Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus thể ứ mật bằng kỹ thuật thay huyết tương
Đề cương luận văn chuyên khoa II Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus thể ứ mật bằng kỹ thuật thay huyết tương tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (2007 – 2014).Gan là một cơ quan sống còn của cơ thể có nhiều chức năng phức tạp như tổng hợp, thải độc và điều hòa. Vì vậy khi chức năng gan bị rối loạn có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân và tỉ lệ tử vong rất cao. Theo một thống kê ở Mỹ từ năm 1980 đến năm 1988 ở Mỹ có 7500 ca tử vong do suy gan cấp, tương đương 3,5 ca tử vong cho mỗi triệu người [1]. Cũng từ một nghiên cứu từ Mỹ giai đoạn 1999 đến 2001 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy gan cấp là quá liều acetaminophen 39%, viêm gan B, A là 12%. Có nhiều loại virus gây viêm gan như virus viêm gan A, B, C, E…gây nên nhiều thể bệnh khác nhau đặc biệt là các thể nặng có thể dẫn đến tử vong [2].
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ gan đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam do đó ngày càng nhiều bệnh nhân suy gan được cứu sống. Có nhiều liệu pháp hỗ trợ gan ngoài cơ thể như thiết bị hỗ trợ gan nhân tạo, thẩm tách máu, siêu lọc, siêu lọc kết hợp với thẩm tách máu, lọc máu hấp phụ với cột than hoạt tính, hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử và đặc biệt là liệu pháp thay huyết tương ngày càng được áp dụng nhiều [1]. Một kết quả nghiên cứu ở (Trung Quốc) trên 104 bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính nặng thì số những bệnh nhân được thay huyết tương tỉ lệ hồi phục là 54,4% so với nhóm không được thay huyết tương 27,8%. Ở Việt Nam có nhiều bệnh viện đã áp dụng liệu pháp thay huyết tương trong điều bệnh nhân viêm gan ứ mật như Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Bạch Mai, đặc biệt Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành Truyền nhiễm ở Việt Nam đã áp dụng liệu pháp thay huyết tương ở bệnh nhân viêm gan ứ mật từ năm 2007. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào đầy đủ về hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus thể ứ mật bằng liệu pháp thay huyết tương, các chỉ định thay huyết tương, những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của liệu pháp thay huyết tương trên bệnh nhân viêm gan virus, đó là những câu hỏi quan trọng luôn được đặt ra đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhằm cung cấp thông tin giúp trả lời phần nào các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus thể ứ mật bằng kỹ thuật thay huyết tương tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (2007 – 2014) với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm gan virus thể ứ mật được thay huyết tương tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
2. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của kỹ thuật thay huyết tương ở bệnh nhân viêm gan thể ứ mật và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM GAN VIRUS THỂ Ứ MẬT 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Căn nguyên gây viêm gan virus 3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng 5
1.1.4. Hậu quả khi nhiễm virus viêm gan 5
1.2. CÁC KỸ THUẬT VỀ TRỊ LIỆU TÁCH MÁU 6
1.3. LIỆU PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG 7
1.3.1. Nguyên lý 7
1.3.2. Kỹ thuật phân tách huyết tương 7
1.3.3. Những tác dụng của thay huyết tương 8
1.3.4. Những bất lợi của thay huyết tương 8
1.3.5. Những biến chứng của thay thế huyết tương 9
1.3.6. Các chỉ định thay thế huyết tương 10
1.3.7. Thay thế huyết tương trong một số trường hợp cụ thể 11
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THAY HUYẾT TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 13
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới: 13
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam: 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. 16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu. 16
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh án và bệnh nhân 16
2.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.3.2. Cỡ mẫu 17
2.3.3. Cách chọn mẫu 17
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 24
2.6. SAI SỐ VÀ KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ SAI SỐ 24
2.6.1. Sai số 24
2.6.2. Khống chế sai số 24
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 24
2.8. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 25
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
3.2. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG 28
3.3. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 30
3.3.1. Kết quả xét nghiệm về công thức máu 30
3.3.2. Kết quả xét nghiệm về đông máu 31
3.3.3. Kết quả xét nghiệm về sinh hóa máu 32
3.3.4. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá chức năng gan 33
3.3.5.Kết quả xét nghiệm xác định loại virus gây viêm gan 34
3.3.6.Kết quả siêu âm ổ bụng 35
3.4. THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ TRƯỚC VÀ SAU TPE 36
3.4.1. Thay đổi một số chỉ số về lâm sàng trước và sau TPE 36
3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA KỸ THUẬT THAY HUYẾT TƯƠNG. 39
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 41
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu. 41
4.2. Bàn luận về các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân viêm gan virus có ứ mật được TPE. 41
4.3. Bàn luận các biến đổi về lâm sàng và xét nghiệm trước và sau TPE. 41
4.4. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của TPE 41
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 42
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Thắng, Cao Hoài Tuấn Anh, Võ Anh Khoa và cộng sự (2013), “ Thay thế huyết tương”, Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 183-194
2. Nguyễn Văn Kính, Bùi Vũ Huy và cộng sự (2011), “Viêm gan virus”, Bài giảng Bệnh Truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 231-242.
3. Bùi Đại (2008), “Viêm gan ác tính”, Bài giảng bệnh Truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr 216- 224
4. Phạm Song (2010), “ Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan do virus”, hà xuất bản Y học, Hà Nội
5. Lê Đăng Hà (2013), “ Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới”, Nhà xuất bản Y học, 2013
6. Bộ môn Vi sinh vật -trường Đại học Y Hà Nội (2008), “Các virus gây viêm gan”, Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản Y học
7. Friday JL, Kaplan AA, Prescription and technique of therapeutic plasma exchange. UptoDate 21.1
8. John T. Daugirdas, Peter G. Blake, Todd S. Ingueller (2001), “Handbook of Dialysis, Plasmapheresis”, pp 231-262.
9. Vasselin D (2003), “Current application of plasmapheresis in clinical, Nephrol Dial Transplant 18,pp 56-58.
10. Tomohito Sadahiro, MD; Hiroyuki Hirasawa, MD; Shigato Oda, MD, et al (2001), “Usefulness of plasma exchange plus continuous hemodiafiltration to reduce adverse effects associated with plasma exchange in patients with acute liver failure” Crit Care Med 2001 Vol.29.No.7 pp. 1386-1392.
11. Nian-Hai He, Ying-Jie Wang, Ze-Wen Wang et.al, “ effects of hemoperfusion adsorption and/or plasma exchange in treatment of severe viral Hepatitis: A comparative study, World J Gastroenterol 2004; 10(8): pp 1218-1221.
12. Mehmet Bektas, MD; Ramazan Idilman, MD; Irfan Soykan, MD. et.al (2008), “ Adjuvant Therapeutic Plasma Exchange in Liver Failure Assessments of Clinical and Laboratory Parameters”, J Clin J Gastroenterol. Volum 42, Number 5, pp 517-521
13. Pau J. Schmidt, MD (1991), “ Therapeutic Plasma Exchange”, Arch Intern Med – Vol 141, Nov 1981, pp 1661-1668
14. Stephen M Riordan and Roger Williams (1999), Extracorporeal support and hepatocyte transplantation in acute liver failure and cirrhosis
15. Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2012); Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng; Nhà xuất bản Y học, tr.58-114.
16. Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Bài giảng huyết học và truyền máu” Nhà xuất bản Y học năm 2007.
17. Đỗ Trung Phấn (2012), “ Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh”, Nhà xuất bản Y học năm 2012
18. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2011), “ Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học năm 2011.
19. AASDL (2011), “ The management of acute liver failure, update 2011
20. Shinozaki, Oda K, Tateishi R (2010), “Blood purification in Fulminat Hepatic Fulure, Karger 2010, pp73
21. Ngô Duy Đông ( 2009), “Đánh giá hiệu quả của thay huyết tương và lọc máu liên tục điều trị tổn thương gan ở bệnh nhân ngộ độc cấp”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y hà Nội năm 2009.