ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ĐOẠN NGỰC LIÊN TỤC TRONG PHẪU THUẬT CẮT THỰC QUẢN NỘI SOI
NGUYỄN VIẾT QUANG
Khoa Gây mê Hồi sức A Bệnh viện Trung ương Huế
TÓM TÁT
Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng đoạn ngực liên tục trong phẫu thuật cắt thực quản nội soi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 44 trường hợp bệnh nhân phẫu thuật cắt thực quản nội soi theo chương trình tại khoa Gây mê hồi sức A, bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 8/2011 đến tháng 2/2012. Nhóm I gồm 22 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng đoạn ngực liên tục bằng Bupivacaine và Fentanyl phối hợp với gây mê toàn thân. Nhóm II gồm 2 bệnh nhân được gây mê toàn thân và được giảm đau sau mổ bằng phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát đau (PCA) bằng morphin qua đường tĩnh mạch. Kết quả: Các bệnh nhân nhóm I có thời gian rút nội khí quản (NKQ) ngắn hơn, huyết động trong và sau mổ ổn định hơn. Thời gian rút NKQ và dẫn lưu ngực ở nhóm I và II là: 10,65 ±2,05, 15,04±4,39 và 16,53±1,83, 24,06±5,98. Mức giảm đau tốt ở nhóm I và II lúc vận động là 90%, 64%. Lúc nghỉ ngơi là 95%, 75%.
Tác dụng phụ giữa hai nhóm I và II tương ứng là: Nôn, buồn nôn 6,20%, 15,60%; ngứa 3,10%,12,50%; ho có đàm 3,10%, 21,80%. Chức năng hô hấp nhóm I cải thiện sớm hơn nhóm II. Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng đoạn ngực liên tục phối hợp với gây mê toàn thân có thể thực hiện hiệu quả và an toàn trên
bệnh nhân phẫu thuật cắt thực quản nội soi.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất