ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH TOÀN THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP VỚI SỬDỤNG LASER
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH TOÀN THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP VỚI SỬDỤNG LASER
Nguyễn Khang*; Nguyễn Trung Dũng**; Trương Xuân Quý***
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đầu vào của bệnh nhân tham gia nghiên cứu và đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trịgiữa nhóm nghiên cứu (nhóm kết hợp điều trịvới laser diode) với nhóm xửlý bằng phương pháp thường quy (không phẫu thuật sửdụng kháng sinh), làm cơsởnhận xét và đưa ra kết luận vai trò của laser diode.
Đối tượng và phương pháp: 67 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 46,00 ± 17,41 bị viêm quanh răng mạn tính toàn thể. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nhóm chứng (n = 31) điều trị theo cách thông thường (lấy cao răng, làm nhẵn bềmặt chân răng, liệu pháp kháng sinh: cephalexin kết hợp alphachymotripsin). Nhóm nghiên cứu (n = 36) điều trịtheo cách thông thường kết hợp laser diode (AMD laser, Mỹ, bước sóng 810 nm; công suất 7W; nguồn vào 110 – 240V. Kết quả: sau 2 tuần điều trị ởnhóm nghiên cứu và nhóm chứng, kết quảlần lượt: độ sâu túi răng: 0,33 ± 0,46/0,66 ± 0,47; mức mất bám dính: 2,49 ± 0,79/2,99 ± 0,72; chỉ số lợi: 0,22 ± 0,42/0,65 ± 0,46; chỉsốchảy máu rãnh lợi: 0,22 ± 0,42/0,64 ± 0,46; chỉsốmảng bám: 0,13 ± 0,34/0,49 ± 0,49; độlung lay răng: 1,40 ± 0,59/1,61 ± 0,49. Sau 2 tuần điều trị, kết quảtốt: 72,2% ởnhóm nghiên cứu, 22,6% ởnhóm chứng. Kết luận: sau 2 lần kết hợp laser diode đã cải thiện tích cực các chỉ số răng lợi, hiệu quảrõ rệt hơn so với chỉsửdụng phương pháp thông thường. Điều này mởra hướng điều trịmới không đau, an toàn và dễthao tác, có thể áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện và cơsởy tế
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất