Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Ma
Luận Văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai.Phản vệ là một tình huống cấp cứu lâm sàng hay gặp trong các cơ sở y tế,diễn biến nhanh, phức tạp, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời dễ dẫn tới tử vong [1]. Tính chất nguy kịch của phản vệ gây hoang mang cho mọingười kể cả thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân.
Tỷ lệ phản vệ xuất hiện ngày càng tăng và được quan tâm nhiều hơn nhất là các nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ phản vệ thay đoi theo từng nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ phản vệ là 49,8/100000 người/năm [2], một nghiên cứu khác ở Anh tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [3]. Tỷ lệ phản vệ khác nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng. Thức ăn thường là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên. Thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tại bệnh viện Bạch Mai xu hướng tỷ lệ phản vệ nhập viện ngày càng gia tăng, trong 5 năm từ năm 2009 (0.056%) đến năm 2013 là 0,07 % [4].
Có nhiều nguyên nhân gây ra phản vệ. Các nguyên nhân được biết gây phản vệ thường gặp bao gồm: thuốc hoặc hóa chất dùng trong chẩn đoán và điều trị, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, nọc côn trùng đốt… Các đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo… đều có thể gây phản vệ, tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất.
Phản vệ có thể xảy ra ở mọi chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, thần kinh, gây mê hồi sức,… phản vệ xảy ra không chỉ ở trong bệnh viện mà còn xảy ra cả ở các cơ sở y tế tư nhân, tại nhà khi dùng thuốc hoặc tiếp xúc dị nguyên. Ngày nay có nhiều thuốc mới, hóa mỹ phẩm lưu hành trên thị trường, người bệnh dễ dàng tự mua và dùng thuốc không đơn, tai biến do dùng thuốc là điều khó tránh khỏi, phản vệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Vì vậy phản vệ luôn là vấn đề thời sự, các triệu chứng lâm sàng của phản vệ rất đa dạng, phong phú nên dễ bị nhầm lẫn, bỏ sót dẫn tới tử vong. Chan đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 08/1999-TT-BYT từ năm 1999 [5] về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ tại các cơ sở y tế cho tới nay.
Với những hiểu biết mới về sinh bệnh học, vai trò của Adrenalin trong cấp cứu phản vệ, diễn biến của phản vệ rất nhanh có thể chuyển ngay từ mức độ nhẹ sang mức độ nguy kịch, khó lường trước. Việc nhận biết sớm, phân loại mức độ phản vệ hợp lý sẽ quyết định can thiệp phù hợp và phải được tiếp hành tại chỗ ngay lập tức mới có thể cứu được bệnh nhân. Do vậy sau nhiều
năm nghiên cứu khoa Hồi sức tích cực Bệnh viên Bạch Mai đã xây dựng phác đồ hướng dẫn xử trí tình trạng phản vệ vừa phân loại, vừa chẩn đoán và hướng dẫn xử trí cụ thể theo từng mức độ đơn giản, dễ áp dụng.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của phản vệ.
2. Nhận xét hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ trên.
1. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al (2014). International consensus
on (ICON) anaphylaxis. The World Allergy Organization journal; 7: 9.
4. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014). “Nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai’, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú.
5. Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ (1999), Thông tư 08/1999 BYT
7. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Dụ (1999), “ Chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ”, Hội thảo và tập huấn sốc phản vệ.
8. Chu Chí Hiếu (2014). “Sốcphản vệ, Sinh lý bệnh miễn dịch”, Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ.
11. Nguyễn Năng An (1998). “Sốc phản vệ, phát hiện sớm dị ứng thuốc và dự phòng sốc phản vệ”, Dược lâm sàng, Nhà xuất bản y học, 91 -98.
25. Vũ Văn Đính (2002). “Tình hình sốc phản vệ và kết quả nghiên cứu ở một số bệnh viện trong 3 năm (1992-1994)”, Hội thảo và tập huấn chống độc toàn quốc lần thứ 3.
26. Nguyễn Văn Đoàn (1996). “Góp phần nghiên cứu dị ứng do thuốc tại khoa Dị ứng- miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch mai 1991-1995”, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học y dược
27. Mai Văn Lục (2005). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai’, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II.
28. Nguyễn Văn Đoàn (2011), Dị ứng thuốc, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
30. Phan Quang Đoàn (2013), Sốc phản vệ, Dị ứng-miễn dịch lâm sàng, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 80-91.
40. Nguyễn Văn Đĩnh (2014). “Vai trồ của Antihistamin trong các phảnứng dị ứng nhanh ”, Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ.
41. Nguyễn Gia Bình (2014). “Cấp cứu phản vệ từ lý thuyết đến thực hành”, Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ.
48. Nguyễn Gia Bình (2015). Phác đồ: Hướng dẫn xử trí tình trạng phản vệ tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai.
54. Nguyễn Trọng Thông (2012), Histamin và thuốc kháng histamin, Dược lý học lâm sàng, NXB y học, tr 541-549.
55. Đào Văn Phan (2012), Hormon vỏ thượng thận, Dược lý học lâm sàng, NXB y học, tr 617-625.
57. Bùi văn Cường (2014), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị phản vệ tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai’, Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ.
58. Phan Quang Đoàn (2001). Phát hiện người có tiền sử dị ứng trong các trường hợp dị ứng thuốc. Y học thực hành; 2: 27-2.
59. Nguyễn Văn Đoàn (2004). Tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng dị ứng thuốc tại Khoa Dị ứng -MDLS bệnh viện Bạch Mai. Y học thự hành; 6: 25-28.
60. Phan Quang Đoàn, Nguyễn Văn Đĩnh, Lê Anh Tuấn (2009). Tình hình mắc bệnh mày đay, phù Quincke trong cộng đồng dân cư Hà Nội năm 2008. Y học thự hành; 6: 24-26.
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẢN VỆ 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vài nét về lịch sử, và các nghiên cứu về phản vệ 3
1.2. CƠ CHẾ SINH LÝ BỆNH CỦA PHẢN VỆ 8
1.2.1. Cơ chế miễn dịch qua IgE 8
1.2.2. Phản vệ không qua cơ chế miễn dịch IgE 11
1.3. HẬU QUẢ CỦA PHẢN VỆ 13
1.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 15
1.5. XÉT NGHIỆM 19
1.5.1. Xét nghiệm cơ bản 19
1.5.2. Xét nghiệm gợi ý chẩn đoán phản vệ 19
1.6. CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ 20
1.6.1. Chẩn đoán xác định 20
1.6.2. Chẩn đoán mức độ 21
1.6.3. Chẩn đoán phân biệt 24
1.7. CÁC THUỐC CƠ BẢN ĐIỀU TRỊ PHẢN VỆ 25
1.7.1. Adrenalin 25
1.7.2. Kháng histamin 28
1.7.3 Corticoit 28
1.8. ĐIỀU TRỊ PHẢN VỆ 28
1.8.1. Trên thế giới 28
1.8.2. Tại Việt Nam 29
1.9. PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ CỦA
KHOA HSTC – BVBM 31
1.9.1. Mức độ nhẹ 32
1.9.2. Mức độ nặng 32
1.9.3. Mức độ nguy kịch 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 36
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: tất cả những trường hợp có bệnh cảnh lâm sàng
như phản vệ do các nguyên nhân khác 37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 37
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 37
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu 38
2.3.5. Các biến số nghiên cứu 38
2.4. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 39
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. KẾT QUẢ CHUNG 64
3.2. NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU THEO PHÁC ĐỒ 41
3.2.1. Đặc điểm chung 41
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng của phản vệ 43
3.2.3. Kết quả điều trị 52
3.3. NHÓM KHÔNG THEO PHÁC ĐỒ 62
3.3.1. Thông tin chung nhóm bệnh nhân không áp dụng phác đồ 62
3.3.2. Thuốc được lựa chọn sử dụng đầu tiên 63
3.3.3. Đường Adrenalin liều đầu 63
3.3.4. Thời gian sử dụng Adrenalin sau khi có triệu chứng phản vệ 64
Chương 4: BÀN LUẬN 65
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU . 65
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 67
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 72
4.4. NHÓM KHÔNG LÀM THEO PHÁC ĐỒ 77
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Phân loại Gell và Coombs 8
Bảng 1.2. Triệu chứng lâm sàng phản vệ 18
Bảng 1.3. Phân loại mức độ phản vệ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Liên quan giữa tuân thủ phác đồ và tử vong 64
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41
Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng 44
Bảng 3.4. Người phát hiện phản vệ 52
Bảng 3.5. Liên quan giữa triệu chứng với mức độ của bệnh 50
Bảng 3.6. Điều trị PV bằng Adrenalin theo các mức độ 52
Bảng 3.7. Liều dùng Adrenalin 54
Bảng 3.8. Thay đổi mạch sau xử trí 58
Bảng 3.9. Thay đổi HA ở mức độ tăng 59
Bảng 3.10. Thay đổi HA ở mức độ tụt 60
Bảng 3.11. Thời gian hết phản vệ 60
Bảng 3.12. Kết quả điều trị Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.13. Thông tin chung 62
Bảng 3.14. Thuốc được lựa chọn sử dụng đầu tiên 63
Bảng 3.15. Đường Adrenalin liều đầu 63
Bảng 3.16. Thời gian sử dụng Adrenalin sau khi có triệu chứng phản vệ 64
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử dị ứng cá nhân 42
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ giữa các nhóm nguyên nhân gây phản vệ 43
Biểu đồ 3.4: Các đường vào của dị nguyên gây phản vệ 44
Biểu đồ 3.5: Thời gian xuất hiện triệu chứng 45
Biểu đồ 3.6: Triệu chứng lâm sàng xuất hiện đầu tiên .. Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng 48
Biểu đồ 3.8: Các triệu chứng lâm sàng 47
Biểu đồ 3.9: HATĐ khi xảy ra phản vệ 49
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ mức độ phản vệ 49
Biểu đồ 3.11: Mức độ phản vệ theo các bệnh viện nghiên cứu 51
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ dùng Adrenalin 54
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ cách dùng adrenalin 54
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ các thuốc khác sử dụng trong điều trị 55
Biểu đồ 3.15: Thay đổi các triệu ở da, niêm mạc sau xử trí Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.16: Thay đổi các triệu chứng hô hấp, thần kinh sau xử trí Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.1. Cơ chế miễn dịch qua IgE 9
Hình 1.2. Sự hoạt động và tiết chất trung gian của tế bào mast 10
Hình 1.3. Cơ chế phản vệ 13
Hình 1.4. Mày đay, phù mạch 18