Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương bằng xạ trị ngoài, acid zoledronic và thuốc giảm đau

Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương bằng xạ trị ngoài, acid zoledronic và thuốc giảm đau

Ung thư là một loại bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 150.000 đến 200.000 trường hợp ung thư mới mắc. Ung thư hiện được xếp hàng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh tim mạch.

Một trong những đặc điểm cơ bản của ung thư là tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hiện nay, mặc dù việc tầm soát, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ngày càng có nhiều tiến bộ, nhưng đa số bệnh nhân vẫn được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn, số bệnh nhân tái phát, di căn sau điều trị lần 1 cũng cao với tỉ lệ tùy theo loại ung thư, trong đó, di căn xương là một tổn thương ung thư thứ phát thường gặp. Một nghiên cứu của Singh G và cộng sự (2004) cho thấy có đến 70% bệnh nhân ung thư vú có di căn đến xương, 75% bệnh nhân ung thư các loại giai đoạn cuối có di căn xương [103].

Các tổn thương ung thư di căn xương sẽ gây đau, gãy xương, chèn ép các cơ quan lân cận. Đau là triệu chứng khó chịu nhất cho bệnh nhân ung thư di căn xương với mức độ thường dữ dội làm cho nhiều bệnh nhân luôn trong tình trạng đau đớn, khổ sở. Tổn thương di căn xương gây hạn chế vận động và khi gãy xương sẽ làm mất khả năng vận động, khi chèn ép cơ quan lân cận sẽ gây mất chức năng, nhất là chèn ép tủy sống, gây bại, liệt, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn…tại vùng dưới khu vực bị chèn ép. Các triệu chứng trên đã làm giảm thể trạng chung, giảm chất lượng sống và thậm chí giảm thời gian sống thêm.

Việc kiểm soát tổn thương di căn xương tốt sẽ làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, làm giảm chèn ép và từ đó nâng cao thể trạng, chất lượng sống, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.

Hiện nay, điều trị tổn thương di căn xương được coi là đa mô thức bao gồm nội khoa, ngoại khoa, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ (trong đó có kiểm soát đau bằng thuốc giảm đau). Tuy nhiên, chưa có phác đồ chuẩn nào cho điều trị tổn thương di căn xương.

Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ, làm giảm khối u thứ phát tại xương. Đây là phương pháp đã áp dụng từ lâu tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thường có hiệu quả cao. Acid Zoledronic, thuốc được đưa vào sử dụng tại Việt nam từ năm 2005, là thuốc mới nhất, tốt nhất của nhóm Biphosphonat, thuốc có hiệu quả toàn thân với tác dụng ức chế quá trình tiêu hủy xương do tổn thương di căn xương gây ra. Thuốc giảm đau có hiệu quả giảm đau toàn thân. Sự phối hợp giữa các liệu pháp toàn thân và tại chỗ trên sẽ tạo ra một hiệu quả cao trong điều trị. Đánh giá hiệu quả điều trị chính xác sẽ góp phần cho xây dựng một phác đồ hoàn chỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu hiệu quả điều trị của phối hợp giữa xạ trị ngoài, Acid Zoledronic và thuốc giảm đau là cần thiết cho điều trị tổn thương ung thư di căn xương. Sự phối hợp này chưa được nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Mục tiêu của nghiên cứu:

1. Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương ở bệnh nhân ung thư bằng phối hợp xạ trị ngoài Acid Zoledronic và thuốc giảm đau.

2. Nhận xét tác dụng phụ của việc phối hợp các liệu pháp trên.

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.

Lời cam đoan.

Mục lục.

Mục lục bảng.

Mục lục biểu đồ và đồ thị.

• • •

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Đặc điểm bệnh học 3

1.1.1. Cấu tạo mô học của xương 3

1.1.2. Sinh lí hệ xương bình thường 3

1.1.3. Cơ chế di căn xương 5

1.2. Các phương pháp chẩn đoán 14

1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 14

1.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 15

1.3. Các phương pháp điều trị 24

1.3.1 Mục đích điều trị 24

1.3.2. Nội khoa 25

1.3.3. Ngoại khoa 29

1.3.4. Xạ trị 3Q

1.3.5. Các biện pháp mới và kết quả bước đầu 31

1.4. Tổng quan tình hình điều trị xạ trị ngoài và Acid Zoledronic 32

1.4.1. Tình hình điều trị xạ trị ngoài tại Việt Nam 32

1.4.2. Tình hình điều trị bằng Acid Zoledronic tại Việt Nam 33

1.4.3. Một số đề tài đã nghiên cứu ở Việt Nam 33

1.4.4. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối 33

1.4.5. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn 34

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 36

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37

2.2.3. Phác đồ điều trị 38

2.2.4. Các nội dung nghiên cứu 40

2.2.5 Các tiêu chí đánh giá 41

2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin 52

2.2.7. Công cụ thu thập thông tin 52

2.3. Xử lý số liệu 52

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1. Đặc điểm chung 53

3.1.1. Giới tính 53

3.1.2. Tuổi 54

3.1.3. Bệnh ung thư nguyên phát 55

3.1.4. Đặc điểm chẩn đoán 56

3.1.5. Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị 61

3.2. Kết quả điều trị 63

3.2.1. Đau 63

3.2.2. Chỉ số KPS 68

3.2.3. Chỉ số QLQ – C15 – PAL 72

3.2.4. Thời gian sống kéo dài 75

3.3. Nhận xét tác dụng phụ 78

Chương 4: BÀN LUẬN 81

4.1. Đặc điểm chung 81

4.1.1. Giới tính 81

4.1.2. Tuổi 81

4.1.3. Bệnh ung thư nguyên phát 82

4.1.4. Đặc điểm chẩn đoán 83

4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 88

4.1.6. Các SREs cần can thiệp 89

4.2. Kết quả điều trị 91

4.2.1. Đau 91

4.2.2. Chỉ số KPS 96

4.2.3. Kết quả theo bảng QLQ – C15 – PAL 1QQ

4.2.4. Thời gian sống kéo dài 1Q4

4.3. Tác dụng phụ 106

4.3.1. Xét nghiệm công thức máu trước và sau điều trị 1Q6

4.3.2. Xét nghiệm sinh hóa trước và sau điều trị 1Q6

4.3.3. Tác dụng phụ cấp tính của tia xạ 1Q7

4.3.4. Tác dụng phụ của Acid Zoledronic 1Q8

KẾT LUẬN 109

Danh mục các công trình có liên quan đã công bố.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

Danh sách bệnh nhân. 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment