Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp Điện châm và Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với Điện xung
Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp Điện châm và Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với Điện xung.Cột sống cổ là đoạn cột sống tự do, cong lồi ra trước, mềm dẻo nhất của cột sống, tầm vận động linh hoạt và chịu áp lực thường xuyên[1]. Cùng với quá trình lão hóa, tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến thoái hóa cột sống cổ (THCSC)[2],[3].
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh rất phổ biến, đứng thứ 2 (chiếm 14%) sau thoái hóa cột sống thắt lưng (chiếm 31%) trong các bệnh thoái hóa khớp[2],[3],[4],[5]. Bệnh gặp nhiều hơn ở những người lao động nặng, tuổi cao[6],[7]. Điều đáng nói là tình trạng thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu và sự liên quan tới nhiều thành phần mạch máu và thần kinh. Đau vai gáy là triệu chứng rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu phải đi khám. Ngoài ra thoái hóa cột sống cổ còn gây tê bì vai tay, hạn chế tầm vận động cột sống cổ, giảm tuần hoàn não, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu cho kết quả kinh ngạc về tình trạng thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống cổ nói riêng. Tại Mỹ, hàng năm đã phải chi ra hơn 40 tỷ USD cho căn bệnh này[6],[7],[11],[12]. Ở pháp con số đó
là 6 tỷ Francs[2],[12],[13]. Theo tài liệu của Reuter Health, ở Châu Âu đau mạn tính
tiêu tốn 34 tỷ Euro trong đó thoái hóa khớp chiếm 34%.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được trình bày trong phạm vi chứng tý nói chung và lạc chẩm thống nói riêng. Chứng Tý phát sinh do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm
vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không lưu thông gây đau, hoặc do người già chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cơ bắp co cứng, vận động khó khăn[14],[15],[16].2
Điều trị đau vai gáy do THCSC được YHCT sử dụng các pháp khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự thăng bằng âm dương, phù chính khu tà, chỉ thống và khôi phục lại hoạt động sinh lý của vùng cổ gáy. Dựa trên pháp đó, có thể lựa chọn nhiều phương thuốc điều trị phù hợp có thể kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt[14],[16]. YHHĐ chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid, steroid, thuốc giãn cơ, kết hợp với chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm, điện xung, kéo giãn cột sống cổ… để điều trị. Trong đó điện xung là phương pháp mới, có tác dụng giãn mạch, làm tăng cường tuần hoàn, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ và thư giãn các cơ bị tăng trương lực, từ đó có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau mạn tính[9],[14],[16],[17],[18].
Từ trước tới nay việc điều trị kết hợp giữa các phương pháp vật lý trị liệu với các phương pháp của YHCT đem lại hiệu quả cao trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị kết hợp phương pháp điện xung của YHHĐ với điện châm và xoa bóp bấm huyệt của YHCT trong điều trị đauvai gáy do THCSC trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp Điện châm và Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với Điện xung” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp với điện xung trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU…………………………………………………….3
1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại…………………………..3
1.2. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền……………………….12
1.3. Tổng quan về điện châm, điện xung và xoa bóp bấm huyệt …………………….14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………19
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………19
2.2. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………………19
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….20
2.4. Chỉ tiêu quan sát trong nghiên cứu ……………………………………………………….25
2.5. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị ……………………………………………………26
2.6. Theo dõi và đánh giá các tác dụng không mong muốn ……………………………29
2.7. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………..29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………31
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị……………………………………..33
3.3. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………….36
3.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị…………………………..43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………44
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị……………………………………..45
4.3. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………….47
4.4. Tác dụng không mong muốn ……………………………………………………………….50
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 51
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com