ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU RA DA CÓ VAN BẰNG RUỘT THỪA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU RA DA CÓ VAN BẰNG RUỘT THỪA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU RA DA CÓ VAN BẰNG RUỘT THỪA

Đỗ Văn Công*, Nguyễn Văn Ân**, Đào Quang Oánh**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Nhiều bệnh lý trên bàng quang đưa đến chỉ định thực hiệnphẫu thuật chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát. Việc lựa chọn vật liệu tạo van và phương pháp phẫu thuật sao cho vừa đạt kết quả tối ưu về chức năng kiểm soát nước tiểu, bền vững,lại có tính thẩm mỹ. Ruột thừa khá phù hợp. Chúng tôi sử dụng ruột thừa trong tạo van với một vài cải biên để đạt được những yêu cầu trên.
Đố tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân đã được phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát bao gồm cả mở rộng bàng quang và thay thế (túi chứa) bằng ruột tại 2 khoa Niệu A và B bệnh viện Bình Dân từ năm 2007-2013, với thời gian theo dõi tối thiêu 3 tháng được đưa vào nghiên cứu.

Kết quả: Có 25 bệnh nhân gồm 7 trường hợp (TH) bướu bàng quang và 18 TH bàng quang hỗn loạn thần kinh (9 TH giảm trương lực và 9 TH tăng trương lực). Tuổi trung bình là 56.2 tuổi (19 – 87). Tỷ lệ nam/nữ = 1,5. Thời gian theo dõi: 34,6 tháng (3-72). Bàng quang mới có dung tích trung bình: 472ml (400-550 ml) và áp suất ở dung tích tối đa P (Vmax) ≤ 30 cm nước. Chức năng van ruột thừa với 3 tiêu chuẩn: thời gian giữa 2 lần thông, khả năng kiểm soát nước tiểu, mức độ dễ dàng khi thao tác là 80 – 92% tốt.

Kết luận: Ruột thừa là vật liệu sẵn sàng, hữu dụng để làm van chuyển lưu trong phẫu thuật chuyển lưu ra da có kiểm soát với kết quả tốt và bền vững theo thời gian.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment