Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng levobupivacain phối hợp với fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác nhau
Đau luôn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân và sự ám ảnh của thầy thuốc khi tiến hành các bước điều trị. Đau luôn được các thầy thuốc rất quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của bệnh nhân và nhất là sự phục hồi chức năng các cơ quan. Đau khi đẻ hay đau trong chuyển dạ cũng vậy, cơn đau còn có thể làm cho cuộc chuyển dạ trở nên khó khăn và phức tạp hơn, nhất là trong trường hợp sản phụ có các bệnh lý rối loạn chức năng từ trước. Ngoài ra đau còn làm cho nhiều sản phụ không thể chịu noi từ đó đã buộc các bác sĩ sản khoa phải chỉ định phẫu thuật.[36]
Hiện nay có nhiều phương pháp để giảm đau trong chuyển dạ đẻ, từ các phương pháp không dùng thuốc như: thư giãn, tập thở, liệu pháp tâm sinh lý, thôi miên, châm cứu… đến các phương pháp dùng thuốc như: thuốc mê hô hấp, thuốc giảm đau trung ương, rồi đến các phương pháp gây tê vùng, gây tê trục thần kinh, gây tê đám rối, gây tê NMC, gây tê tủy sống hay kết hợp giữa gây tê NMC và gây tê tủy sống, BN tự kiểm soát đau qua đường tĩnh mạch hoặc ngoài màng cứng. Mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng trong đó phương pháp gây tê NMC được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn cả. Gây tê NMC bằng Bupivacain phối hợp với Fentanyl để giảm đau trong chuyển dạ đẻ đang được áp dụng rất rộng rãi với nhiều ưu điểm của
nó[1], [3], [29], [30], [50], [63], [64], [71]
Levobupivacain là một thuốc tê mới, là một phân nhánh S của Bupivacain, thuốc có dược động học giống Bupivacain nhưng có tác dụng giảm đau chọn lọc hơn nên ít ức chế vận động hơn, đặc biệt là ít gây độc tính trên tim mạch và thần kinh han[33] [51]. Ở Việt Nam Levobupivacain đã được biết đến vài năm trở lại đây nhưng chưa được áp dụng rộng rãi, mặt khác các nghiên cứu về Levobupivacain để giảm đau trong chuyển dạ đẻ trên sản phụ người Việt Nam chưa nhiều. Chính vì những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp gây tê NMC bằng Levobupivacain để giảm đau trong chuyển dạ đẻ và có thể biết được một liều thấp tối ưu để giảm đau cho sản phụ người Việt Nam. Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê NMC Levobupivacain phối hợp với Fentanyl ở 3 nhóm có nồng độ và liều lượng khác nhau.
2. Xác định tác dụng không mong muốn của 3 nhóm đối với sản phụ và thai nhi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 14
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU GÂY
TÊ NMC 14
1.1.1. Trên thế giới 14
1.1.2. Tại Việt Nam 15
1.2. SINH LÝ CHUYỂN DẠ ĐẺ 17
1.2.1. Định nghĩa 17
1.2.2. Nguyên nhân 17
1.2.3. Các giai đoạn của chuyển dạ 18
1.2.4. Triệu chứng của chuyển dạ 19
1.3. SINH LÝ ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ 25
1.3.1. Định nghĩa đau 25
1.3.2. Nguồn gốc của đau trong chuyển dạ 25
1.3.3. Đường thần kinh chi phối cảm giác đau trong chuyển dạ 26
1.3.4. Tác dụng của đau trong chuyển dạ 28
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
GÂY TÊ NMC 29
1.4.1. Cột sống và các khoang 29
1.4.2. Cơ chế tác dụng của thuốc tê trong khoang NMC 30
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phân bố thuốc tê trong khoang NMC… 31
1.4.4. Tác động của gây tê NMC lên huyết động 32
1.4.5. Tác động của gây tê NMC lên hô hấp 32
1.4.6. Tác động của gây tê NMC lên tiêu hóa 33
1.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY TÊ NMC TRONG CHUYỂN DẠ ĐẺ 33
1.5.1. Ảnh hưởng của chuyển dạ đối với gây tê NMC 33
1.5.2. Ảnh hưởng của gây tê NMC đối với chuyển dạ 33
1.6. DƯỢC LÝ HỌC CỦA THUỐC LEVOBUPIVACAIN 34
1.6.1. Nguồn gốc 34
1.6.2. Công thức hóa học 34
1.6.3. Tính chất hóa học 34
1.6.4. Cơ chế tác dụng 34
1.6.5. Dược động học 36
1.6.6. Dược lực học 36
1.7. DƯỢC LÝ HỌC CỦA FENTANYL 37
1.7.1. Dược động học 37
1.7.2. Dược lực học 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Địa điểm nghiên cứu 40
2.2. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 40
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 41
2.3.3. Chia nhóm nghiên cứu 41
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu 42
2.3.5. Phương pháp tiến hành 43
2.4. Các tham số nghiên cứu 46
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 47
2.5.1. Các phương pháp thu thập số liệu 47
2.5.2. Các phương pháp đánh giá tác dụng ức chế cảm giác đau 47
2.5.3. Đánh giá thời gian giảm đau sau đẻ 49
2.5.4. Đánh giá tác dụng phong bế vận động 49
2.5.5. Đánh giá chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh 49
2.5.6. Đánh giá các tác dụng và biến chứng kèm theo 50
2.5.7. Quy định các thời điểm đánh giá 50
2.5.8. Quy định thời điểm rút catheter 50
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 50
2.7. Thời gian nghiên cứu 51
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT GÂY
TÊ NMC 52
3.1.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 52
3.1.2. Đặc điểm về gây tê NMC 53
3.2. HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ NMC 55
3.2.1. Tác dụng giảm đau 55
3.2.2. Tác dụng của gây tê NMC trên huyết động 60
3.2.3. Tác động của gây tê NMC trên hô hấp 64
3.2.4. Tác dụng của gây tê NMC lên cuộc chuyển dạ và trẻ sơ sinh 65
3.3. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 68
3.3.1. Đánh giá mức độ phong bế vận động theo tiêu chuẩn Bromage … 68
3.3.2. Tác động của gây tê NMC lên cơn co tử cung 68
3.3.3. Các tác dụng không mong muốn khác 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 73
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT
GÂY TÊ NMC 73
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 73
4.1.2. Đặc điểm về gây tê NMC 74
4.2. HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ NMC 76
4.2.1. Tác dụng giảm đau 76
4.2.2. Tác dụng của gây tê NMC trên huyết động của sản phụ 81
4.2.3. Tác dụng của gây tê NMC trên hô hấp của sản phụ 85
4.2.4. Tác dụng của gây tê NMC đối với cuộc chuyển dạ 86
4.3. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 90
4.3.1. Mức độ phong bế vận động 90
4.3.2. Tác động của gây tê NMC trên cơn co tử cung 90
4.3.3. Các tác dụng không mong muốn khác 92
4.3.5. Cách đẻ 93
KẾT LUẬN 94
KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích