Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm.Phẫu thuật nội soi khớp gối là một can thiệp ngoại khoa phổ biến cho nhiều bệnh lý của khớp gối, các phẫu thuật này là nguyên nhân gây ra đau ở các mức độ vừa đến nặng. Đau làm bệnh nhân lo ngại khi chấp nhận một cuộc phẫu thuật. Hậu quả của đau làm ảnh hưởng lớn đến kết quả phục hồi sức khoẻ, vận động sớm, biến chứng sau mổ cũng như tâm lý, thời gian nằm viện của người bệnh[1]. Nghiên cứu của Lenzt và cộng sự trên 34 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước đã chỉ ra rằng đau sau mổ dẫn đến sự sợ vận động và ảnh hưởng đến kết quả cuộc mổ, biên độ vận động khớp gối của 40% bệnh nhân không thể trở về như thời điểm trước mổ do không được giảm đau thích đáng [2]. Phương pháp giảm đau lý tưởng sau phẫu thuật khớp gối là phương pháp giữ được khả năng vận động đầu gối, cho phép vật lý trị liệu sớm, phục hồi nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện, ít tác dụng không mong muốn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảm đau của bệnh nhân[2].
Để giảm đau sau phẫu thuật khớp gối, đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu như gây tê ngoài màng cứng liên tục,giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển, giảm đau toàn thân đường tĩnh mạch, gây tê thần kinh ngoại vi. Trong đó, gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to được biết đến là phương pháp giảm đau hiệu quả cho phẫu thuật khớp gối[3][4]. Nghiên cứu của M.Dauritrên 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối đã chỉ ra rằng, gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to cho kết quả giảm đau tương tự phương pháp giảm đau ngoài màng cứng và ít tác dụng không mong muốn hơn (0% bệnh nhân bí tiểu, 20% buồn nôn ở nhóm tê thần kinh và 40% bệnh nhân bí tiểu, 50% buồn nôn ở nhóm gây tê ngoài màng cứng)[5]. Tác giả Zaric cũng chỉ ra rằng 87% bệnh nhân mổ khớp gối dùng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng gặp từ một trở lên tác dụng không mong muốn, trong khi đó tỷ lệ trên chiếm 35% với nhóm gây tê thần dùi và thần kinh hông to [6].
Tại Việt Nam những năm về trước, việc gây tê thân thần kinh đùi, thần kinh hông to thường dùng kỹ thuật gây tê mò; tức là dựa vào mốc giải phẫu hoặc phối hợp với bệnh nhân tìm cảm giác dị cảm hoặc sử dụng máy kích thích thần kinh nhằm tìm thân thần kinh. Việc ứng dụng máy siêu âm trong gây tê vùng để giảm đau sau mổ đã đem lại hiệu quả và tính an toàn cao cho người bệnh[7]. Gây tê thần kinh đùi- thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âmđược xem là phương phápgiảm đau nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không đau đớn, đồng thời bệnh nhân có thể nhanh chóng tập vận động lại khớp gối làm tăng khả năng hồi phục sau mổ [4].
Ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu nào về hiệu quả của kỹ thuật gây tê này trong giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm” với2 mục tiêu:
1. So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với phương pháp gây tê ngoài màng cứng
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sinh lý đau 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Các đường dẫn truyền cảm giác đau 3
1.1.3. Trung tâm nhận thức cảm giác đau 5
1.2. Giải phẫu thần kinh chi phối chi dưới 5
1.2.1. Thần kinh đùi (femoral nerve) 5
1.2.2. Thần kinh hông to (sciatic nerve) 7
1.3. Lịch sử gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm 10
1.4. Kỹ thuật gây tê TK đùi-TK hông to dưới hướng dẫn siêu âm 12
1.4.1. Gây tê thần kinh đùi 12
1.4.2. Gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm tại khoeo 14
1.5. Thuốc dùng gây tê 15
1.5.1. Đại cương 15
1.5.2. Cơ chế tác dụng 16
1.5.3. Dược động học 16
1.5.4. Dược lực học 17
1.5.5. Tác dụng không mong muốn 18
1.6. Siêu âm trong gây tê vùng 19
1.6.1. Tổng quan về siêu âm 19
1.6.2. 20
1.6.3. Tác động sinh học của siêu âm 21
1.7. Các phương pháp đánh giá đau 22
1.7.1. Thang điểm nhìn hình đồng dạng VAS 22
1.7.2. Thang điểm lượng giá bằng số 24
1.7.3. Thang điểm lượng giá bằng lời nói 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 27
2.2. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.2. Phương pháp tiến hành 30
2.2.3. Khám tiền mê và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 30
2.2.4. Tại phòng mổ 30
2.2.5. Tiến hành gây tê 31
2.3. Đánh giá kết quả 34
2.3.1. Đánh giá đặc điểm chung 34
2.3.2. Đánh giá tai biến 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 40
3.1.1. Đặc điểm chung 40
3.1.2. Phân loại ASA 42
3.1.3. Trình độ học vấn 42
3.2. Đặc điểm phẫu thuật 43
3.3. Đặc điểm gây tê 44
3.4. Hiệu quả vô cảm và giảm đau 44
3.4.1. Hiệu quả giảm đau 44
3.4.2. Đặc điểm liên quan đến hiệu quả giảm đau 47
3.5. Tác dụng không mong muốn và biến chứng 49
3.5.1. Mức độ ức chế vận động sau gây tê 49
3.5.2. Tác dụng không mong muốn 49
3.5.3 Biến chứng gây tê 50
3.6 Thay đổi hô hấp, tuần hoàn trong thời gian nghiên cứu 50
3.6.1 Thay đổi về hô hấp 50
3.6.2 Thay đổi về tuần hoàn 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 53
4.1.1. Tuổi 53
4.1.2. Giới 53
4.1.3. Cân nặng và chiều cao 53
4.1.4. Trình độ học vấn 54
4.1.5. Đặc điểm về mức độ sức khoẻ theo phân loại ASA 54
4.2. Đặc điểm phẫu thuật 55
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 55
4.2.2. Phương pháp vô cảm 55
4.2.3. Thời gian phẫu thuật 55
4.3. Hiệu quả giảm đau 56
4.3.1. Thời gian khởi tê 56
4.3.2. Chất lượng vô cảm theo Vester Andersen 56
4.3.3. Hiệu quả giảm đau 56
4.4.Tác dụng không mong muốn và biến chứng 57
4.4.1. Mức độ ức chế vận động sau gây tê 57
4.4.2. Tác dụng không mong muốn 58
4.4.3. Ảnh hưởng trên hô hấp 59
4.4.4. Ảnh hưởng trên nhịp tim 59
4.4.5. Ảnh hưởng trên huyết áp 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác dụng không mong muốn của Ropivacaine 19
Bảng 2.1. Phác đồ xử trí ngộ độc thuốc tê 38
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 40
Bảng 3.2. Phân loại ASA bệnh nhân 42
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của bệnh nhân. 42
Bảng 3.4. Phân loại phẫu thuật 43
Bảng 3.5. Đặc điểm phẫu thuật 43
Bảng 3.6. Đặc điểm về gây tê 44
Bảng 3.7. Hiệu quả giảm đau 45
Bảng 3.8. Hiệu quả giảm đau 47
Bảng 3.9. Mức độ hài lòng của bệnh nhân 47
Bảng 3.10. Mức độ ức chế vận động sau gây tê 49
Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn 49
Bảng 3.12. Biến chứng gây tê 50
Bảng 3.13 Bão hoà oxy trung bình ở hai nhóm 51