Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng

Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng

Viêm quanh răng là bệnh viêm tổ chức chống đỡ quanh răng gây ra bởi một nhóm các vi sinh vật gây bệnh, dẫn đến phá huỷ dây chằng quanh răng và xương ổ răng, tạo ra khuyết hổng xương ổ răng và hình thành túi quanh răng. Viêm quanh răng được khởi phát và duy trì bởi vi khuẩn ở mảng bám răng trên và dưới lợi, dưới dạng màng sinh học đã được can xi hóa (cao răng) hoặc chưa được can xi hóa.
Mục đích của điều trị viêm quanh răng là ngăn chặn quá trình viêm bằng việc loại bỏ vi khuẩn ở màng sinh học và các tổ chức hoại tử dưới lợi, thiết lập một môi trường và hệ vi sinh vật tại chỗ tương thích với tình trạng sức khoẻ quanh răng, tạo điều kiện cho mô của vật chủ có thể phản ứng tốt hơn với các vi khuẩn còn lại trong túi quanh răng. Trong điều trị viêm quanh răng, mặc dù lấy cao răng và xử lý bề mặt chân răng bằng phương pháp phẫu thuật hay không phẫu thuật đều nhằm mục đích loại bỏ cao răng và vi khuẩn bám trên bề mặt chân răng, nhưng thực tế chưa có một liệu pháp nào đạt được hiệu quả tối ưu.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy sự không đồng nhất về kết quả điều trị phẫu thuật trong việc phục hồi các mô quanh răng khi độ sâu của túi quanh răng gia tăng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị trên từng bệnh nhân và từng vị trí tổn thương cụ thể là một quyết định quan trọng cho kết quả và thành công của quá trình điều trị.
Phương pháp phẫu thuật vạt Widman đã được nhiều tác giả nước ngoài áp dụng và cho thấy kết quả rất khác nhau khi so với các phương pháp khác trong điều trị các tổn thương viêm quanh răng [20], [54], [98]. Vạt Widman có ưu điểm là dễ dàng loại bỏ được tổ chức viêm trong túi quanh răng, nhưng không bảo tồn được nhú lợi và thường không đủ chiều dày và kích thước của vạt để che phủ hoàn toàn xương ổ răng vùng kẽ răng khi kết thúc phẫu thuật. Điều này ảnh hưởng đến kết quả điều trị, đặc biệt trong những kỹ thuật phẫu thuật tái sinh và những răng liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ.
Ở Việt Nam, Nguyễn Trần Bích [1] và Nguyễn Đức Thắng [5] đã sử dụng vạt Neumann-Widman có và không có kết hợp với cấy ghép trong điều trị các tổn thương viêm quanh răng tiến triển cũng cho thấy kết quả rất khác nhau. Hai nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của vật liệu cấy ghép mà không đi sâu vào quy trình kỹ thuật của phẫu thuật vạt. Áp dụng một kỹ thuật vạt phù hợp trên người Việt và đánh giá kết quả trong điều trị các tổn thương viêm quanh răng mạn tính là một nhu cầu cấp thiết mà chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên, với mong muốn có được bước đột phá trong kỹ thuật tạo vạt nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên, đảm bảo được các mục tiêu của phẫu thuật điều trị viêm quanh răng, nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1- Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính bằng phẫu thuật vạt cải tiến tại viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia từ năm 2005 đến 2008.
2- So sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng bằng phẫu thuật vạt cải tiến với kỹ thuật nạo dưới lợi.
3- Đề xuất chỉ định và quy trình kỹ thuật của phẫu thuật vạt cải tiến trong điều trị viêm quanh răng.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý vùng quanh răng 3
1.1.1. Lợi 3
1.1.2. Dây chằng quanh răng 5
1.1.3. Xương răng 6
1.1.4. Xương ổ răng 7
1.1.5. Mạch máu và thần kinh vùng quanh răng 7
1.2. Nguyên nhân và sinh bệnh học bệnh viêm quanh răng 8
1.2.1. Vi khuẩn và mảng bám vi khuẩn 9
1.2.2. Vai trò của đáp ứng miễn dịch 12
1.3. Đặc điểm bệnh lý vùng quanh răng 13
1.3.1. Tổn thương giải phẫu vùng quanh răng 13
1.3.2. Phân loại và các thể bệnh vùng quanh răng 15
1.3.3. Tình hình bệnh quanh răng trên thế giới và Việt Nam 17
1.4. Các chỉ số thường dùng trong đánh giá và chẩn đoán bệnh quanh răng 19
1.4.1. Đánh giá mảng bám và cao răng 19
1.4.2. Đánh giá tình trạng lợi 20
1.4.3. Độ sâu thăm dò 20
1.4.4. Đánh giá mức độ lung lay của răng 21
1.4.5. Đánh giá mất xương ổ răng bằng hình ảnh X-quang 22
1.5. Điều trị bệnh viêm quanh răng 22
1.5.1. Kế hoạch điều trị 22
1.5.2. Mục tiêu điều trị 23
1.5.3. Các phương pháp điều trị 24
1.6. Lành thương sau điều trị viêm quanh răng 28
1.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương 28
1.6.2. Lành thương sau phẫu thuật vạt 28
1.6.3. Vai trò của lớp biểu mô trong lành thương quanh răng 30
1.7. Điều trị quanh răng bằng phẫu thuật vạt 31
1.7.1. Quá trình phát triển của kỹ thuật vạt 31
1.7.2. Các nghiên cứu về điều trị quanh răng bằng phẫu thuật vạt 37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 41
2.3.3. Các bước tiến hành điều trị 43
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị 51
2.5. Dụng cụ và phương tiện dùng trong nghiên cứu 52
2.6. Biện pháp hạn chế sai số 56
2.7. Phương pháp phân tích số liệu 56
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân 57
3.1.2. Thời gian mắc bệnh 58
3.1.3. Phân bố số lượng và vị trí mô quanh răng được điều trị ở hai nhóm 58
3.1.4. Dạng tiêu xương ổ răng trước điều trị 60
3.2. Kết quả điều trị ở nhóm phẫu thuật vạt cải tiến 60
3.2.1. Thay đổi độ sâu túi quanh răng sau điều trị 60
3.2.2. Thay đổi mức mất bám dính quanh răng sau điều trị 62
3.2.3. Thay đổi mức tiêu xương ổ răng sau điều trị 64
3.3. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm 68
3.3.1. Kết quả điều trị ở nhóm đối chứng 68
3.3.2. So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm 75
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 84
Chương 4. BÀN LUẬN 89
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 89
4.1.1. Phương pháp thăm khám và ghi nhận các chỉ số 89
4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 92
4.2. Kết quả điều trị ở 2 nhóm 95
4.2.1. Giảm độ sâu túi quanh răng 95
4.2.2. Phục hồi bám dính quanh răng 99
4.2.3. Thay đổi mức co lợi 102
4.2.4. Mức phục hồi xương ổ răng 103
4.2.5. Tình trạng lợi và vệ sinh răng miệng 106
4.3. So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm 108
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 108
4.3.2. So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm 110
4.4. Chỉ định và quy trình kỹ thuật vạt cải tiến 111
4.4.1. Về chỉ định phẫu thuật 111
4.4.2. Về quy trình kỹ thuật phẫu thuật 113
KẾT LUẬN 118
KHUYẾN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment