Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P
Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P.Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1],[2].Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa cột sống cổvới biểu hiện lâm sàng là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [3],[4],[5].Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống,là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành, vì vậy việc điều trị bệnh lý này đang ngày càng được quan tâm tại các cơ sở y tế [1],[6].
Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép vào các rễ, dây thần kinh làm tổn thương các tế bào Schwann sản xuất myelin. Tái tạo và bảo vệ bao myelin sau tổn thương thần kinh là một yếu tố cơ bản trong điều trị phục hồi bệnh lý thần kinh ngoại biên. Núcleo C.M.P. Forte là sự kết hợp các Nucleotide cytidine monophosphat (CMP) và Uridin triphosphat (UTP), có tác dụng tái tạo bao myelin, phục hồi lại bao myelin đã bị mất đi, được khuyến cáo dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh ngoại biên có căn nguyên xương khớp [7].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý đã được mô tả rất rõ ràng trong các y văn cổ. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy, làm khí huyết vận hành trong kinh lạc bị trở trệ không thông mà sinh bệnh. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí, làm cho khí huyết lưu thông [8].
Về điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng như: Y học hiện đại (thuốc giảm đau, giãn cơ, phong bế thần kinh…) và Y học cổ truyền (thuốc sắc và các phương pháp không dùng thuốc: điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt…) kết hợp phục hồi chức năng (hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn…) [9],[10]. Điện châm, xoa bóp bấm huyệtlà các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổ truyền, đã góp phần không nhỏ trong điều trị các chứng đau nói chung và khôi phục lại tầm vận động của cổ, vai, cánh tay trong hội chứng cổ vai cánh tay nói riêng. Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt) là phương pháp điều trị kết hợp giữa dùng thuốc của Y học hiện đại với phương pháp châm của Y học cổ truyền, đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị chứng đau trong hội chứng cổ vai cánh tay và đem lại kết quả khả quan [11],[12].
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P.” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp trên lâm sàng và cận lâm sàng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hội chứng cổ vai cánh tay theo Y học hiện đại 3
1.1.1. Đại cương hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ 3
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ 3
1.1.3. Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ 7
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 8
1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống 9
1.1.6. Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống 9
1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo Y học cổ truyền 10
1.2.1. Bệnh danh 10
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 10
1.2.3. Các thể lâm sàng 10
1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 12
1.3.1. Phương pháp điện châm 12
1.3.2. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt 14
1.3.3. Phương pháp thủy châm 17
1.3.4. Tổng quan về thuốc Núcleo C.M.P. và ứng dụng trong điều trị 18
1.4. Một số nghiên cứu điều trị hội chứng cổ vai cánh tay 20
1.4.1. Trên Thế giới 20
1.4.2. Tại Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Chất liệu nghiên cứu 22
2.1.1. Công thức huyệt 22
2.1.2. Các động tác xoa bóp bấm huyệt 22
2.1.3. Thuốc thủy châm 22
2.1.4. Phương tiện nghiên cứu 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 26
2.3.3. Quy trình nghiên cứu 27
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 29
2.3.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới tính 37
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 37
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 38
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 38
3.2. Đánh giá kết quả điều trị 39
3.2.1. Đánh giá cải thiện đau theo thang điểm VAS 39
3.2.2. Hội chứng rễ sau điều trị 41
3.2.3. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ 42
3.2.4. Đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày 44
3.2.5. Kết quả điều trị 46
3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị 47
3.3.1. Trên lâm sàng 47
3.3.2. Trên cận lâm sàng 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49
4.1.1. Giới – Tuổi 49
4.1.2. Nghề nghiệp 50
4.1.3. Thời gian mắc bệnh 51
4.1.4. Đặc điểm phim chụp X-quang thường quy 51
4.2. Kết quả nghiên cứu 52
4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS 52
4.2.2. Hiệu quả cải thiện hội chứng rễ 56
4.2.3. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ 57
4.2.4. Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày 61
4.2.5. Kết quả điều trị chung 63
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị 64
4.3.1. Tác dụng không mong muốn của điện châm và thủy châm 64
4.3.2. Biến đổi một số chỉ số sinh lý 65
4.3.3. Biến đổi một số chỉ số huyết học 66
4.3.4. Biến đổi một số chỉ số sinh hóa máu 67
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS 30
Bảng 2.2. Đánh giá hội chứng rễ 31
Bảng 2.3. Phân loại và đánh giá tầm vận động cột sống cổ 32
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ 33
Bảng2.5. Đánh giá mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày 33
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả chung sau điều trị 34
Bảng 3.1.Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới tính 37
Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 37
Bảng 3.3.Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 38
Bảng 3.4. Biến đổi mức độ đau trước và sau điều trị 39
Bảng 3.5. Kết quả điều trị hội chứng rễ 41
Bảng3.6. Biến đổi các động tác vận động cột sống cổ trước và sau điều trị 42
Bảng 3.7. Biến đổi tầm vận động cột sống cổtrước và sau điều trị 43
Bảng 3.8. Biến đổi chức năng sinh hoạt hàng ngày theo bảng câu hỏi NDI 44
Bảng 3.9. Đánh giá kết quả chung sau điều trị 46
Bảng 3.10. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 47
Bảng 3.11. Biến đổi một số chỉ số sinh lý 47
Bảng 3.12. Biến đổi một số chỉ số huyết học 48
Bảng 3.13. Biến đổi một số chỉ số sinh hóa máu 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phim chụp X-quang thường quy 38
Biểu đồ 3.2. Thay đổi điểm VAS trung bình của hai nhóm theo các thời điểm điều trị 40
Biểu đồ 3.3. Thay đổi điểm NDI trung bình của hai nhóm tại các thời điểm điều trị 45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các đốt sống cổ 4
Hình 1.2. Hình ảnh cột sống cổ trên phim X-quang thẳng và nghiêng 5
Hình 1.3. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim X-quang tư chế chếch 3/4 5
Hình 2.1. Dạng trình bày và đóng ống của thuốc Núcleo C.M.P. Forte 23
Hình 2.2. Máy điện châm M8 24
Hình 2.3. Thước đo Visual analogue scale 24
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động cột sống cổ 32
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2016).Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 145-153.
2. Caridi J.M., Pumberger M., và Hughes A.P. (2011). Cervical radiculopathy: a review. HSS J Musculoskelet J Hosp Spec Surg, 7(3), 265–272.
3. Eubanks J.D. (2010). Cervical Radiculopathy: Nonoperative Management of Neck Pain and Radicular Symptoms. Am Fam Physician, 81(1), 33–40.
4. Corey D.L. và Comeau D. (2014). Cervical Radiculopathy. Med Clin North Am, 98(4), 791–799.
5. Ngô Quý Châu (2016). Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Đỗ Chí Hùng (2012).Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Hedding-Eckerich (2003). Use of pyrimidine nucleotides for the treatment of affections of the peripheral nervous system. Nanoscale, 9(21), 7047-7054.
8. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017).Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 160-167.
9. Childress M.A. và Becker B.A. (2016). Nonoperative Management of Cervical Radiculopathy. Am Fam Physician, 93(9), 746–754.
10. Nguyễn Thị Bay (2007).Bệnh học và điều trị nội khoa (Kết hợp Đông – Tây y), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2013).Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Nguyễn Bích Thu (2010).Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm kết hợp thủy châm điều trị chứng đau trong hội chứng cổ – vai – tay, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
13. Trần Ngọc Ân (2002).Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 152-159.
14. Williams K.E., Paul R., và Dewan Y. (2009). Functional outcome of corpectomy in cervical spondylotic myelopathy. Indian J Orthop, 43(2), 205–209.
15. Bakhsheshian J., Mehta V.A., và Liu J.C. (2017). Current Diagnosis and Management of Cervical Spondylotic Myelopathy. Glob Spine J,7(6), 572–586.
16. Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội (2004).Giải phẫu người tập 1, 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Frank H. Netter (2009).Atlas giải phẫu người (Vietnamese edition), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 19-20.
18. Mai Trung Dũng (2014).Đánh giá kết quả điều trị kết hợp tập con lăn Doctor100 trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Nghiên (2016).Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Hồ Hữu Lương (2006).Thoái hóa cột sống cổ và Thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 7-32, 53-59, 60-61, 92-96.
21. Nguyễn Văn Thông (2009). Bệnh Thoái hóa cột sống cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 8-15, 17-31, 36-100.
22. Woods B.I. và Hilibrand A.S. (2015). Cervical Radiculopathy: Epidemiology, Etiology, Diagnosis, and Treatment. J Spinal Disord Tech, 28(5).
23. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012).Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 138-151.
24. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2005).Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
25. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2005).Châm cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
26. Zhou W. và Benharash P. (2014). Effects and Mechanisms of Acupuncture Based on the Principle of Meridians. J Acupunct Meridian Stud, 7(4), 190–193.
27. MacPherson H., Hammerschlag R., Coeytaux R.R. và cộng sự. (2016). Unanticipated Insights into Biomedicine from the Study of Acupuncture. J Altern Complement Med, 22(2), 101–107.
28. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997).Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
29. Negrão L., Almeida P., Alcino S. và cộng sự. (2014). Effect of the combination of uridine nucleotides, folic acid and vitamin B12 on the clinical expression of peripheral neuropathies. Pain Manag, 4(3), 191–196.
30. König A., Radke S., Molzen H. và cộng sự. (2003). Randomisierte Studie zur Akupunktur im Vergleich mit konventioneller Massage und Schein-Laserakupunktur in der Behandlung chronischer HWS-Beschwerden – Bewegungsanalyse. Z Für Orthop Ihre Grenzgeb, 141(04), 395–400.
31. Blossfeldt P. (2004). Acupuncture for chronic neck pain – a cohort study in an NHS pain clinic. Acupunct Med, 22(3), 146–151.
32. He D., Høstmark A.T., Veiersted K.B. và cộng sự. (2005). Effect of intensive acupuncture on pain-related social and psychological variables for women with chronic neck and shoulder pain – an RCT with six month and three year follow up. Acupunct Med, 23(2), 52–61.
33. Zhang S., Wang X., Yan C.-Q. và cộng sự. (2018). Different mechanisms of contralateral- or ipsilateral-acupuncture to modulate the brain activity in patients with unilateral chronic shoulder pain: a pilot fMRI study. J Pain Res, 11, 505–514.
34. Nguyễn Thị Thắm (2008).Đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy trong thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý kết hợp vận động trị liệu, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Đặng Trúc Quỳnh (2014).Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Cát căn thang” điều trị bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Phạm Ngọc Hà (2018).Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang” và điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
37. Bộ Y tế (2008).Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Quy trình 46 (Điện châm điều trị hội chứng vai gáy), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 98-100.
38. Vernon H. và Mior S. (1991). The Neck Disability Index: a study of reliability and validity. J Manipulative Physiol Ther, 14(7), 409–415.
39. Victoria Quality Council (2007). Acute pain management measurement toolkit, Rural and Regional Health and Aged Care Services Division, Victorian Government Department of Human Services. 7–11.
40. Bộ Y tế (2013).Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 105-107.
41. Học viện Quân y – Bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (2006).Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng – Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
42. Bộ môn Toán – Tin, Trường Đại học Y Hà Nội (2012).Lý thuyết SPSS và ứng dụng trong y sinh học, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
43. Bộ môn Toán – Tin, Trường Đại học Y Hà Nội (2012).Thực hành SPSS và ứng dụng trong y sinh học, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
44. Nguyễn Thị Phương Lan (2003).Nghiên cứu tác dụng điện châm trong điều trị hội chứng vai tay, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
45. Đỗ Thị Lệ Thúy (2003).Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng tủy cổ do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Lu X., Tian Y., Wang S.-J. và cộng sự. (2017). Relationship between the small cervical vertebral body and the morbidity of cervical spondylosis. Medicine (Baltimore), 96(31), e7557.
47. Hoàng Thị Hòa (2010).Đánh giá hiệu quả của điện châm trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
48. Ma J., Cheng Z., Jiang Z. và cộng sự. (2019). [Correlation analysis between C 7 slope and cervical sagittal parameters in short segment anterior cervical discectomy with fusion]. Zhongguo Xiu Fu Chong Jian Wai Ke Za Zhi Zhongguo Xiufu Chongjian Waike Zazhi Chin J Reparative Reconstr Surg,33(7), 877–882.
49. Hồ Đăng Khoa (2011).Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động theo y học cổ truyền, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội.
50. Nguyễn Tuyết Trang (2013).Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ (thể phong hàn thấp tý) bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
51. Nguyễn Hoài Linh (2016).Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
52. Lê Thị Hoài Anh (2014).Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.