Đánh giá hiệu quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR bằng Afatinib
Đánh giá hiệu quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR bằng Afatinib
Trịnh Lê Huy, Trần Đình Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của điều trị Afatinib bước 1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn IV có đột biến EGFR tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy trong 34 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%, các trường hợp còn lại là đột biến hiếm hoặc đột biến kép. Tại thời điểm sau 12 tuần, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên chiếm 20,6% và chỉ có 2,9% bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) đạt 12,0 ± 3,1 tháng (5,9 – 18,0 tháng). Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy (32,4%). Không có bệnh nhân nào được ghi nhận mắc độc tính độ 4 hoặc ngừng điều trị do độc tính của afatinib.
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh lý ác tính trên toàn cầu. Theo GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 về cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư.1 Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam được chẩn đoán tại thời điểm bệnh đã ở giai đoạn di căn xa. Ung thư phổi giai đoạn muộn có tỷ lệ đáp ứng thấp với hóa trị và tiên lượng chung xấu. Trong vài thập kỷ gần đây, việc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, đặc biệt với sự phát hiện và xác định các đột biến gen (EGFR, ALK, ROS-1…) và các điều trị nhắm trúng đích đặc hiệu đã giúp cải thiện rõ rệt kết quả về sống thêm và giảm thiểu tác dụng không mong muốn của hóa trị.3-6Trong các đột biến gen được phát hiện, đột biến EGFR hiện đóng vai trò quan trọng nhấtvà được nghiên cứu nhiều nhất với các thuốc kháng EGFR tyrosine kinase (TKIs). Afatinib là thuốc kháng EGFR tyrosine kinase thế hệ 2 đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị bước một UPBKTBN giai đoạn di căn có đột biến gen EGFR qua nhiều thử nghiêm lớn bao gồm LUX-LUNG 3,6 và 7.6-8 Trong kết quả của các thử nghiệm này, afatinib cho thấy đã cải thiện tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển so với hóa trị cũng như thuốc kháng EGFR thế hệ thứ nhất (gefitinib).9Afatinib đồng thời cho thấy hiệu quả cao hơn đáng kể so với các thuốc thế hệ thứ nhất trên các khối u có đột biến EGFR không thường gặp (G719X, L861Q và S768I)
Nguồn: https://luanvanyhoc.com