ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ CAPEOX TRÊN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ CAPEOX TRÊN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Hà Văn Trí1, Phạm Ngọc Điệp1
Nghiêm Thị Minh Châu1,2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ CapeOx trên bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật triệt căn ung thư dạ dày (UTDD) tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên 45 BN UTDD đã được phẫu thuật cắt bán phần dạ dày triệt căn, được điều trị sau phẫu thuật bằng phác đồ CapeOx tại Bệnh viện Quân y 103 từ 11/2017 – 7/2021. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình của BN là 59,4 ± 9,5; tỷ lệ nam/nữ là 3,5/1. Tỷ lệ giai đoạn IIA và IIIA lần lượt là 28,9% và 24,4%. Sau 8 chu kỳ truyền hóa chất, nồng độ marker CA72-4 huyết tương giảm so với trước khi truyền hóa chất (3,32 ± 2,56 U/mL so với 3,93 ± 2,49 U/mL; p < 0,05); tỷ lệ sống thêm không bệnh ở thời điểm 36 tháng đạt 76,1%; tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 36 tháng đạt 79,3%. Kết luận: Điều trị sau phẫu thuật UTDD bằng phác đồ CapeOx đã làm giảm nồng độ marker CA72-4, tỷ lệ sống thêm không bệnh ở thời điểm 36 tháng đạt 76,1%; tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 36 tháng đạt 79,3%.
Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Globocan 2020, UTDD là loại ung thư đứng hàng thứ 4 về tỷ lệ mới mắc và đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong [1].
Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong chẩn đoán và điều trị UTDD, nhưng tiên lượng chung của UTDD vẫn chưa cải thiện nhiều: Tỷ lệ tái phát, di căn còn cao, kết quả sống thêm còn thấp [2]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra phác đồ hóa chất điều trị bổ trợ phù hợp, có hiệu quả, giúp kéo dài thời gian sống thêm sau phẫu thuật triệt căn UTDD luôn được quan tâm, nghiên cứu. Phác đồ CapeOx là công thức phối hợp của hai thuốc mới là Capecitabin và Oxaliplatin đã được chứng minh trên thế giới về tính hiệu quả và an toàn trong điều trị bổ trợ UTDD giai đoạn IB-III sau phẫu thuật [3]. Tuy nhiên tại Việt Nam, đặc biệt là tại Bệnh viện Quân y 103, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ trên những BN thực tế được điều trị, vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm: Đánh giá hiệu quả của phác đồ CapeOx trong điều trị bổ trợ UTDD sau phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103
Nguồn: https://luanvanyhoc.com