Đánh giá hiệu quả giảm đau chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014

Đánh giá hiệu quả giảm đau chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014

Đánh giá hiệu quả giảm đau chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014 – Nguyễn Thị Kim Loan và cs

Đau trong chuyển dạ là loại đau nặng nề nhất của người phụ nữ khi sinh con ngã âm đạo. Để giảm đau trong chuyển dạ người ta đã dùng gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trục thần kinh liên tục vùng lưng trong chuyển dạ từ nhiều năm qua. Ưu điểm của phương pháp nầy là thuốc tê không làm mất ý thức, sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn.
Tỉ lệ sử dụng của giảm đau trục thần kinh trong chuyển dạ đã gia tăng và đã gia tăng rất nhiều trong ba thập niên gần đây, ở Hoa kỳ năm 2001 sản phụ gảm đau trong chuyển dạ là 77%, ở Anh năm 2005 – 2006 là 33%. Ngày nay các sản phụ, Bác sĩ gây mê hồi sức, Bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh, điều dưỡng có nhiều cơ hội tiếp xúc thông tin mới, dẫn đến giảm đau chuyển dạ tăng.
Giảm đau ngoài màng cứng được chỉ định để giảm đau trong chuyển dạ cho sản phụ năm 2006 do Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ và 2007 ASA ( American Society of Anesthesiologist) Hiệp hội gây mê Hoa kỳ đã khẳng định rằng “ Nếu không có chống chỉ định nội khoa thì yêu cầu của mẹ, là đủ để chỉ định giảm đau trong chuyển dạ”, và “ quyết định giảm đau là sự liên kết của Bác sĩ sản, Bác sĩ gây mê hồi sức, bệnh nhân và nhân viên chăm sóc”. Giảm đau trục thần kinh có thể giảm đau chuyển dạ và ngay cả trong giai đoạn sớm chuyển dạ. Giảm đau ngoài màng cứng có thể làm giảm nguy cơ sang chấn âm đạo khi sanh ngôi mông, sanh đôi, sanh non. Khi giảm đau hiệu quả gây tê ngoài màng cứng có thể giúp kiểm soát huyết áp trong tiền sản giật, và ở sản phụ có bệnh nội khoa khác như: bệnh lý van tim, suyển, cường giáp, bệnh lý thần kinh mạch máu trong não [8], [9].
Năm 1988 Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã thực hiện gây tê trục thần kinh để giảm đau trong chuyển dạ. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Văn Chinh tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2014 giảm đau chuyển dạ sanh ngã âm đạo đạt 90,30% [1].
Tại Bệnh viện đa khoa Thống nhất, Đồng nai bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2013 và đang tiếp tục thực hiện. Để khẳng định những lợi ích trên, và ứng dụng ngày càng nhiều tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nầy với mục tiêu:
-Đánh giá hiệu quả và an toàn giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
•Xác định tỉ lệ hiệu quả giảm đau sanh ngã âm đạo.
•Xác định tỉ lệ một số tai biến của phương pháp GTNMC trong chuyển dạ.
•Xác định yếu tố trọng lượng liên quan đến thời gian thực hiện thủ thuật GTNMC.
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment