x.
69. Tô Văn Thình (2010), Biên dịch “Cẩm nang gây mê sản khoa”. Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.