ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG PEGYLATED LIPOSOMAL DOXORUBICIN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG PEGYLATED LIPOSOMAL DOXORUBICIN

Luận văn ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG PEGYLATED LIPOSOMAL DOXORUBICIN.Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong những ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới.Trên thếgiới, tỷ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ da trắng (13-15/100.000 phụ nữ), tỷ lệ thấp hơn ở Nhật Bản và các nước phát triển (10/100.000 phụ nữ). Theo thống kê tại Mỹ, năm 2007 có khoảng 20.000 ca mới mắc và có khoảng 15.000 trường hợp tử vong do bệnh này, số phụ nữ tử vong vì UTBT bằng tổng số phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và ung thư niêm mạc tử cung [1], [2]. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2004, bệnh phổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư phụ khoa và thứ 7 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Theo ghi nhận ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi là 4,4/100.000 dân, ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân [2],[3].

Về mô bệnh học, có tới 80-90% UTBT là loại biểu mô, 5-10% là ung thư tế bào mầm và khoảng 5% ung thư có nguồn gốc mô đệm [1],[5]. Hơn 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (giai đoạn III,IV) do buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong tiểu khung, các triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, dễ lẫn với các bệnh nội khoa khác. Thời gian sống sau điều trị thêm phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh [1],[5]. Ung thư buồng trứng tái phát được định nghĩa là bệnh xuất hiện trở lại sau 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị ban đầu. Trường hợp xuất hiện triệu chứng trong thời gian 6 tháng được xem là bệnh tiên phát chưa lui bệnh hoàn toàn, không xếp vào nhóm tái phát [6],[7]. Điều trị UTBT tuỳ theo giai đoạn bệnh, gồm phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật công phá u tối đa nhằm giảm thể tích u, tạo điều kiện cho hóa trị bổ trợ phát huy tác dụng [8]. 
Phác đồ hóa trị bổ trợ là sự phối hợp của nhóm Taxan và Platium. Khoảng 85% bệnh nhân đáp ứng tốt với phẫu thuật và hóa trị bước một, 50- 70% bệnh nhân UTBT giai đoạn tiến xa tại chỗ sẽ tái phát di căn sớm [9]. Hóa trị bước hai có vai trò giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho các trường hợp này. Một số thuốc được chứng minh có tác dụng khi bệnh nhân đã kháng với nhóm Platium gồm có Pegylated liposomal doxorubicin, Etoposide uống, Gemcitabin, Vinorelbin Tỷ lệ đáp ứng của từng loại thuốc khoảng 12-27%[11],[12]. Pegylated Liposoml Doxorubicin (Lipodox) bản chất là Doxorubicin được bọc trong các vi cầu mỡ bảo vệ khỏi bị hệ thống lưới nội mô đào thải, thuốc xâm nhập vào tổ chức khối u và giải phóng ra Doxorubicin dạng hoạt động.Gián tiếp phá vỡ chuỗi ADN bởi tác dụng của Anthracyclin trên Topoisomerase II xen vào giữa ADN, ức chế men trùng hợp AND[10].Một số nghiên cứu cho thấy Lipodox cho tỷ lệ đáp ứng cao nhất đối ung thư buồng trứng giai đoạn tái phát, di căn [11],[12]. Tại bệnh viện K, từ năm 2007 bắt đầu sử dụng thuốc này cho điều trị ung thư buồng trứng tái phát di căn nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống về hiệu quả củ thuốc. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, di căn.
2. Đánh giá hiệu quả của Lipodox (pegylated liposomal doxorubicin) trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, di căn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ MÔ HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG 3
1.1.1. Giải phẫu của buồng trứng 3
1.1.2. Mô học 4
1.1.3. Chức năng của buồng trứng 5
1.2. DỊCH TỄ 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Tại Việt Nam 7
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 7
1.3.1. Tiền sử gia đình 7
1.3.2. Tiền sử bệnh tật 8
1.3.3. Tiền sử sinh sản 8
1.3.4. Tiền sử nội tiết 8
1.3.5. Tuổi 9
1.3.6. Các yếu tố khác 9
1.4. CÁC HÌNH THỨC LAN TRÀN CỦA UTBT 9
1.4.1. Theo ổ phúc mạc 9
1.4.2. Theo đường bạch huyết 10
1.4.3. Theo đường máu 10
1.4.4. Xâm lấn tại chỗ, tại vùng 10
1.5. CHẨN ĐOÁN 10
1.5.1. Chẩn đoán xác định 10
1.5.2. Chẩn đoán mô bệnh học 14
1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn 15 
1.6. CHẨN ĐOÁN TÁI PHÁT, DI CĂN 17
1.6.1. Triệu chứng 17
1.6.2. Khám lâm sàng 17
1.6.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng 18
1.7. ĐIỂU TRỊ 18
1.7.1. Điều trị UTBMBT giai đoạn I 19
1.7.2. Điều trị UTBMBT giai đoạn II 19
1.7.3. Điều trị UTBMBT giai đoạn III 19
1.7.4. Điều trị UTBMBT giai đoạn IV 20
1.7.5. Điều trị UTBMBT giai đoạn tái phát, di căn 20
1.8. TIÊN LƯỢNG 25
1.8.1. Giai đoạn bệnh 25
1.8.2. Thể tích u tồn dư sau mổ 25
1.8.3. Nồng độ CA-125 huyết thanh 25
1.8.4. Mô bệnh học và độ mô học 25
1.8.5. Các yếu tố khác 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Cỡ mẫu 27
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin: theo mẫu bệnh án ghi sẵn 28
2.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 29
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng theo RECIST 29
2.3.2. Đánh giá chỉ số toàn trạng theo Karnofsky 29 
2.3.3. Đánh giá độc tính theo WHO 30
2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 32
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 34
3.2. ĐÁP ỨNG CỦA PHÁP ĐỒ ĐIỀU TRỊ 42
3.3. MỘT SỐ ĐỘC TÍNH CỦA PHÁC ĐỒ HÓA CHẤT 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 51
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 51
4.1.1. Tuổi 51
4.1.2. Chỉ số Karnofsky trước điều trị 51
4.1.3. Thời gian tái phát, di căn 52
4.1.4. Triệu chứng tái phát đầu tiên 53
4.1.5. Triệu chứng cơ năng 54
4.1.6. Triệu chứng thực thể 54
4.1.7. Giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán ban đầu 55
4.1.8. Số phác đồ bệnh nhân đã điều trị trước 55
4.1.9. Số chu kỳ hóa chất bệnh nhân điều trị 56
4.1.10. Đặc điểm tái phát, di căn 57
4.1.11. Nồng độ CA-125 tại thời điểm tái phát, di căn 57
4.1.12. Thể mô bệnh học 58
4.1.13. Giá trị của chẩn đoán hình ảnh 58
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 59
4.2.1. Đáp ứng của phác đồ 59
4.2.2. Chỉ số CA-125 sau khi điều trị 60
4.2.3. Liên quan vị trí tái phát, di căn với đáp ứng 60
4.2.4. Liên quan số vị trí tái phát, di căn với đáp ứng 61 
4.2.5. Liên quan đáp ứng với số phác đồ hóa chất điều trị trước đó 61
4.2.6. Liên quan đáp ứng với thể mô bệnh học 62
4.3. ĐỘC TÍNH CỦA PHÁC ĐỒ 62
4.3.1. Hạ hemoglobin 62
4.3.2. Hạ bạch cầu, bạch cầu hạt 63
4.3.3. Hạ tiểu cầu 63
4.3.4. Sự thay đổi hemoglobin, bạch cầu, bạch cầu hạt sau các đợt điều trị….64
4.3.5. Độc tính ngoài hệ tạo huyết 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2008), Dịch tễ học bệnh ung thư,Nhà xuất bản Y học, 19 – 21.

3. Nguyễn Bá Đức .(2004). Ghi nhận ung thư Hà Nội.Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 7-12.

5. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010), Ung thư buồng trứng. Điều trị nội khoa bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 189-199.

7. Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Văn Tuyên (2007), Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, 339-351.

8. Nguyễn Văn Hiếu và CS (2010), Ung thư buồng trứng – Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 346-355.

10. Nguyễn Bá Đức (2003),Hóa chất điều trị bệnh ung thư, 362-363.

14. Độ Xuân Hợp(1997),Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 321 – 324.

15. Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng (2004), Ung bướu học nội khoa, NXB. Yhọc. Tập 1, 294 – 301.

16. Nguyễn Bá Đức và CS. (2010).Dịch tễ học và chương trình phòng chống ung thư. Tạpchí ung thư học, 23-25.

21. Nguyễn Văn Lợi (2005),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học vàđánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III tại bệnh viện K từ 2000-2004, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà nội.22. Chobanian N, Dietrich, et al. (2008).Ovarian cancer.Surg Clin North Am.88 (2), 285-299.

27. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi, Vũ Thị Kim Chi. (2000).Nghiên cứu dự đoán độ lành ác của khối u buồng trứng bằng siêu âm và CA-125, CA153 trong huyết thanh. Y học TP. Hồ Chí Minh 2000, 4(4),216 – 220.

28. Nguyễn Văn Tuyên, Lê Thị Vân. (2012). Hình ảnh lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn FIGO IIIC bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị tại bệnh viện K. Tạp chí ung thư học Việt Nam.2, 239 – 250.

30. Nguyễn Tuyết Mai. (2013). Mối liên quan giữa nồng độ CA-125 với một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư buồng trứng tại bệnh viện K. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 1/2013, 300-304.31. Vũ Bá Quyết (2010), Nghiên cứu giá trị của CA-125 trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng, Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

37. Phạm Thị Diệu Hà, Vũ Văn Tuyên. (2012). Nhận xét giá trị của chất chỉ điểm u là CA-125 và HE4 (ROMA) trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2, 230 – 238.

62. Trần Thị Tuyết Lan (2004),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng,mô bệnh học ung thư buồng trứng nguyên phát tại bệnh viện phụ sảntrung ương 2001-2004, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II.Trường Đại học Y Hà nội.63. Nguyễn Đức Phúc (2010),Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu môbuồng trứng giai đoạn III bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị liệu, Luậnán tiến sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội.

64. Nguyễn Đình Tạo (2012), Nhận xét kết quả điều trị ung thư biểu môbuồng trứng tái phát tại bệnh viện K, Luận văn thạc sỹ. Trường Đại họcY Hà Nội.

72. Vũ Văn Vũ, Cao Hữu Thu, Đặng Thanh Hồng (2012). Hóa trị bước sauung thư buồng trứng tiến xa bằng doxorubicin bọc liposom pegylat hóa(Lipodox) tại bệnh viện ung bướu TPHCM, 405-413

Leave a Comment