Đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản thường qui có video hỗ trợ cho gây mê ở bệnh nhân người lớn
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản thường qui có video hỗ trợ cho gây mê ở bệnh nhân người lớn.Đặt nội khí quản (NKQ) là kỹ thuật thường qui để kiểm soát đường thở trong gây mê hồi sức. Tuy nhiên, đặt NKQ là kỹ thuật xâm lấn có thể gây nên một số tác hại, nhất là khi đặt NKQ khó, phải đặt nhiều lần, thao tác thô bạo.
Trong trường hợp đặt NKQ khó hay không đặt được NKQ, nhiều tai biến và phiền nạn xảy ra.Trong đó thất bại hoặc khó khăn khi đặt NKQ trong tình trạng bệnh nhân đã khởi mê và ngừng thở làm giảm oxy máu, gây tổn thương não, thậm chí tử vong [1],[2],[3]. Tùy theo từng nghiên cứu, tỷ lệ đặt NKQ khó là 0,5-5% trong gây mê nói chung, tỷ lệ này có thể tăng lên 3-10% ở bệnh nhân sản khoa, răng hàm mặt, tai mũi họng và 4-30% trong cấp cứu. Tỷ lệ tử vong do đặt NKQ khó là 30% trong các trường hợp gây mê toàn thân.
Xuất phát từ những khó khăn trong đặt NKQ và nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, đã có rất nhiều kỹ thuật phương tiện hỗ trợ đặt NKQ ra đời giúp cho đặt NKQ được dễ dàng hơn. Trong đó phải kể đến đèn soi thanh quản có video hỗ trợ (Videolaryngoscope). Kỹ thuật này lần đầu tiên được Prof.P.Bumm áp dụng vào năm 1989. Trên thế giới, ngày càng có nhiều phiên bản cải tiến đèn đặt NKQ có video hỗ trợ giúp cho người gây mê hồi sức kiểm soát đường thở thuận lợi hơn trong thực hành và cũng có nhiều nghiên cứu khẳng định tính ưu việt của kỹ thuật này. Cũng như đa số các phẫu thuật trước đây mổ mở (viêm ruột thừa, viêm túi mật…) được thay thế bằng mổ nội soi, kĩ thuật đặt NKQ có video hỗ trợ gần đây đã được nhiều nước sử dụng cả trong đặt NKQ thường qui và trong đặt NKQ khó.
Trên thế giới [4],[5],[6] đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ mang lại tỉ lệ thành công cao hơn so với đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản thông thường (đèn soi thanh quản Macintosh), giảm biến chứng trong đặt NKQ nhất là trong đặt NKQ khó. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh để quan sát rõ thanh môn thì mắt người đặt NKQ và thanh môn phải thẳng trục nên phải có một số động tác trợ giúp như phải thay đổi tư thế đầu và vị trí sụn nhẫn giáp khi bộc lộ thanh môn khó khăn, ngoài ra do phải ghé mắt sát miệng bệnh nhân nên người đặt NKQ có nguy cơ phơi nhiễm cao nếu bệnh nhân có bệnh lây nhiễm theo đường không khí và theo đường máu. Khi đặt NKQ với đèn soi thanh quản có video hỗ trợ thì ít bị ảnh hưởng bởi tư thế bệnh nhân, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ. Đèn soi thanh quản có video hỗ trợ có góc nhìn rộng hơn nên khi đặt NKQ có thao tác đơn giản, dễ sử dụng, dễ học, dễ dạy ngay cả với người dùng lần đầu, cho phép người bên ngoài nhìn qua màn hình video hình ảnh ống NKQ nằm trong lòng khí quản, giảm tỉ lệ nhiễm trùng cho người đặt NKQ vì khoảng cách đèn và người sử dụng xa hơn. Trong gây mê cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt, bệnh nhân có đặc điểm gãy các xương vùng hàm mặt gây chảy máu ứ đọng máu, dịch tiết gây ảnh hưởng đến người đặt NKQ thì việc sử dụng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ là rất hữu ích.
Tại Việt Nam, kỹ thuật đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ mới chưa được sử dụng trong đặt NKQ thường qui (dù có thông báo dung thành công trong một vài trường hợp đặt NKQ khó). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản thường qui có video hỗ trợ cho gây mê ở bệnh nhân người lớn” với hai mục tiêu:
1. So sánh hiệu quả đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh với đèn soi thanh quản có video hỗ trợ cho gây mê ở bệnh nhân người lớn.
2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của các kỹ thuật đặt NKQ nói trên.
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản thường qui có video hỗ trợ cho gây mê ở bệnh nhân người lớn
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt NKQ 3
1.1.1. Mũi 3
1.1.2. Miệng 4
1.1.3. Hầu 4
1.1.4. Thanh quản 6
1.1.5. Khí quản 7
1.1.6. Trục miệng – hầu – thanh quản. 8
1.2. Đặt NKQ 8
1.2.1. Kỹ thuật đặt nội khí quản thông thường 10
1.2.2. Đặt nội khí quản khó 11
1.2.3. Biến chứng có thể xảy ra khi đặt nội khí quản 12
1.2.4. Các kỹ thuật, phương tiện được áp dụng khi đặt nội khí quản khó 13
1.3. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 17
1.3.1. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh 17
1.3.2. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 18
1.4. Nguy cơ phơi nhiễm của người gây mê với tác nhân gây bệnh truyền qua đường không khí hoặc qua đường máu 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.3. Các tiêu chí đánh giá 26
2.3.1. Mục tiêu 1 26
2.3.2. Mục tiêu 2 27
2.3.3. Các tiêu chí đánh giá khác 27
2.4. Kỹ thuật tiến hành 27
2.4.1. Thăm khám bệnh nhân 27
2.4.2. Một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 29
2.4.3. Đánh giá đặt NKQ 30
2.4.4. Thu thập số liệu 33
2.5. Xử lý số liệu 34
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 36
3.1.1. Tuổi 36
3.1.2. Giới 38
3.1.3. BMI 39
3.1.4. Chẩn đoán bệnh 41
3.2. Đặc điểm đặt NKQ của bệnh nhân 42
3.2.1. Phân độ Mallampati 42
3.2.2. Khoảng cách cằm giáp, độ há miệng, độ gập duỗi của cổ, các vấn đề về răng 43
3.3. So sánh hiệu quả của đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 46
3.3.1. Đặt NKQ thành công 46
3.3.2. Các can thiệp hỗ trợ đặt NKQ 47
3.3.3. Mức độ bộc lộ thanh môn theo thang điểm Cormack – Lehane 50
3.3.4. Thời gian đặt NKQ 52
3.4. Tác dụng không mong muốn khi đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 52
3.4.1. Thay đổi tần số tim, HATB, SpO2 52
3.4.2. Số lần phải bóp bóng O2 qua mặt nạ trong quá trình đặt NKQ 54
3.4.3. ETCO2 ngay sau đặt NKQ 55
3.4.4. Tổn thương răng, môi, lợi, hầu họng 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Các yếu tố dịch tễ học 57
4.1.1. Tuổi 57
4.1.2. Giới 57
4.1.3. BMI 58
4.1.4. Đặc điểm phẫu thuật 59
4.2. Đặc điểm liên quan đến tiên lượng đặt NKQ khó khi khám trước mổ 59
4.2.1. Phân độ Mallampati 59
4.2.2. Khoảng cách cằm giáp 60
4.2.3. Độ mở miệng 61
4.2.4. Tình trạng răng 62
4.2.5. Các yếu tố đánh giá khác: Cổ ngắn, lưỡi to, miệng bé, u vùng hầu họng, cằm lẹm, vận động đầu cổ khó 62
4.3. So sánh hiệu quả đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh với đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 64
4.3.1. Tỉ lệ thành công khi đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 64
4.3.2. Các can thiệp hỗ trợ trong quá trình đặt NKQ 65
4.3.3. Phân độ Cormack – Lehane 67
4.3.4. Thời gian đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 69
4.4. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn khi đặt NKQ của đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quản có video hỗ trợ 70
4.4.1. Tần số tim và huyết áp trung bình trong quá trình đặt NKQ 70
4.4.2. Diễn biến SpO2 trong quá trình đặt NKQ 72
4.4.3. Số lần phải bóp bóng O2 qua mặt nạ trong quá trình đặt NKQ 72
4.4.4. Giá trị trung bình ETCO2 ở lần thông khí đầu tiên sau đặt NKQ thành công 73
4.4.5. Các tác dụng không mong muốn khác 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M.F. Aziz, D. Dillman, R. Fu, A. Brambrink (2012), Comparative effectiveness of the C‐MAC video laryngoscope versus directlaryngoscopy in the setting of the predicted difficult airway. Anesthesiology, 116. pp. 629–63.
2. E. Cavus, T. Neumann, V. Doerges, et al (2011), First clinical evaluationof the C‐MAC D‐bladevideolaryngoscope during routine and difficultintubation. Anesth Analg, 11. pp. 482–485
3. Shribman AJ, Smith G, Achola KJ (1987), Cardiovascular and catechlamineresponses tolaryngoscopy with and without endotracheal intubation. Br JAnaesth; 59:295–9.
4. Hoàng Văn Cúc. (1992), ´´Giải phẫu đầu ´´- mặt – cổ´´. Bài giảng giải phẫu học, NXB Y học, tr. 538 -599.
5. Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ, (1995). ´´Đặt ống nội khí quản´´. Nguyên lý thực hành và thông khí nhân tạo. NXB Y học, tr. 131 -138.
6. Weiss M, Schwarz U, Gerber ACH (1998), Video-intubating laryngoscopy: a new concept for routine and difficult tracheal intubation management. Anesthesiology. 3A:SEE9.
7. Đỗ Xuân Hợp. (1978), ´´Miệng, hầu, thanh quản, khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp´´. Giải phẫu đầu- mặt -cổ, NXB Y học, tr. 421-447.
8. Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Hữu Tú. (2014). ´´Đặt nội khí quản trong gây mê hồi sức´´. ´´Đặt nội khí quản khó´´, Gây mê hồi sức. NXB Y học, tr .173 -18
9. E.P. McCoy, R.K. Mirakhur, C. Rafferty, et al (1996), A comparison oftheforces exerted during laryngoscopy. The Macintosh versus the McCoyblade. Anaesthesia, 51. pp. 912–915
10. A. Jungbauer, M. Schumann, V. Brunkhorst, A. Borgers, H. Groeben. (2009), Difficult tracheal intubation: a prospective comparison of directlaryngoscopy and video laryngoscopy
11. Su YC, Chen CC, Lee YK, Lee JY, Lin KJ (2011), Comparison of video laryngoscopes with direct laryngoscopy for tracheal intubation: a meta-analysis of randomised trials. Eur J Anaesthesiol. 28(11):788-95.
12. Serocki G, Neumann T, Scharf E, Dorges V, Cavus E (2013), Indirectvideolaryngoscopy withC-MAC D-Blade andGlideScope: a randomized,controlled comparisonin patients withsuspected difficult airways. Minerva Anestesiol; 79(2):121
13. Wetsch WA, Spelten O, Hellmich M, Carlitscheck M, Padosch SA, Lier H, et al (2012). Comparison of different video laryngoscopes for emergency intubation in a standardized airway manikin with immobilized cervical spine by experienced anaesthetists. Resuscitation; 83:740-5.
14. E. Cavus, J. Kieckhaefer, V. Doerges, T. Moeller, C. Thee, K. Wagner. (2010), The C‐MAC videolaryngoscope:first experienceswith a new devicefor videolaryngoscopy‐guided intubation. Anesth Analg, 110. pp. 473–477
15. Niforopoulou P, Pantazopoulos I, Demestiha T, Koudouna E, Xanthos T (2010), Video-laryngoscopes in the adultairway management: atopicalreview of theliterature. ActaAnaesthesiol Scand. 54(9):1050-61.
16. Melissa D. Machan, CRNA, DNP, ARN (2012), Infection Control Practices of Laryngoscope Blades: A Review of the Literature. AANA J; 80(4): 274-8.
17. Tyler R. Call, MD,* Frederic J. Auerbach, MD,* Scott W. Riddell, PhD et al (2009) – Nosocomial Contamination of Laryngoscope Handles: Challenging Current Guideline. Anesth Analg.
18. Muscarella LF (2008), Reassessment of the risk of healthcare-acquired infection during rigid laryngoscopy. J Hosp Infect. 68: 101–7.
19. Skilton RW (1996), Risks of cross infection associated with anesthesia: cleaning procedures for laryngoscopes – a need for Association guidelines- Anesthesia. 51: 512–3.
20. Loftus RW, Koff MD, Burchman CC et al (2008), Transmission of pathogenic bacterial organisms in the anesthesia work area. Anesthesiology. 109: 399–407.
21. Simmons SA (2000). Laryngoscope handles: a potential for infection. AANA J. ; 68: 233–6.
22. Phillips RA, Monaghan WP (1997), Incidence of visible and occult blood on laryngoscope blades and handles. AANA J; 65: 241–6.
23. Ballin MS, McCluskey A, Maxwell S et al (1999), Contamination of laryngoscopes. Anesthesia; 54: 1115–6.
24. Morell RC, Ririe D, James RL et al (1994), A survey of laryngoscope contamination at a university and a community hospital. Anesthesiology.; 80:960.
25. Esler MD, Baines LC, Wilkinson DJ et al (1999), Decontamination of laryngoscopes: a survey of national practice. Anesthesia. ; 54:587–92.
26. GONG Sheng-kai, SUN Zheng, FAN Xiao-chong et al (2013), Comparison of UESCOPE Video Laryngoscope Versus Macintosh Laryngoscope for Tracheal Intubation. Department of Anesthesiology, First Affiliated Hospital of Zhengzhou University He’ nan Key Laboratory of Clinical Medicaine, Zhengzhou 450052, China. Chinese J Anesthesiol. Vol 33. No 1.
27. GONG Sheng-kai, SUN Zheng, LI Ping-le et al (2013), Comparison of double-lumen tube intubation effect between UESCOPE video laryngoscope and Macintosh laryngoscope. Department of Anesthesiology, the First Affiliated Hospital of Zhengzhou University, Zhengzhou 450052, China. Chinese J Exp Surg. Vol 30. No 5.
28. Li Jiansen, Li Jincheng, Guo Bing et al (2012), Clinical Observation of Endotracheal Intubation with UE Video Laryngoscope for Thyroid Tumor Surgery Under General Anesthesia. Chinese Journal of Clinical Oncology .Vol. 39, 16 issue.
29. Wang Tiequan. Xue Jie (2013), Comparison Analysis of the Applications of Two Kinds of Laryngoscope in 48 Cases of Difficult Tracheal Intubation. Department of Anesthesia, People’s Hospital of Beijing Daxing District, Beijing, 102600. China and Foreign Medical Treatment.
30. Tang Jianfeng; Wang Gang; Rong Yulin et al (2012), Application of UESCOPE video laryngoscope in endotracheal intubation. Mid – Month Journal. Vol 11. No 3.
31. Wilson ME, Spiegehalter JA, Jobertson JA et al (1988), Predicting difficult intubatio. Br J Anaesth, 61: 211 – 6.
32. Olivier L, (2000), Prediction of difficult ventilation, Anesthesiology, 92: 1229 – 36.
33. Hiremath AS, Hilman DR, James AL, (1998), Relationship between difficult intubation and and obstructive apnoea. Br. J. Anaesth, 80: 606 – 611 .
34. Nguyễn Toàn Thắng (2003), Luận văn tốt nghiệp nội trú gây mê hồi sức, Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó trong gây mê, tr 56.
35. Foweraker JE (1995). The laryngoscope as a potential source of cross-infection. J Hosp Infect. ; 29:315–6.
36. Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Dịch tễ học và thống kê trong nghiên cứu khoa học, Mạng lưới đào tạo và tư vấn sức khỏe cộng đồng
37. Habib MP (1989), Physiologic implicationsof artificial airways. Chest; 96: 180-8.
38. Postner KL, Caplan RA, Cheney FW (1999). Airway injury. Domino during anesthesia. Anesthesiology; 91: 1703-11.
39. Levine SA, Niederman MS (1991), The impact of trachealintubation on hostdefenses and risksfor nosocomial pneumonia. Clin Chest Med; 12:523-43.
40. Han TS, Kin JA, Park NG, Lee SM, Cho Hs, Chung IS (1999). A comparison of the effects of different type of laryngoscope on haemodynamics. McCoy versus the Macintosh blade. Korean JAnesthesiol; 37:398–41.
41. C. Byhahn, T. Iber, K. Zacharowski, et al (2010), Tracheal intubation usingthe mobile C‐MAC video laryngoscopeforpatients with a simulateddifficult airway.Minerva Anestesiol, 76. pp. 577–583.
42. K. Stroumpoulis, A. Pagoulatou, et al (2009), Videolaryngoscopyin themanagement of the difficultairway: a comparisonwith the Macintoshblade. Eur J Anaesthesiol, 26. pp. 218–222.
43. T. Asai. (2012), Videolaryngoscopes–do they truly haveroles in difficult airways?Anesthesiology, 116. pp. 515–517.
44. Piepho T, Fortmueller K, Heid FM, Schmidtmann I, Werner C, Noppens RR. (2011), Performance of theC-MAC video laryngoscopein patients aftera limitedglottic view usingMacintosh laryngoscopy. Anaesthesia. 66(12):1101-5.