Đánh giá hiệu quả điều trị chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

Đánh giá hiệu quả điều trị chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an

Luận văn Đánh giá hiệu quả điều trị chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp .Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết của y học đối với mọi quốc gia trên thế giới. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. Nó trở thành gánh nặng không chỉ đối với bệnh nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội [1], [2].

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (1996) tỷ lệ bệnh nhân TBMMN mới phát hiện (incidence) hàng năm là từ 150-250/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc (prevalence) là từ 500-700/100.000 dân [3], [4]. Tai biến mạch máu não đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn phế [5]. TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch [5], [6], [7].
Tai biến mạch máu não tăng theo lứa tuổi, nhất là từ 50 tuổi trở lên. Nam thường ưu thế hơn giới nữ. Ở các nước công nghiệp phát triển như châu Âu và châu Mỹ, nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80%, ở nước ta khoảng 60%, còn lại là xuất huyết não (XHN) [1], [8].
Những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học trong Chẩn đoán, Hồi sức cấp cứu và Điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm đi, đồng nghĩa với tỷ lệ sống sót và tàn phế ngày càng tăng cao. Theo TCYTTG, mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc TBMMN trên toàn cầu, trong đó có 5 triệu người chết và 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn [9]. Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khỏe và phí tổn cho việc mất khả năng lao động do TBMMN là rất lớn, khoảng 62,7 tỷ USD/ năm trong năm 2007; 65,5 tỷ USD/ năm trong năm 2008 [9]. Chính vì vậy, điều trị TBMMN chú trọng vào PHCN vận động và điều trị các yếu tố nguy cơ đề phòng tái phát.
YHHĐ đã có rất nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh TBMMN, nhưng việc khắc phục di chứng liệt nửa người còn có nhiều hạn chế. Qua thực tiễn lâm sàng điều trị phục hồi liệt nửa người do TBMMN, nếu thầy thuốc sớm biết kết hợp YHHĐ với YHCT trong điều trị thì việc khắc phục các di chứng của TBMMN sẽ thu được nhiều kết quả khả quan hơn, hạ thấp tỷ lệ tàn phế cho người bệnh [5]. Trong hoạt động điều trị cho bệnh nhân TBMMN, công việc chăm sóc điều dưỡng cũng đóng vai trò hết sưc quan trọng đối với sự hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Khoa Châm cứu- PHCN Bệnh viện YHCT Bộ Công an đã và đang áp dụng kết hợp các phương pháp chữa bệnh dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vận động trị liệu, vật lý trị liệu… kết hợp với các hoạt động chăm sóc điểu dưỡng nhằm mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, đem lại cuộc sống có ích cho người bệnh và giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả điều trị chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an“. Nhằm mục tiêu sau:
1.    Đánh giá sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày theo Barthel của bệnh nhân Tai biến mạch máu não điều trị tại khoa.
2.    Đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại khoa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Bộ môn Thần kinh – Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bài giảng Thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.    Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 3-5, 9-22, 27-81.
3.    Nguyễn Văn Đăng(1996). Tình hình tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai 1991-1993. Kỷ yếu công trình khoa học Thần kinh, 101-109.
4.    Nguyễn Văn Đăng (1996), Góp phần nghiên cứu dịch tễ học TBMMN 1991-1995, Bộ Y tế, Hà Nội.
5.    Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 214-217.
6.    Nguyễn Văn Đăng (1997), Vài số liệu nghiên cứu dịch tễ học TBMMN trong bệnh viện và cộng đồng ở Việt Nam.
7.    Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2009), Tai biến mạch máu não: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 29-36, 84-105, 625-632.
8.    S. Claiborne Johnston, Wade S. Smith, J. Donald Easton. (2005).Harrison’s principles of Internal Medicine. The McGraw-Hill Medical publishing division. II, 16th Edition, 2372-86.
9.    Medifocus Guidebook (2010), Stroke Rehabilitation, 15-16, 18.
10.    Ekeberg. G, Indredavik. B, Morch. B. (2000). Benefit of an extend stroke unit service early supported discharge adrandomized, controlled trial. 2989-2994.
11.    Harvey Simon (2003), Ischaemic stroke.
12.    Nguyễn Văn Đăng (2007), Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 536-537, 569-573.
13.    Cao Minh Châu (1996), Nghiên cứu chế tạo dụng cụ phục hồi chức năng theo kích thước thích ứng tại cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội.
14.    Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương, Cao Minh Châu . (1995). Kết quả bước đầu phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người tại nhà trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Kỷ yếu công trình Phục hồi chức năng Việt Nam. Hà Nội, 21-24.
15.    Lê Văn Thính (1995), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chụp cắt lớp vi tính và chụp Động mạch của nhồi máu não hệ Động mạch cảnh trong, Luận án Phó Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
16.    Nguyễn Minh Châu (2011), Nhận xét tình hình bệnh nhân Tai biến mạch máu não điều trị tại bệnh viện Lao khoa Trung Ương trong năm 2010, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
17.    Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 480-90.
18.    Vương Thị Kim Chi (2008), Nghiên cứu phương pháp xoa bóp – vận động kết hợp điện châm góp phần phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân nhồi máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
19.    Hoàng Bảo Châu (1997), Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20.    Hoàng đế nội kinh Tố Vân (1992), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 283-285.
21.    Trần Văn Kỳ (1995), Đông Tây y điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Đồng Tháp, 14-27.
22.    Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 151-153.
23.    Nguyễn Thị Kim Hoa, Lê Văn An (2009), Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 87 – 92.
24.    Đinh Thị Quỳnh (2006), Chăm sóc đau khớp vai ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội.
25.    Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006), Chăm sóc bàn tay ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não có hội chứng vai tay, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội.
26.    Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2009), Bước đầu đánh giá hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng bàn tay bên liệt trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội.
27.    Nguyễn Thị Hương (2008), Bước đầu đánh giá công tác chăm sóc chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại Học Y Hà Nội.
28.    Nguyễn Thanh Thủy (2010), Bước đầu đánh giá tác dụng hỗ trợ của điện châm và thủy châm vincozyn tại bệnh viện Châm cứu Trung ương trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp, Luận văn Bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nợi.
29.    Trịnh Thị Diệu Thường (2013), Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
30.    Aras MD, Gokkaya NKO, Comert D, et al. (2004). Shoulder pain in hemiplegia: Results from a national rehabilitation hospital in Turkey. Am J phys Med Rehabil. 83, 713 – 719.
31.    Phạm Gia Khải và cộng sự. (2004). Tình hình tai biến mạch máu não tại viện Tim mạch Việt Nam (1/1996 – 12/2002). Y học Việt Nam. 8, 17 – 21.
32.    Đinh Văn Thắng (2007), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân Tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
33.    Nguyễn Tấn Dũng (2012), Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả Phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau Tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
34.    Nguyễn Phương Thảo (2014), Đánh giá tình hình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa Châm cứu bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
35.    Indredavik. B, Bakke. F, Slordahl S.A (1999), Stroke unit treatment 10 years follow up, 1524 – 1527.
36.    Sonde. L, et al. (2000). Low tens treatment on post stroke paretic arm a three year follow up.Clinical rehabilitation, 14 – 19.
37.    Nguyễn Văn Thông (1997). Các bệnh mạch máu não và đột quỵ chủ yếu. Bệnh mạch máu não và các cơn đột quỵ. Nhà xuất bản Y học, 172 – 276.
 Lời cảm ơn    Trang

Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐE Đánh giá hiệu quả điều trị chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Đặc điểm dịch tễ học về tai biến mạch máu não    3
1.1.1.     Tình hình tai biến mạch máu não trên Thế giới    3
1.1.2.     Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam    3
1.2.    Tai biến mạch máu não theo YHHĐ    4
1.2.1.    Định nghĩa và phân loại tai biến mạch máu não    4
1.2.2.    Chẩn đoán tai biến mạch máu não trong giai đoạn cấp    5
1.2.3.    Các yếu tố nguy cơ    6
1.2.4.    Chẩn đoán tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp    7
1.2.5.    Điều trị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp    7
1.3.    Tai biến mạch máu não theo YHCT    9
1.3.1.    Bệnh danh    9
1.3.2.     Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    9
1.3.3.    Các thể Trúng phong theo YHCT    10
1.3.4.    Giai đoạn di chứng về sau    11 
1.3.5.    Điều trị theo YHCT    11
1.4.    Một số nghiên cứu về sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não    
13
1.5.    Hoạt động chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp    14
1.5.1.    Các hoạt động chăm sóc điều dưỡng thông thường của điều dưỡng
viên trên bệnh nhân sau TBMMN    14
1.5.2.    Các nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân TBMMN20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.1.1.    Cỡ mẫu    22
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.1.3.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    22
2.1.4.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    22
2

.2. Thời gian và địa điếm nghiên cứu    22
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    23
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    23
2.3.2.    Các chỉ tiêu nghiên cứu    23
2.3.3.    Các bước tiến hành    24
2.3.4.    Phương pháp thu thập số liệu    24
2.3.5.    Xử lý số liệu    26
2.3.6.    Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu    27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    28
3.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    28
3.1.2.    Đặc điểm nghề nghiệp    29
3.1.3.    Đặc điểm về thời gian mắc bệnh    30
3.1.4.    Đặc điểm vị trí tổn thương định khu bên liệt và loại tổn thương
trên lâm sàng    30
3.1.5.    Một số bệnh lý đi kèm với TBMMN    31
3.2.    Đánh giá dịch vụ chăm sóc tại khoa Châm cứu – PHCN, Bệnh viện
YHCT Bộ Công an    32
3.2.1.    Mức độ hài lòng về nhân viên bệnh viện    33
3.2.2.    Đánh giá về các đặc điểm của bệnh viện    33
3.3.    Đánh giá hoạt động chăm điều dưỡng cho bệnh nhân tai biến
mạch máu não tại khoa    34
3.4.    Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân TBMMN
trước và sau điều trị    35
3.4.1.    Đánh giá sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày theo chỉ
số Barthel    35
3.4.2.    Đánh giá sự cải thiện cơ lực chi trên và chi dưới trước và sau điều
trị    36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    37
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    37
4.2.    Hoạt động chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân tại bệnh viện    42
4.3.    Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân
TBMMN tại khoa    44
4.4.    Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp chăm sóc điều dưỡng cho
bệnh nhân TBMMN    45
KẾT LUẬN    49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN    : Bệnh nhân
NMN    : Nhồi máu não
TCYTTG    : Tổ chức Y tế Thế giới
XHN    : Xuất huyết não
YHCT    : Y học cổ truyền
YHHĐ    : Y học hiện đai

 
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới tính    27
Bảng 3.2. Phân loại bệnh nhân theo tổn thướng định khu bên liệt và loại
tổn thướng    30
Bảng 3.3. Một số bệnh lý đi kèm với TBMMN    30
Bảng 3.4. Đánh giá về các các đặc điểm củả bệnh viện    32
Bảng 3.5. Các hoạt động chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân tải biến
mạch máu não tại khoa    33
Bảng 3.6. So sảnh tiện triển chí so Bảrthel trước – sau điệu trị    34
Bảng 3.7. So sánh điểm trung bình chỉ số Bảrthel trước và sảu điều trị … 34 Bảng 3.8. Mức độ cải thiện cớ lực trung bình trước và sảu điều trị    35
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới    28
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp    28
Biểu đồ 3.3. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh    29
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo loại tổn thương trên lâm sàng    29
Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng về nhân viên bệnh viện    31 

Leave a Comment