Đánh giá hiệu quả điều trị và độc tính của phác đồ Lipo- dox đơn thuần trên bệnh nhân ung thư vú tái phát và hoặc di căn tại bệnh viện K
Hiên nay, ung thư vú đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trên thế giới, ước tính có khoảng 1,3 triệu phụ nữ được chẩn đoán là ung thư vú và hơn 465.000 trường hợp tử vong vào năm 2007 [38]. Tại Mỹ, ung thư vú hay gặp nhất và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh ung thư ở phụ nữ [29]. Năm 2008, ước tính có khoảng 182.460 ca mới mắc và 40.840 phụ nữ chết vì căn bệnh này [29]. Tại Việt Nam, ung thư vú đứng đầu trong các ung thư ở nữ. Tỷ lệ mắc ung thư vú tăng lên rõ rệt. Năm 2000, ước tính tỷ lệ mắc là 13,8/100.000 dân, có khoảng 5.538 ca mới mắc; đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên là 28,1/100.000 dân, số ca mới mắc là 12.533 ca [8].
Điều trị ung thư vú là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phương pháp phẫu thuật, tia xạ, hoá chất, nội tiết và sinh học. Mặc dù bệnh nhân được điều trị bài bản ngay từ đầu, nhưng có một số bệnh nhân sau một thời gian xuất hiện tái phát di căn, đặc biệt đối với bệnh giai đoạn muộn. Khi bệnh tái phát di căn, điều trị hóa chất đóng vai trò chủ yếu. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh [63]. Vì vậy các phác đổ hóa chất có hiệu quả mà ít độc tính luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Cho đến nay, anthracycline (Doxorubicin, Epirubicin…) vẫn là một trong những thuốc cơ bản điều trị ung thư vú cho cả điều trị bổ trợ và tái phát di căn. Tuy nhiên, việc tích lũy liều cao anthracycline sẽ làm tăng nguy cơ gây độc tính trên tim (tổng liều tích lũy cao nhất của doxorubicin thông thường là 550 mg/m2da [10]), ngoài ra còn phối hợp với một số độc tính khác như: ức chế tủy xương, nôn, buổn nôn, rụng tóc…do đó làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Pegylated liposomal doxorubicin là chế phẩm doxorubicin có dẫn chất thuốc liposome gắn với phân tử polyethylene glycol, nhờ có cấu trúc đặc biệt này mà thuốc lưu lại trong máu lâu hơn, tăng nồng độ thuốc tập trung tại mô ung thư và giảm tại mô lành, Do đó làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế độc tính của doxorubicin, nhất là độc tính trên tim (với tổng liều tích lũy cao nhất là 2360 mg/m2da [30]).
Hiện nay, pegylated liposomal doxorubicin (PLD) đã được sử dụng trong điều trị ung thư vú tái phát di căn ở Mỹ, Canada, Đức… Người ta đã chứng minh được hiệu quả tương đương với doxorubicin thông thường về thời gian sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ trong khi các độc tính, nhất là độc tính tim giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê [35], [40], [47], [50], [55].
Năm 2008, bệnh viện K đã áp dụng phác đồ PLD đơn thuần (biệt dược là Lipo-dox) điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn. Đây là loại thuốc mới được sử dụng ở Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị và độc tính của phác đồ Lipo- dox đơn thuần trên bệnh nhân ung thư vú tái phát và hoặc di căn tại bệnh viện K” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm của phác đồ Lipo-dox đơn thuần trên bệnh nhân ung thư vú tái phát và hoặc di căn tại bệnh viện K từ 1/2008-9/2010.
2. Đánh giá một số độc tính chủ yếu của phác đồ.
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Dịch tễ học ung thư vú 3
1.2. Các yêu tố nguy cơ gây ung thư vú 4
1.2.1. Yêu tố gia đình 4
1.2.2. Gen 4
1.2.3. Tuổi 5
1.2.4. Các yêu tố nôi tiết 5
1.2.5. Chê đô än uống 5
1.2.6. Các yêu tố môi trường 6
1.3. Bênh sử tự nhiên của ung thư vú 6
1.3.1. Đâc điểm của ung thư vú 6
1.3.2. Giai đoạn xâm nhiễm tại chỗ 6
1.3.3. Giai đoạn lan tràn 6
1.4. Các yêu tố tiên lượng trong ung thư vú 7
1.5. Chẩn đoán 8
1.5.1. Chẩn đoán xác định 8
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn 8
1.5.3. Chẩn đoán mô bênh học 11
1.6. Các phương pháp điều trị ung thư vú 14
1.7. Điều trị ung thư vú tái phát di cän 15
1.7.1. Điều trị tái phát tại chỗ, tại vùng 15
1.7.2. Điều trị di cän có kèm hoäc không kèm tái phát 15
1.8. Đâc điểm thuốc sử dụng trong nghiên cứu 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Thu thập thông tin 24
2.3. Các bước tiến hành 25
2.3.1. Thu thập các thông tin về điều trị ban đầu và điều trị hóa chất cho
tái phát di căn trước đó 25
2.3.2. Thu thập các thông tin về điều trị Lipo-dox 25
2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị và độc tính 27
2.4. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 28
2.4.1. Đánh giá toàn trạng theo thang ECOG 28
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng theo RECIST 28
2.4.3. Phân độ độc tính của thuốc theo tiêu chuẩn của WHO 29
2.5. Xử lý số liệu 30
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 30
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 32
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 32
3.1.1. Tuổi 32
3.1.2. Xét nghiệm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch 33
3.1.3. Điều trị hóa chất trước Lipo- dox 34
3.1.4. Tổn thương tái phát di căn 35
3.2. Kết quả điều trị 36
3.2.1. Đáp ứng điều trị 36
3.2.2. Thời gian sống thêm 40
3.2.3. Độc tính 42
Chương 4: Bàn luận 50
4.1. Đặc điểm bệnh nhân 50
4.1.1. Tuổi 50
4.1.2. Mô bệnh học 50
4.1.3. Thụ thể nội tiết 51
4.1.4. Yếu tố phát triển biểu mô Her-2/neu 52
4.1.5. Tổn thương tái phát di căn 53
4.1.6. Vị trí tổn thương tái phát di căn 54
4.2. Kết quả điều trị 54
4.2.1. Đáp ứng với điều trị phác đổ Lipo-dox đơn thuần 54
4.2.2. Kết quả sống thêm 58
4.2.3. Một số độc tính của phác đổ 59
Kết luận 65
Kiến nghị 67
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích