Đánh giá hiệu quả điều trị mất răng loại Kennedy I và II bằng hàm khung

Đánh giá hiệu quả điều trị mất răng loại Kennedy I và II bằng hàm khung

Hê thống răng miệng có chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Mất răng cũng được coi là một tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng tại chỗ và toàn thân. Mặc dù công tác chăm sóc răng miệng ở nước ta đã được quan tâm nhưng tỷ lệ mất răng còn tương đối cao. Theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc của Võ Thế Quang (1990), tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là 47,33%[7]. Tại các tỉnh phía Bắc, theo điều tra của Nguyễn Đức Thắng(1991 ), tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là 36,67%[10].Trong khi đó ở các tỉnh phía Nam theo điều tra của Vũ Kiều Diễm tỷ lệ này là 68,66%[1]. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc ở Việt Nam gần đây nhất được tiến hành năm 1999-2000, kết quả về tình trạng mất răng như sau: số răng mất trung bình một người ở lứa tuổi 35-44 là 2,10 răng và trên 45 tuổi là 6,64 răng[11]. Vì vậy, nhu cầu điều trị phục hình răng của nhân dân ta là rất lớn.

Các trường hợp mất răng rất đa dạng, sự đa dạng này phụ thuộc vào: số lượng răng mất, vị trí mất răng, sống hàm vùng mất răng, tình trạng các răng còn lại, các bệnh lý răng miệng khác kèm theo vv…Do đó có nhiều phương pháp phục hình điều trị được áp dụng để phục hồi chức năng và thẩm mỹ như: cầu răng, hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung, hàm toàn bộ, cấy ghép răng(Implant), hàm giả trên cấy ghép Implant.

Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là một khung sườn. Toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung được đúc liền một khối. Răng giả được gắn với yên phục hình bằng nhựa acrylic. Hàm khung truyền lực lên vùng quanh răng của răng trụ và lên mô xương niêm mạc ở sống hàm vùng mất răng. So với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung có nhiều ưu điểm và sinh lý hơn. Tại các nước phát triển, hàm khung đã được chỉ định rộng rãi trong điều trị mất răng từng phần, hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa thường chỉ dùng làm hàm giả tạm thời. Ở nước ta, hàm khung đã được sử dụng ngày càng rộng rãi và thay thế dần cho hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa. Thời gian gần đây, do điều kiên kinh tế phát triển, hàm khung ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Trong phục hình, điều trị mất răng phía sau đặc biệt là mất răng phía sau không còn răng giới hạn xa (loại Kennedy I, II) là khó khăn nhất. Hàm khung được làm trong các trường hợp này vừa tựa lên răng vừa tựa lên niêm mạc sống hàm vùng mất răng. Các hàm khung loại này dễ có các chuyển đông bất lợi cho răng trụ cũng như sống hàm vùng mất răng.

Trên thế’ giới có môt số tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm khung đặc biệt là hàm khung điều trị cho mất răng loại Kennedy I, II lên tổ chức răng miệng còn lại mà chủ yếu là các răng trụ. Môt số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng không tốt của hàm khung như là: tăng mảng bám răng, viêm lợi tăng[33],[79]. Tuy nhiên, trong phần lớn các nghiên cứu [20], [21], [43], [48], đều cho thấy hàm khung không ảnh hưởng xấu đến các răng trụ nếu hàm khung được thiết kế tốt, bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng cẩn thận và được khám định kỳ.

Môt số tác giả Việt nam cũng đã nghiên cứu về hàm khung như: Phạm Lê Hương[3], Nguyễn Thị Minh Tâm[8], Trần Bình Minh [5]. Kết quả của các nghiên cứu trên đều cho thấy hàm khung không có ảnh hưởng xấu đến tổ chức răng miệng còn lại và kết quả điều trị có tỷ lệ tốt đều đạt từ 60% trở lên nếu được chỉ định và thiết kế’ đúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên với số lượng bệnh nhân chưa nhiều và thời gian theo dõi ngắn chỉ trong 6 tháng cho nên việc đánh giá kết quả nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt là đánh giá sự ảnh hưởng của hàm khung đối với tổ chức răng miệng còn lại. Để góp phần nghiên cứu sâu hơn về hàm khung, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả điều trị mất răng loại Kennedy I và II bằng hàm khung” với ba mục tiêu:

Ì.Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mất răng loại Kennedy I và II.

2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung trong điều trị mất răng loại Kennedy I và 

3. Xác định ảnh hưởng của hàm khung đối với tổ chức răng, lợi và niêm mạc lân cận.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình mất răng ở Việt Nam và trên thế giới 3
1.1.1. Tại Việt Nam 3
1.1.2. Trên thế giới 4
1.2. Phân loại mất răng 5
1.2.1. Phân loại mất răng của Kennedy 5
1.2.2. Phân loại mất răng từng phần của Kennedy- Applegate 6
1.2.3. Phân loại mất răng của Kourliandsky 7
1.3. Các phương pháp phục hình mất răng loại Kennedy I và II 7
1.3.1. Cầu răng giả 7
1.3.2. Cấy ghép răng 7
1.3.3. Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa 8
1.3.4. Hàm khung 9
1.4. Hàm khung 9
1.4.1. Lịch sử phát triển hàm khung 9
1.4.2. Chỉ định làm hàm khung 10
1.4.3. Các thành phần cấu tạo của hàm khung 11
1.4.4. Hợp kim làm hàm khung 27
1.4.5. Các chuyển động của hàm khung trong điều trị
mất răng loại Kennedy I và II 29
1.4.6. Vai trò của song song kế trong làm hàm khung 30
1.4.7. Vai trò của càng nhai trong làm hàm khung 32
1.4.8. Hiệu quả điều trị mất răng từng phần bằng hàm khung 38
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 41
2.1. ĐỐÌ tượng nghiên cứu 41
2.1.1. Tiêu chuẩn 41
2.1.2. CỠ mẫu 41
2.1.3. Địa điểm tiến hành 42
2.1.4. THỜÌ gian 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Dụng cụ và vật liêu 43
2.2.2. Khám đánh giá đặc điểm lâm sàng bênh nhân nghiên cứu 44
2.2.3. Điều trị tiền phục hình cho bênh nhân có nhu cầu 49
2.2.4. Tiến hành làm hàm khung 49
2.2.5. Đánh giá kết quả điều trị phục hình bằng hàm khung 56
2.2.6. Xử lý sô’ liêu 64
CHƯƠNG 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu 65
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 65
3.2. Thiết kế hàm khung 76
3.2.1.Sựphân bô’ hàm khung 76
3.2.2. Kiểu thanh nôi chính 77
3.2.3. Các kiểu móc và kiểu nâng đỡ 79
3.2.4. Vật giữ gián tiếp 80
3.3. Lấy khuôn giải phẫu chức năng 82
3.4.So sánh nhóm lên răng bằng càng cắn và
nhóm lên răng bằng càng nhai 83
3.5. Đánh giá kết quả điều trị 86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 109
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 109
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 109
4.1.2. do làm hàm khung 109
4.1.3. Nguyên nhân mất răng 109
4.1.4. ThỜi gian mất răng 110
4.1.5. Tiền sử sử dụng hàm giả hoặc răng giả cô’định 110
4.1.6. Tình trạng mất răng 111
4.1.7. Tình trạng các răng được chọn làm răng trụ 112
4.1.8. Tình trạng vùng quanh răng của các răng còn lại 113
4.1.9. Tình trạng khớp cắn 113
4.1.10. Tình trạng nước bọt 114
4.1.11. Tình trạng vê sinh răng miệng 115
4.2. Thiết kế hàm khung 115
4.2.1. Kiểu thanh nối chính 115
4.2.2. Loại móc 116
4.2.3. Vật giữ gián tiếp 118
4.2.4. Kiểu nâng đỡ. 118
4.3. Lấy khuôn giải phẫu chức năng 119
4.4.So sánh hiệu quả của càng cắn và càng nhai trong lên răng giả 120
4.5. Hiệu quả phục hổi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung
trong điều trị mất răng loại Kennedy I và II 122
4.5.1. Phục hồi chức năng 122
4.5.2. Thẩm mỹ 127
4.5.3.Sự hài lòng của bệnh nhân 129
4.6. Ảnh hưởng của hàm khung lên răng, lợi và niêm mạc kế’ cận 129
4.6.1. Ảnh hưởng của hàm khung lên răng 129
4.6.2. Ảnh hưởng của hàm khung lên niêm mạc kế cận
và sống hàm vùng mất răng 135
4.7. Đánh giá chung kết quả điều trị 137
KẾT LUẬN 141
TÀI LIÊU THAM KHẢO 143
Một số hình ảnh minh hoạ
Danh mục công trình của tác giả
Bệnh án nghiên cứu
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment