ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM.Răng khôn hay còn gọi là răng cối lớn thứ ba là răng có tần suất mọc ngầm, mọc kẹt cao nhất, chiếm đến khoảng 95% tổng số lượng răng mọc ngầm và hầu như không thể mọc về vị trí chức năng bình thường1,2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật nhổ răng khôn là phương pháp tối ưu nhất để điều trị tình trạng răng khôn mọc ngầm, ngay cả khi chưa có biểu hiện đau3,4. Vì thế, phẫu thuật nhổ răng khôn là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong nha khoa. Mỗi năm khoảng 10 triệu răng khôn được phẫu thuật ở Hoa Kỳ5. Ngày càng có nhiều người bệnh (NB) nhu cầu loại bỏ răng khôn. Sau khi phẫu thuật răng khôn, sưng và đau là hai than phiền nhiều nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh6. Thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) là hai loại thuốc giảm đau thường quy nhất được các bác sĩ lâm sàng kê đơn cho người bệnh sau phẫu thuật1,2.


Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo ghi nhận những tác dụng không mong muốn của hai loại thuốc này cũng như một số người bệnh không thể sử dụng hai loại thuốc trên7,8.
Việc tìm kiếm phương pháp giảm đau không dùng thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người bệnh có chống chỉ định với các loại thuốc trên. Châm cứu vốn được biết đến là một phương pháp không dùng thuốc có thể giảm đau hiệu quả, ít tác dụng phụ và an toàn cho người bệnh9,10. Trong các hình thức châm cứu, nhĩ châm là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát đau do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như được sử dụng để giảm đau ở nhiều vùng cơ thể khác nhau11-15. Đối với vùng răng hàm mặt, nhĩ châm cũng đã được bắt đầu ứng dụng để giảm đau trong một số công trình nghiên cứu16-19.
Tuy nhiên, còn ít đề tài sử dụng phương pháp nhĩ châm để giảm đau cho các người bệnh sau khi phẫu thuật răng khôn. Bước đầu nghiên cứu, chúng tôi chọn răng khôn hàm dưới vì tỉ lệ xuất hiện cao hơn (82,5%) cũng như đồng nhất và mẫu nghiên cứu để tăng độ chính xác cho đề tài1,2.2
Trong bản đồ nhĩ châm của Tổ chức Y tế thế giới, có hai huyệt đã được đặt tên cũng như ghi nhận tác dụng chức năng đối với vùng răng hàm mặt là huyệt Răng và huyệt Hàm. Tham khảo thêm các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy huyệt Nhĩ Thần môn, huyệt Giao cảm, huyệt Thượng thận ở loa tai được sử dụng trong hầu hết các bệnh lý do có hiệu quả trên hệ thần kinh tự chủ1,14,20-24. Dựa trên các lý luận về tăng ngưỡng đau và sự tương quan các huyệt ở loa tai và các vùng tương ứng, đề tài chọn công thức huyệt gồm: Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận.
Câu hỏi nghiên cứu: nhĩ châm vào các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận ở loa tai cùng bên có đem lại hiệu quả giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới hay không?
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt (theo khoanh tủy và vùng da của các nhánh V1, V2, V3) khi châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận trên người tình nguyện khoẻ mạnh.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận thông qua sự thay đổi điểm VAS (Visual Analog Scale) và nhu cầu sử dụng paracetamol.
3. Xác định tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp nhĩ châm trên lâm sàng

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯ VIẾT TĂT…………………………………………………………….. i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………………………v
DANH MỤC HINH……………………………………………………………………………………. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………..3
1.1. Các vấn đề liên quan răng khôn ở người theo Y học hiện đại ………………………..3
1.2. Các vấn đề liên quan răng khôn ở người theo Y học cổ truyền…………………….15
1.3. Liệu pháp loa tai…………………………………………………………………………………….19
1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan…………………………………………………………29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………34
2.1. Giai đoạn 1: Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt (theo
khoanh tủy và vùng da của các nhánh V1, V2, V3)…………………………………………..34
2.2. Giai đoạn 2: Xác định hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới
bằng phương pháp nhĩ châm ………………………………………………………………………….39
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu và tính an toàn của phương pháp…………………49
Chương 3: KẾT QUẢ …………………………………………………………………………………51
3.1. Mục tiêu 1: Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt khi nhĩ
châm. ………………………………………………………………………………………………………….51
3.2. Mục tiêu 2: Đánh giá tác dụng đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới của
phương pháp nhĩ châm………………………………………………………………………………….66
3.3. Mục tiêu 3: Xác định tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp nhĩ
châm …………………………………………………………………………………………………………..72
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….73
4.1. Bàn luận về các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt khi nhĩ châm…..73
4.2. Bàn luận về tác dụng đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới của phương
pháp nhĩ châm ……………………………………………………………………………………………..79
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của phương pháp nhĩ châm …………..87
4.4. Ưu điểm của đề tài …………………………………………………………………………………88
4.5. Hạn chế của đề tài ………………………………………………………………………………….91
4.6. Tính mới và ứng dụng…………………………………………………………………………….92
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..94
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….95
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Vị trí và chức năng của các huyệt trên loa tai được chọn…………………….28
Bảng 2.1. Các biến số độc lập giai đoạn 1 ……………………………………………………….36
Bảng 2.2. Quy ước chọn vị trí khảo sát ngưỡng đau …………………………………………37
Bảng 2.3. Số thứ tự và phân nhóm đã được ngẫu nhiên bằng phần mềm GraphPad41
Bảng 2.4. Các biến số độc lập giai đoạn 2 ……………………………………………………….42
Bảng 2.5. Phân loại răng khôn hàm dưới theo Pell – Gregory ……………………………43
Bảng 2.6. Độ khó của phẫu thuật nhổ răng khôn ngầm hàm dưới theo Pederson ….44
Bảng 2.7. Phương pháp tiến hành nhĩ châm/giả nhĩ châm………………………………….49
Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố theo giới tính của hai nhóm nghiên cứu ………………………..51
Bảng 3.2. Tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu…………………………………………51
Bảng 3.3. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên trái trước và sau khi nhĩ châm ở tai trái ..52
Bảng 3.4. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên phải trước và sau khi nhĩ châm ở tai trái53
Bảng 3.5. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên trái trước và sau khi giả nhĩ châm ở tai trái
………………………………………………………………………………………………………..54
Bảng 3.6. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên phải trước và sau khi giả nhĩ châm ở tai trái.
………………………………………………………………………………………………………..55
Bảng 3.7. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên phải trước và sau khi nhĩ châm ở tai phải56
Bảng 3.8. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên trái trước và sau khi nhĩ châm ở tai phải.57
Bảng 3.9. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên phải trước và sau khi giả nhĩ châm ở tai phải
………………………………………………………………………………………………………..58
Bảng 3.10. Sự thay đổi ngưỡng đau ở bên trái trước và sau khi giả nhĩ châm ở tai phải
………………………………………………………………………………………………………..59
Bảng 3.11. Mức tăng ngưỡng đau bên trái giữa nhĩ châm và giả nhĩ châm ở tai trái
………………………………………………………………………………………………………..60
Bảng 3.12. Mức tăng ngưỡng đau bên phải giữa nhĩ châm và giả nhĩ châm ở tai trái
………………………………………………………………………………………………………..61iv
Bảng 3.13. Mức tăng ngưỡng đau bên phải giữa nhĩ châm và giả nhĩ châm ở tai phải
………………………………………………………………………………………………………..63
Bảng 3.14. Mức tăng ngưỡng đau bên trái giữa nhĩ châm và giả nhĩ châm ở tai phải
………………………………………………………………………………………………………..64v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính mẫu nghiên cứu……………………………………………………………67
Biểu đồ 3.2. Độ khó phẫu thuật nhổ răng khôn ………………………………………………..67
Biểu đồ 3.3. Độ dài cuộc phẫu thuật ……………………………………………………………….68
Biểu đồ 3.4. Lượng thuốc gây tê…………………………………………………………………….69
Biểu đồ 3.5. Thời gian gây tê…………………………………………………………………………69
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi điểm VAS sau can thiệp…………………………………………….70
Biểu đồ 3.7. Số lượng viên paracetamol 500mg sử dụng sau can thiệp ……………….7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment