Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang

Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang

Thuật ngữ hư xương sụn cột sống cổ được Hildbraudt đề xuất từ 1933 để chỉ một khái niệm của giải phẫu bệnh lý về quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống và những phản ứng của tổ chức kế cận ngay dưới mâm sụn của thân đốt sống [23]. Song ngày nay, bệnh được định nghĩa là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Đó là một bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp (và cột sống). Tổn thương diễn biến chậm tại sụn kèm theo các biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe khớp, tân tạo xương và xơ xương dưới sụn [19][44].

Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp bởi vì cột sống cổ là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và luôn phải chịu một trọng lực thường xuyên, tuy nhẹ nhưng nó phải chịu co cơ thường xuyên, liên tục của các cơ vùng cổ gáy vì vậy sẽ tạo nên một áp lực đặc biệt trên đĩa đệm, làm đĩa đệm dễ bị tổn thương, cùng với quá trình lão hóa, tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Đây là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi lao động, từ 30 tuổi trở lên, tăng dần theo lứa tuổi [23][44][48].

Tại Mỹ hằng năm THCSC tiêu tốn tới 40 triệu USD [39], những người trên 55 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp trên X quang chiếm 80%, trong khi những người từ 15-24 tuổi chỉ là 10% [45]. Tỷ lệ thoái hóa khớp là 4.66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai [13].

Thoái hóa cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy nó là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành. Theo Y học cổ truyền, hội chứng thoái hóa cột sống cổ là nằm trong phạm vi chứng Kiên tý mà nguyên nhân do tổn thương cân mạch, lại cảm nhiễm phải phong hàn thấp xâm nhập, khí huyết không lưu thông trong mạch lạc gây nên khí hư, huyết trệ, đau mỏi, hạn chế vận động vùng cổ vai gáy. Phép chữa là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí, tăng cường dinh dưỡng, cải thiện tuần hoàn, giảm đau và khôi phục lại hoạt động sinh lý bình thường cho vùng cổ gáy [11].

Ở Việt Nam, Nguyễn Tài Thu là một trong những người đầu tiên đưa mãng điện châm vào ứng dụng điều trị bệnh. Từ đó, ở trong nước và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp mãng điện châm để điều trị chứng liệt, giảm đau, châm tê và đã mang lại hiệu quả cao [34]. Tuy nhiên rất ít các đề tài nghiên cứu dùng mãng điện châm để điều trị các bệnh cơ xương khớp, chính vì vậy để nghiên cứu đánh giá sâu hơn tác dụng điều trị của mãng điện châm kết hợp với bài thuốc cổ phương và so sánh với phương pháp điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang” với 2 mục tiêu:

1. So sánh tác dụng điều trị giảm đau, hạn chế vận động do thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp Quyên Tý thang với điện châm kết hợp Quyên Tý thang.

2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên một số chỉ tiêu trên lâm sàng và cận lâm sàng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11

1.1. Giải phẫu cột sống cổ và cơ chế bệnh sinh thoái hóa cột sống cổ 11

1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hóa cột sống cổ theo YHHĐ . 15

1.3. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ theo YHHĐ 19

1.4. Thoái hóa cột sống cổ theo YHCT 19

1.5. Bài thuôc “Quyên tý thang” 21

1.7. Một số nghiên cứu về điều trị THCSC 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị 35

2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 38

2.5. Đánh giá kết quả điều trị 41

2.6. Địa điểm thời gian nghiên cứu 41

2.7. Xử lý số liệu 41

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 44

3.2. Kết quả điều trị 49

3.3. Một số tác dụng không mong muốn 59

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62

4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 62

4.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 66

4.3. Tác dụng không mong muốn 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment