Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.Thiếu máu dinh dưỡng hiện đang là vấn đề thời sự, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nước nghèo [1],[2]. Thiếu máu làm giảm khả năng lao động ở người lớn, giảm khả năng, năng lực học tập và nhận thức ở trẻ em. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu máu là nguy cơ hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai cũng như các tai biến sản khoa [2],[3],[4],[5]. Thống kê năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 528,7 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu chiếm 29,4% [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra vi chất 2014 – 2015 của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ vẫn còn ở mức cao 25,5% trong đó tập trung cao hơn ở miền núi và nông thôn (27,9%; 26,3%) và thấp hơn ở khu vực đồng bằng 20,8% [6]. Đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sống ở vùng miền núi và vùng sâu vùng xa của miền Bắc, Tây Nguyên cũng như khu vực đồng bằng sông Mê Kông thường có mức sống thấp hơn, chế độ dinh dưỡng kém hơn so với dân tộc Kinh. Có tới 66,3% đồng bào các dân tộc thiểu số phải đối mặt với nạn nghèo đói. Trong khi chỉ có 12,9% dân tộc Kinh có mức sống thấp [7]. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, phụ nữ đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ thường bị ảnh hưởng bởi nghèo đói nhiều hơn nam giới, do nhiều nguyên nhân. Ở nhiều dân tộc thiểu số, phụ nữ không có quyền ra quyết định đối với những quyền lợi tối thiểu cho cuộc sống của mình. Một nguyên nhân khác cũng thường gặp là do trình độ học vấn còn thấp nên họ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật cũng như các dịch vụ y tế. Các lý do trên khiến họ trở thành những người nghèo nhất trong số những người nghèo sẽ là nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong đó có thiếu dinh dưỡng.
Một số nghiên cứu cho thấy thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc thiểu số vẫn ở mức cao. Năm 2008 tại tỉnh Đăk Lăk, theo2 nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự có 50,1% phụ nữ có thai người dân tộc thiểu số thiếu máu dinh dưỡng [8]. Một nghiên cứu tại Thái Nguyên ghi nhận tỷ lệ 42,7% phụ nữ mang thai người dân tộc Sán Dìu bị thiếu máu dinh dưỡng [9]. Tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng năm 2015 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ người H’Mông tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng là 31,9% [10]. Tuy nhiên các nghiên cứu về thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ người dân tộc Tày trong độ tuổi sinh đẻ còn khá khiêm tốn.
Ở nước ta có 1.626.392 người thuộc dân tộc Tày, chiếm 1,9% dân số. Dân tộc Tày ở Thái Nguyên, chiếm tỷ lệ 11,0% dân số toàn tỉnh, chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, miền núi [11]. Ở huyện miền núi Phú Lương người Tày chiếm 21,1% dân số toàn huyện [12]. Những khó khăn về kinh tế, xã hội của cộng đồng người Tày nơi đây luôn là những yếu tố nguy cơ thường trực đối với sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu dinh dưỡng ở cộng đồng phụ nữ người dân tộc Tày ra sao? Có giải pháp nào có thể can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung, giảm thiểu tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ? Là các câu hỏi để đề tài: “Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” được
tiến hành nhằm đáp ứng 3 mục tiêu.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ dân tộc Tày 20-35 tuổi tại xã Hợp Thành và Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2017.
2. Xây dựng giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt /acid folic cho đối tượng này.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt /acid folic hàng tuần lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ dân tộc Tày 20-35 tuổi tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2017 – 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 4
1.1. Tổng quan tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam …………………………………………………………. 4
1.1.1. Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ………………….. 4
1.1.2. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ…………………………….. 8
1.2. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe đến cải thiện tình trạng
dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ …………………………….. 17
1.2.1. Khái niệm, vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe …………….. 17
1.2.2. Mô hình khuynh hướng hành vi, yếu tố có thế tác động đến thay đổi
hành vi và ứng dụng mô hình vào truyền thong giáo dục dinh dưỡng25
1.2.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả truyền thông giáo
dục sức khỏe đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ………………………………………………………………………. 26
1.3. Hiệu quả các chương trình bổ sung viên sắt đối với việc cải thiện tình
trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ……………………………… 30
1.3.1. Các giải pháp can thiệp để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới và ở Việt Nam…………………………. 30
1.3.2. Hiệu quả của các chương trình bổ sung viên sắt đối với việc cải
thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ …………… 34
1.4. Một vài nét về người dân tộc Tày và địa bàn nghiên cứu……………….. 40
1.4.1. Một vài nét về người dân tộc Tày …………………………………………… 40
1.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………………………. 41
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 43
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….. 432.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 43
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 44
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………. 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 45
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu……………………………………….. 46
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………… 46
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu………………………………………………. 52
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp thu thập và tiêu chuẩn đánh giá…. 57
2.3.1. Thông tin chung, kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu . 57
2.3.2. Các chỉ số nhân trắc ……………………………………………………………… 58
2.3.3. Khẩu phần 24 giờ…………………………………………………………………. 59
2.3.4. Các xét nghiệm…………………………………………………………………….. 59
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 60
2.5. Sai số và các biện pháp khống chế sai số……………………………………… 61
2.5.1. Sai số ………………………………………………………………………………….. 61
2.5.2. Các biện pháp khống chế sai số ……………………………………………… 62
2.6. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 63
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 65
3.1. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ 20 –
35 tuổi người dân tộc Tày tại xã Hợp Thành và Phủ Lý, huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên…………………………………………………………….. 65
3.2. Xác định giải pháp truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt phù hợp
nhất cho phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày……………….. 70
3.2.1. Kiến thức – thực hành, khẩu phần thực tế của đối tượng trên địa bàn
nghiên cứu về thiếu máu và tiếp cận các nguồn thông tin……………. 70
3.2.2. Giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung
viên sắt/acid folic phù hợp cho đối tượng nghiên cứu…………………. 773.3. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung
viên sắt trên phụ nữ 20 – 35 tuổi tại xã Hợp Thành huyện Phú lương….. 83
3.3.1. Đặc điểm về kiến thức, thực hành, tình trạng thiếu năng lượng
trường diễn, thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp… 83
3.3.2. Hiệu quả can thiệp………………………………………………………………… 90
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 102
4.1. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ
20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tại hai xã Hợp Thành và Phủ Lý, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên …………………………………………………… 102
4.2. Giải pháp truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt phù hợp cho phụ
nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày ………………………………… 109
4.3. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung
viên sắt trên phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tại xã Hợp Thành,
huyện Phú Lương…………………………………………………………………….. 114
4.4. Một số hạn chế của đề tài…………………………………………………………. 123
4.5. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………………… 124
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 125
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………….. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Liều bổ sung sắt và axit folic để dự phòng thiếu máu dinh
dưỡng ………………………………………………………………………….. 33
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………… 65
Bảng 3.2. Một số chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu…………….. 66
Bảng 3.3. Phân loại mức độ thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm tuổi
của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 67
Bảng 3.4. Nồng độ Hemoglobin và Feritin huyết thanh trung bình của
đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 67
Bảng 3.5. Tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu … 68
Bảng 3.6. Phân loại mức độ thiếu máu theo nhóm tuổi của đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………. 68
Bảng 3.7. Tình trạng thiếu máu ở những đối tượng nghiên cứu thiếu năng
lượng trường diễn …………………………………………………………. 69
Bảng 3.8. Phân loại mức độ thiếu máu ở những đối tượng nghiên cứu
thiếu năng lượng trường diễn …………………………………………. 70
Bảng 3.9. Kiến thức về thiếu máu dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu70
Bảng 3.10. Kiến thức về những loại thực phẩm giàu sắt, thực phẩm tăng
cường và ức chế hấp thu sắt của đối tượng nghiên cứu ……… 72
Bảng 3.11. Kiến thức về các biện pháp dự phòng thiếu máu dinh của đối
tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 73
Bảng 3.12. Thực hành các biện pháp dự phòng thiếu máu dinh dưỡng của
đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 74
Bảng 3.13. Giá trị dinh dưỡng trung bình khẩu phần của đối tượng nghiên
cứu ở nhóm can thiệp…………………………………………………….. 75
Bảng 3.14. Đặc điểm cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu ở nhóm
can thiệp………………………………………………………………………. 76Bảng 3.15. Đặc điểm nguồn truyền thông các thông tin về y tế đến đối
tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 77
Bảng 3.16. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………… 83
Bảng 3.17. Kiến thức đúng về thiếu máu thiếu sắt của đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp ……………………………………………………….. 84
Bảng 3.18. Thực hành đúng về dự phòng thiếu máu thiếu sắt của đối
tượng nghiên cứu trước can thiệp……………………………………. 85
Bảng 3.19. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm cho mỗi đối tượng nghiên
cứu tại thời điểm trước can thiệp…………………………………….. 86
Bảng 3.20. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần đối tượng nghiên cứu tại
thời điểm trước can thiệp……………………………………………….. 87
Bảng 3.21. Đặc điểm cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu trước
can thiệp………………………………………………………………………. 88
Bảng 3.22. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của đối tượng nghiên cứu
tại thời điểm trước can thiệp…………………………………………… 88
Bảng 3.23. Nồng độ Hemoglobin, Ferritin huyết thanh trung bình của đối
tượng nghiên cứu trước can thiệp……………………………………. 89
Bảng 3.24. Tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt cạn kiệt của đối tượng
nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp………………………….. 89
Bảng 3.25. Thay đổi về kiến thức của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng
can thiệp………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.26. Thay đổi về thực hành của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng
can thiệp………………………………………………………………………. 92
Bảng 3.27. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu sau 6
tháng can thiệp……………………………………………………………… 94
Bảng 3.28. Thay đổi về đặc điểm cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên
cứu sau 6 tháng can thiệp……………………………………………….. 96Bảng 3.29. Thay đổi chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu sau 6
tháng can thiệp……………………………………………………………… 97
Bảng 3.30. Hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của đối
tượng sau 6 tháng can thiệp ……………………………………………. 99
Bảng 3.31. Thay đổi nồng độ Hemoglobin và Feritin huyết thanh trung
bình của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp ………… 99
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu và dự trữ
sắt cạn kiệt của đối tượng nghiên cứu ……………………………. 100
Bảng 3.33. Hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu máu và dự trữ sắt thấp của đối
tượng sau 6 tháng can thiệp ………………………………………….. 10