Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine-cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb- IV

Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine-cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb- IV

LUẬN VĂN Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine – cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb- IV

Ung thư Phổi (UTP) là bệnh lý ác tính đường hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tỷ lệ mới mắc tăng trung bình 0,5(%) [1]. Theo Globocan 2008 do tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố, bệnh này chiếm 16,5% trong tổng số các ca ung thư và chiếm 22,5% ca tử vong trong số các bệnh liên quan tới ung thư. Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 1.600.000 người mắc và 1.200.000 người tử vong do UTP. Tại Mỹ, năm 2010 có khoảng 222.520 ca mới mắc và 157.300 người chết vì UTP. Ở Việt Nam UTP đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nam và thứ 3 ở nữ, ước tính hàng năm có khoảng 6.950 ca UTP mới mắc [1], [2].

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, mô bệnh học của UTP được chia làm hai típ chính là UTP tế bào nhỏ (TBN) và UTP không tế bào nhỏ (KTBN), trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 80%. Trong bệnh lý UTP hai loại này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau [2], [3], [4], [5], [6]. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng số bệnh nhân tử vong do UTP vẫn không giảm do triệu chứng lâm sàng của UTP ở giai đoạn sớm không đặc hiệu khó chẩn đoán, khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn muộn việc đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để quyết định phác đồ điều trị là quan trọng.
Điều trị UTPKTBN có các phương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị, trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị đối với giai đoạn tổn thương còn khu trú (giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn IIIa). Hóa chất và xạ trị thường được áp dụng điều trị trong giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm [4], [5]. Quan niệm trước kia cho thấy điều trị hóa chất trong UTPKTBN giai đoạn muộn nhiều độc tính và thời gian sống thêm không rõ ràng. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các thuốc mới được phát hiện (Vinorelbine, Gemcitabine, nhóm Taxane) đã góp phần cải thiện chất lượng sống và kiểm soát các triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm ở bệnh nhân UTPKTBN [4], [5], [7], [8].
Vinorelbine là một Vinca alcaloid bán tổng hợp mới, đã được chứng minh có tác dụng đối với UTPKTBN giai đoạn muộn ở các nghiên cứu lâm sàng khi dùng đơn độc hay phối hợp [3], [9], [10].
Qua các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh phác đồ Vinorelbine kết hợp Cisplatin với các phác đồ trước đó như Cisplatin đơn chất hoặc Cisplatin kết hợp với Etoposide hoặc với một Vinca ancaloid khác, phác đồ hai thuốc Vinorelbine – Cisplatin vượt trội hơn. Mặt khác khi so với các phác đồ có kết hợp nhóm Taxane (Paclitaxel, Docetaxel) thì phác đồ Vinorebine – Cisplatin có tính kinh tế hơn, hiệu quả tương đương.
Các thử nghiệm pha III đã chứng minh những ưu thế của phác đồ kết hợp Vinorelbine với Cisplatin trên các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb IV cho kết quả thấy cải thiện tốt triệu chứng, tăng tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống [4] [11], [1], [2].
Do những hiệu quả và tính ưu việt của nó nên phác đồ Vinorelbine – Cisplatin đã trở thành một phác đồ được chấp nhận trên thế giới và ở Việt Nam trong điều trị UTPKTBN giai đoạn lan tràn và được coi là biện pháp điều trị bước đầu. Cho tới nay chưa có một đánh giá nào trong nước về hiệu quả cũng như độ an toàn của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine – cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb- IV” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTPKTBNgiai đoạn IlIb- IV.
2. Đánh giá tỷ lệ đáp ứng và một số độc tinh phác đồ Vinorelbine – Cisplatin.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Căn nguyên và yếu tố nguy cơ 3
1.2. Giải phẫu và ứng dụng trong ung thư phổi 6
1.2.1. Giải phẫu khí phế quản phổi 6
1.2.2. Ứng dụng trong ung thư phổi 7
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 8
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.3.2. Cận lâm sàng 11
1.4. Phân loại MBH và giải phẫu bệnh lâm sàng 14
1.4.1. Phân loại MBH 14
1.4.2. Giải phẫu bệnh lâm sàng 16
1.5. Chẩn đoán 16
1.5.1. Chẩn đoán xác định 16
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn 16
1.6. Điều trị UTPKTBN 19
1.6.1. Điều trị cơ bản theo giai đoạn 19
1.6.2. Điều trị UTPKTBN tái phát và không đáp ứng với phác đồ
nghiên cứu 22
1.6.3. Hướng điều trị mới trong ung thư phổi 23
1.6.4. Điều trị hoá chất ở giai đoạn IIIB-IV 23
1.7. Các thuốc trong nghiên cứu 28
1.7.1. Cispla Cisplatin 28
1.7.2. Vinorelbine 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn 34
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 34
2.2.4. Phương pháp tiến hành 35
2.3. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng nghiên cứu 40
2.4. Kỹ thuật khống chế sai số 44
2.5. Phân tích và sử lý số liệu 44
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 47
3.1.1. Tuổi 47
3.1.2. Giới 48
3.1.3. Tình trạng hút thuốc 48
3.2. Lâm sàng -cận lâm sàng 50
3.2.1. Lý do vào viện 50
3.2.2. Thời gian có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 51
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp 51
3.2.4. Tình trạng toàn trạng 52
3.2.5. Phần trăm bệnh nhân theo chỉ số Karnofski 53
3.2.6. Kích thước u 53
3.2.7. Tình trạng di căn hạch 54
3.2.8. Vị trí u 54
3.2.9. Phân loại mô bệnh học 55
3.2.10. Phân loại giai đoạn bệnh 56
3.2.11. Mô bệnh học và nhóm tuổi nghiên cứu 57
3.2.12. Giai đoạn lâm sàng và nhóm tuổi nghiên cứu 58
3.2.13. Chất chỉ điểm 59
3.2.14. Vị trí di căn xa 60
3.3. Điều trị 61
3.3.1. Số chu kỳ hoá chất 61
3.3.2 Đáp ứng triệu chứng lâm sàng 62
3.3.3. Tình trạng đáp ứng thực thể sau điều trị 62
3.3.4. Đáp ứng theo giai đoạn bệnh 63 
3.3.5. Tình trạng đáp ứng theo típ MBH 64
3.3.6. Tình trạng đáp ứng theo số chu kỳ hóa chất 64
3.3.7. Đáp ứng theo một số yếu tố khác 66
3.3.8 Thời gian sống thêm 66
3.4. Một số tác dụng phụ của phác đồ 69
3.4.1. Tác dụng phụ trên hệ tạo huyết 69
3.4.2 Một số tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 71
4.1.1. Tuổi 71
4.1.2. Giới 72
4.1.3. Tình trạng và thời gian hút thuốc 72
4.2. Triệu chứng lâm sàng 73
4.3. Cận lâm sàng 76
4.4. Phân loại mô bệnh học 78
4.5. Vị trí di căn xa 79
4.6. Phân loại giai đoạn bệnh 79
4.7. Điều trị 80
4.8. Thời gian sống thêm 83
4.9. Một số tác dụng phụ của phác đồ 87
KẾT LUẬN 89
KHUYếN NGHị 91
TÀI LIỆU THAM KHảO
PHỤ LỤC 

Leave a Comment