Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp
Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp/ Phan Thị Thanh..Đau thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, độ tuổi gặp nhiều nhất là từ 20 đến 60 tuối. Đây là lúc con người có năng suất lao động và cống hiến cao nhất [1]. Theo tổ chức y tế thế giới, đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở độ tuổi dưới 45, tỉ lệ đau thắt lưng hằng năm ước tính 5% dân số, 50% số người đau thắt lưng ở độ tuối lao động.
Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê đau thắt lưng chiếm 2% trong nhân dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi [2]. Tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, năm 1988 đau thắt lưng chiếm 6% tổng các bệnh đau xương khớp [1]. Theo Nguyễn Văn Đăng số bệnh nhân đau thắt lưng vào điều trị các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm 50% so với các bệnh khác [3]. Đau thắt lưng không chỉ khiến người bệnh phải nghỉ việc, phải trả chi phí điều trị ảnh hưởng đến kinh tế mà còn làm giảm sút chất lượng cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả đau thắt lưng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong việc điều trị hội chứng thắt lưng hông, y học đã có nhiều phương pháp. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến rất lâu nhưng việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau chống viêm lại có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cùng với sự phát triển của y học ngành Phục hồi chức năng ra đời với nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng như dùng nhiệt, từ trường, sóng ngắn, siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại, kéo giãn cột sống,… đã đạt nhiều kết quả tích cực trong điều trị. Đồng hành cùng Y học hiện đại, Y học cổ truyền có nhiều phương pháp độc đáo điều trị “chứng Tý” với bệnh danh “Yêu thống” như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc Đông dược… hoặc kết hợp YHHĐ và YHCT như điện châm, thủy châm, cấy chỉ…
Với bệnh đau thắt lưng cấp, phương pháp điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại rất phổ biến, đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, ứng dụng tốt ở các tuyến cơ sở nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá hiệu quả tác dụng sử dụng trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp.
2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp này (nếu có).
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp
1. Trần Ngọc Ân (2002), “Đau vùng thắt lưng ”, Bệnh thấp khớp Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 334, 374-395.
2. Phạm Khuê (1979), Tình hình bệnh nội khoa ở miền Bắc qua điều tra trên 107.398 người, Tạp chí nội khoa, số 3/1979, 12.
3. Nguyễn Văn Đăng (1991), Đau cột sống thắt lưng, Tạp chíy học, 16-17.
4. Vũ Quang Bích (1997), Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 137-139.
5. Cao Thị Nhi (2002), Đau cột sống thắt lưng, Tạp chí Bác sỹ gia đình số 1, 40- 43.
6. Mooney (1989), Evaluating low back disorder in the primary care office, The journal of musculoskeletal medicine, pp 18-32.
7. Trịnh Văn Minh (1998), Giải phẫu người, tập I, Nhà xuất bản Y học, 327- 339.
8. Nguyễn Quang Quyền (2007), Bài giảng Giải phẫu học, tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 22-23.
9. Nguyễn Quang Quyền (2004), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 160.
10. Frank U, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 155.
11. White A (1998), Measuring pain, Accupunture in medicine journal, vol 16 No.2.
12. Đoàn Hải Nam (2005), Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Ủy Trung và Giáp tích thắt lưng (L1-L5) trong điều trị chứng yêu thống thể hàn thấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Boulange M. (1994), “Short and long- term effect of therapy in chronic low back pain”, Low back pain therapy, pp.148- 150.
14. Helen Henderson (2002), “ Accupunture: evidence for itsuse is chronic low back pain”, British Journal of Nursing, pp. 1395- 1403.
15. Hồ Thị Tâm (2013), Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do THCS bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Eric Manheimer MS (2005), “ Accupunture for low back pain”, V.142, N8, pp. 651- 663.
17. Langworthy J.R (1993), “ Evaluation of impairments relate to low back pain”, Low back pain classification, Hawaii, pp.253- 256.
18. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học Nội khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, 255-257.
19. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
20. Hồ Hữu Lương (2006), Khám lâm sàng hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 266.
21. Bộ môn Thần Kinh (2008), Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 90-98.
22. Dudeney S (2000), Extraspinal cause of sciatica, A case report.
23. Khoa Y học cổ truyền (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, tập II, Nhà xuất bản Y học, 155-157, 157- 158, 160- 163, 166-168, 491-500.
24. Khoa Y Học Cổ Truyền (2012), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 146-147.
25. Nguyễn Nhược Kim (2009), Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, 153.
26. Nguyễn Nhược Kim (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, 37, 77, 114 – 115, 134, 136, 152, 158, 166 – 174, 223 – 225.
27. Viện Đông Y (1984), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học, 315- 317.
28. Đặng Trúc Quỳnh (2011), Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm và chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Nguyễn Xuân Nghiên (2008), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, 19-23.
30. Roland M, Morris R. (1983 Mar), A study of the natural history of back pain, Part I: development of a reliable and sensitive measure of disability in low-back pain.
31. Nguyễn Văn Chương (2006), “Thực hành lâm sàng thần kinh học”, Khám lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 147- 158.
32. Valal Y.P. (1998), Đau thắt lưng, Hội thảo khoa học Pháp Việt, Hạ Long.
33. Lê Thế Biểu (1998), Một số đặc điểm đau thắt lưng của những người lính và công nhân Việt Nam, Hội thảo khoa học Việt Pháp.
34. Nguyễn Thị Định (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp từ rung nhiệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Tử Siêu (1992), Hoàng đế nội kinh tố vấn (dịch), Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 283-289.
36. Nguyễn Văn Thông (1997), Đau thần kinh hông, Tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 5-130.
37. Tarrasenko Lindiay (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L2-S1 bằng mãng điện châm, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội,.
38. Trần Thái Hà (2008), Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp, kết hợp vật lý trị liệu, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Thanh Tú (2005), Đánh giá tác dụng cao dán Thiên Hương trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Lương Thị Dung (2008), Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
41. Trần Thị Kiều Loan (2009), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do THCS, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
42. Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyễn Tuất và cộng sự (1972). Dùng phương pháp tân châm chữa 30 trường hợp đau lưng do cột sống.
Tạp chí Đông y.
43. Nguyễn Châu Quỳnh (1994), Báo cáo hồi cứu điều trị đau thắt lưng tại khoa Châm cứu dưỡng sinh viện Y học cổ truyền Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về đau thắt lưng theo YHHĐ 3
1.2. Tổng quan về đau thắt lưng theo YHCT 15
1.3. T ổng quan về điện châm và chiếu đèn hồng ngoại 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương tiện nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước điều trị ở hai nhóm 35
3.3. Kết quả điều trị theo YHHĐ 38
3.4. Kết quả điều trị theo YHCT 43
3.5. Tác dụng không mong muốn của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại…. 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
4.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị 48
4.3. Kết quả điều trị theo YHHĐ 49
4.4. Kết quả điều trị theo YHCT 52
4.5. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp chiếu
đèn hồng ngoại 53
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney 9
Bảng 2.1. Các huyệt châm cứu theo phác đồ 26
Bảng 3.1. So sánh độ giãn CSTL trước điều trị của hai nhóm 36
Bảng 3.2. So sánh tầm vận động CSTL trước điều trị của hai nhóm 36
Bảng 3.3. So sánh điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm 38
Bảng 3.4. So sánh độ giãn CSTL sau điều trị của hai nhóm 39
Bảng 3.5. So sánh tầm vận động CSTL sau điều trị của hai nhóm 40
Bảng 3.6. So sánh sự thay đổi CNSH hàng ngày sau điều trị của hai nhóm. .. 41 Bảng 3.7. Sự thay đổi của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của nhóm nghiên cứu
trước và sau điều trị 44
Bảng 3.8. Sự thay đổi hàm lượng AST, ALT, Urê, Creatinin máu của nhóm
nghiên cứu trước và sau điều trị 45
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi của hai nhóm 31
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố bệnh nhân theo giới của cả hai nhóm 32
Biểu đồ 3.3. Sự phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp của hai nhóm 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau thắt lưng 34
Biểu đồ 3.5. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị của hai nhóm. . 35
Biểu đồ 3.6. Sự phân bố bệnh nhân theo thể bệnh của YHCT 37
Biểu đồ 3.7. So sánh kết quả điều trị chung giữa hai nhóm 42
Biểu đồ 3.8. So sánh kết quả điều trị theo hai thể bệnh YHCT 43
Hình 1.1. Giải phẫu vùng cột sống thắt lưng 4
Hình 1.2. Giải phẫu xương đốt sống và đĩa đệm 5
Hình 1.3. Đèn hồng ngoại sử dụng trong y học 21
ĐẶT VẤN ĐỀ