Đề Cương Luận Văn Thạc Sỹ: Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn muộn bằng phác đồ gemcitabin & cisplatin tại bệnh viện k
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trên toàn thế giới, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới tại các nước phát triển và đang phát triển đồng thời có xu hướng ngày càng gia tăng [1].Theo Globocan 2012 ung thư phổi trên thế giới mới mắc có khoảng 1,825 triệu ca chiếm tỷ lệ 12,9% tổng số ca mới mắc, có 1,5898 triệu ca tử vong chiếm tỷ lệ 19,4% tổng số ca tử vong. Tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất ở Bắc Mỹ với tỷ lệ 33,8% tổng số, thấp nhất ở Tây và Trung Phi với tỷ lệ là 1,1% và 0,8% trong đó có 58% ở các nước kém phát triển. Tại Việt Nam cũng theo Globocan 2012, ung thư phổi đứng hàng đầu ở nam, đứng thứ ba ở nữ với khoảng 21865 ca mới mắc chiếm tỉ lệ 17,5%, số ca tử vong là 19559 chiếm tỷ lệ 20,6%, trong đó tỉ lệ mới mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 41,1/100.000 dân, ở nữ là 12,2/100.000 dân. Theo ước tính 80-90% tỉ lệ mới mắc của ung thư phổi có mối liên quan với hút thuốc, trung bình mỗi năm có trên một triệu người chết do ung thư phổi [2].
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, UTP được chia thành 2 nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 80-85% [3], [4].Tại thời điểm chẩn đoán, có khoảng 40% bệnh nhân KTBN đã có di căn và không còn khả năng phẫu thuật hoặc hóa xạ trị đồng thời. Khoảng 35% bệnh nhân giai đoạn tiến triển tại chỗ và 80-85% những bệnh nhân này sẽ tái phát sau điều trị, 30-40% những bệnh nhân ở giai đoạn sớm mặc dù được phẫu thuật triệt căn cũng sẽ tái phát [5]. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn muộn này nếu không có chống chỉ định thì hóa tri liệu là phương pháp điều trị tối ưu để kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống [5]. Một số nghiên cứu ngẫu nhiên từ cuối những năm 1980 đến 1990 đã cho thấy vai trò ưu thế của hóa trị liệu so với chăm sóc triệu chứng, tuy hiệu quả chưa thực sự cao và còn nhiều tác dụng phụ [6]. Từ năm 1990, hóa trị có Platin đã cải thiện TGS rõ rệt và xang đến thập kỷ sau, sự xuất hiện của các thuốc thế hệ thứ ba: Taxane, Gemcitabine, Vinorelbin cùng với sự kết hợp với chúng đã mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng tỷ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian sống thêm cũng như cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân [6]. Đã có rất nhiều thử nghiệm, nghiên cứu báo cáo về hiệu quả của các phác đồ phối hợp giữa chúng, dù có khác biệt nhỏ giữa các phác đồ, nói chung các phác đồ hai thuốc với Platin làm cơ bản kết hợp với một thuốc thế hệ ba gần như tương đương về thời gian sống và được xem như là phác đồ chuẩn cho các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn.
Gemcitabine là một hóa chất thuộc nhóm chống chuyển hóa có hiệu quả cao trong điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, với độc tính chấp nhận được khi kết hợp với Cisplatin [7]. Có nhiều nghiên cứu của các tác giả như: Crino 1999, Cardenal 1999, Sanlder 2000…đã chứng minh được ưu thế của phác đồ Gemcitabine – Cisplatin trong điều trị ung ng thư phổi không tế bào nhỏ, đây cũng là lựa chọn điều trị hàng đầu cho nhóm bệnh nhân này tại Châu Âu [7], [8]. Tại bệnh viện K, phác đồ này đã được sử dung từ nhiều năm nay và đã có một vài nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của chúng mang lại nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong điều tri, tuy chưa thật đầy đủ cùng với diễn biến phức tạp, phong phú của ung thư phổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau:
1. . Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Gemcitabine – Cisplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muôn.
2. Đánh giá tác dụng phụ của phác đồ Gemcitabine – Cisplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
Chương 1: TỔNG QUAN3
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ3
1.1.1 Dịch tễ học:3
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ:4
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng6
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng6
1.2.2. Cận lâm sàng8
1.2.3. Chẩn đoán xác định11
1.3. Chẩn đoán giai đoạn11
1.4. Các phương pháp điều trị13
1.4.1 Điều trị theo giai đoạn.16
1.4.2. Điều trị hóa chất giai đoạn muộn18
1.4.3 Chiến lược mới trong điều trị UTPKTBN21
1.5. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu21
1.5.1 Gemcitabin21
1.5.2 Cisplatin:22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
2.1. Đối tượng nghiên cứu24
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ24
2.2. Phương pháp nghiên cứu24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu24
2.2.2. Thu thập thông tin25
2.3. Các bước tiến hành25
2.3.1. Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị25
2.3.2. Sau khi các BN được chẩn đoán là UTPKTBN có đầy đủ các tiêu chuẩn trên được điều trị bằng hoá chất phác đồ “Gemcitabin- Cisplatin”:26
2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng phụ27
2.4. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu28
2.5. Phân tích và xử lý số liệu31
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU32
3.1 kết quả điều trị32
3.1.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:32
3.1.2 Đáp ứng điều trị34
3.1.3 Thời gian sống thêm36
3.2 Tác dụng phụ37
3.1.1 Tác dụng phụ biểu hiện trên lâm sàng37
3.2.2 Tác dụng phụ trên hệ huyết học38
3.2.3 Tác dụng phụ trên chức năng gan thận38
3.2.4 Mối liên quan giũa toàn trạng và độc tính trên huyết học39
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN40
4.1 Một số đặc điểm dịch tễ học40
4.1.1 Tuổi, giới40
4.1.2 Địa dư40
4.1.3 Nghề nghiệp40
4.2 Đặc điểm nhóm nghiên cứu40
4.2.1 Triệu chứng lâm sàng40
4.2.2 Mô bệnh học40
4.2.3 Tình trạng di căn và các vị trí di căn40
4.3 Đáp ứng điều trị40
4.3.1 Liều và chu kỳ điều trị40
4.3.2 Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị40
4.3.3 Đáp ứng cơ năng và đáp ứng thực thể40
4.3.4 Đáp ứng theo một số yếu tố khác: tuổi, giới, tình trạng toàn thân40
4.4 Thời gian sống thêm40
4.4.1 Thời gian sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm trung bình40
4.4.2 Thời gian sống thêm theo mô bệnh học40
4.4.3 Thời gian sống thêm theo đáp ứng40
4.4.4 Thời gian sống thêm theo toàn trạng bệnh nhân40
4.6 Tác dụng phụ40
4.6.1 Độc tính trên lâm sàng40
4.6.2 Độc tính trên hệ tạo huyêt40
4.6.3 Độc tính trên chức năng gan, thân40
4.6.4 Mối liên quan giữa toàn trạng với độc tính huyết học40
DỰ KIẾN KẾT LUẬN41
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC