ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA-XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA – XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI.Ung thư thực quản là khối u ác tính của thực quản, thường bắt đầu từ các tế bào lót bên trong lòng thực quản (lớp niêm mạc). Ung thư biểu mô vảy (squamous cell carcinoma) và ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) là hai thể ung thư pho biến nhất, chiếm hơn 90% các khối u ác tính của thực quản.
Ung thư thực quản đứng thứ 8 trong các ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu, với ước tính 456.000 trường hợp mới mắc trong năm 2012 (chiếm 3,2% tổng số ung thư), và đứng thứ 6 trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư với ước tính 400.000 trường hợp tử vong (4,9% trong tổng số). Khoảng 80% các trường hợp bệnh tập trung ở các vùng kém phát triển. Tỷ lệ mắc ung thư thực quản ở nam giới so với nữ giới là 4:1. Tính ở cả hai giới thì tỷ lệ mắc ung thư thực quản khác nhau hơn 20 lần giữa các vùng địa lý khác nhau trên thế giới, với tỷ lệ trong khoảng từ 0,8 trên 100.000 ở Tây Phi, tới 17,0 trên 100.000 dân ở Đông Á với nam giới, và 0,2 trên 100.000 dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương tới 7,8 trên 100.000 dân ở Đông Phi với nữ giới. Ung thư thực quản có tiên lượng sống thêm rất ngắn (tỷ suất toàn bộ của tử vong/mắc là 0,88), và tử vong do ung thư thực quản cũng gắn liền với tỷ lệ mắc theo các vùng địa lý, với tỷ lệ tử vong cao nhất là ở vùng Đông Á (14,1 trên 100.000) và Nam Phi (12,8) ở nam giới, và ở Đông (7,3) và Nam Phi (6,2) với nữ giới [1].
Ở Việt Nam, ung thư thực quản nằm trong số 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, riêng ở Hà Nội thì ung thư thực quản đứng ở vị trí thứ 5, với tỷ lệ mắc 8,7 trên 100.000 nam giới. [2].
Điều trị ung thư thực quản cũng giống như các loại ung thư khác, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt thực quản chỉ thực hiện được cho 20 – 25% bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng. Hóa-xạ trị đồng thời triệt căn là liệu pháp chuấn không phẫu thuật và cạnh tranh với phẫu thuật trong lựa chọn điều trị hiện nay. Việc so sánh trực tiếp 2 phương pháp điều trị chuấn (phẫu thuật so với hóa-xạ trị) cho ung thư thực quản tiến triển tại chỗ tại vùng theo thiết kế thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, kết quả điều trị của 2 liệu pháp chuấn này khi so sánh thô dường như là tương đương. Phẫu thuật cho trung vị sống thêm là 15 – 18 tháng, và tỷ lệ sống thêm 5-năm là 20 – 25%; tỷ lệ tử vong do biến chứng sau phẫu thuật là 5% – 10%. Trong khi đó, hóa-xạ trị cho trung vị sống thêm là 12 – 18 tháng, và tỷ lệ sống thêm 5-năm là 15 – 20%, tử vong liên quan đến điều trị khoảng 2%. Sự công bằng trong so sánh là khó có thể đạt được, bởi vì bệnh nhân có tiên lượng xấu hơn thường được điều trị không phẫu thuật. Hai nghiên cứu không ngẫu nhiên so sánh phẫu thuật với hóa-xạ trị cho thấy không có khác biệt về sống thêm. [3]
Ở Việt Nam, nghiên cứu về điều trị ung thư thực quản chưa nhiều, chưa có nghiên cứu nào về hóa-xạ trị triệt căn cho ung thư biểu mô vảy giai đoạn III của thực quản sử dụng phác đồ hóa chất Cisplatin – Capecitabin kết hợp với tia xạ với liều 50 Gy. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô vảy thực quản giai đoạn III với T3-4 tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
2. Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô vảy thực quản giai đoạn III với T3-4 bằng Cisplatin – Capecitabin đồng thời với xạ trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA – XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
2. Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2004), “Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001-2003 ”, Tạp chí Y học thực hành, 498, tr. 11-15.
40. Phạm Đức Huấn (2003), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư thực quản, Trường Đại học Y Hà Nội.
41. Bùi Diệu Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Hữu Thợi et al (2013), “Kết quả sống thêm trong điều trị ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III,IV bằng phác đồ hóa – xạ đồng thời”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 81(1), tr. 67-73.
42. Vũ Văn Khiên (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, và mô bệnh học ung thư thực quản”, Tạp chí Y học Việt Nam, 341, tr. 1-6.
43. Trần Văn Huy (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư thực quản”, Tạp chí Y học thực hành, 566+567(3), tr. 44-47.
44. Dương Mạnh Hùng Lê Lộc (2004), “Nghiên cứu đặc điểm và kết quả điều trị ung thư thực quản”, Tạp chí Y học Việt Nam, 297(97-101).
46. Nguyễn Thị Xuân Hương (1999), Nghiên cứu hình ảnh siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư thực quản, Trường Đại học Y Hà Nội.
47. Phạm Việt Hùng (2011), Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực trong điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Việt Đức, Trường Đại học Y Hà Nội.
49. Nguyễn Đức Lợi (2015), Đánh giá hiệu quả phác đồ hóa xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III, IV tại bệnh viện K, Trường đại học Y Hà Nội.
52. Bùi Văn Lệnh (2007), Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực quản, Trường Đại học Y Hà Nội.
53. Đỗ Mai Lâm Phạm Đức Huấn, Phạm Việt Hùng (2012), “Chỉ định, kỹ thuật và kết quả phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực trong điêu trị ung thư thực quản”, Ngoai Khoa, 61(1-2-3), tr. 23-33.
MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA – XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giải phẫu và mô học của thực quản 3
1.1.1 Giải phẫu thực quản 3
1.1.2 Mô học của thực quản 6
1.2 Giải phẫu bệnh của ung thư thực quản 8
1.2.1 Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) 9
1.2.2 Ung thư biểu mô tuyến 12
1.3 Chẩn đoán ung thư thực quản 13
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng 13
1.3.2 Các phương pháp chan đoán 14
1.3.3 Phân loại giai đoạn lâm sàng ung thư thực quản 16
1.4 Điều trị ung thư thực quản 19
1.4.1 Phương pháp nội soi can thiệp 19
1.4.2 Phương pháp phẫu thuật 19
1.4.3 Hóa xạ trị đồng thời triệt căn 20
1.4.4 Kỹ thuật xạ trị ung thư 23
1.4.5 Thuốc hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 30
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 30
2.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu 30
2.3 Nội dung nghiên cứu 30
2.3.1 Đặc điểm lâm sàng 30
2.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng: 32
2.3.3 Đánh giá giai đoạn bệnh trước điều trị 32
2.3.4 Tiến hành điều trị 33
2.3.5 Đánh giá đáp ứng điều trị 35
2.3.6 Đánh giá độc tính của điều trị: 37
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học 40
3.1.1 Phân bố tuổi bệnh nhân 40
3.1.2 Giới tính 40
3.1.3 Các yếu tố nguy cơ 40
3.2 Đặc điểm lâm sàng 41
3.2.1 Lý do đi khám bệnh: 41
3.2.2 Các triệu chứng lâm sàng 41
3.2.3 Mức độ sút cân 42
3.2.4. Chỉ số toàn trạng 42
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng 43
3.3.1 Kết quả xét nghiệm huyết học 43
3.3.2 Kết quả xét nghiệm sinh hóa 43
3.3.3 Phân bố độ mô học của giải phẫu bệnh 43
3.3.4 Phân bố vị trí u theo vùng thực quản 44
3.3.5 Phân bố của giai đoạn T (hệ thống TNM) 44
3.3.6 Phân bố của giai đoạn hạch N (hệ thống TNM) 44
3.3.7 Phân bố giai đoạn III theo TNM 45
3.3.8 Phân bố chiều dài khối u trên X quang thực quản 45
3.3.9. Đặc điểm u trên nội soi 45
3.4 Đáp ứng điều trị và độc tính 46
3.4.1 Tỷ lệ đáp ứng (tiêu chuẩn RECIST 1.1) 46
3.4.2 Thay đoi về triệu chứng lâm sàng sau điều trị 47
3.4.3 Các tác dụng không mong muốn liên quan đến điều trị 47
3.4.4 Liều chiếu xạ lên các cơ quan lành 49
3.5 Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị 49
3.5.1 Đáp ứng điều trị theo nhóm tuổi 49
3.5.2 Đáp ứng điều trị theo độ mô học 50
3.5.3 Đáp ứng điều trị theo vị trí u 50
3.5.4 Đáp ứng điều trị theo giai đoạn T 51
3.5.5 Đáp ứng điều trị theo giai đoạn N 51
3.5.6 Đáp ứng điều trị theo giai đoạn TNM 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ 53
4.2 Đặc điểm lâm sàng 54
4.3 Đặc điểm cận lâm sàng và chẩn đoán 54
4.4 Đáp ứng điều trị và độc tính 58
4.5 Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Bảng 2.1: Chỉ số toàn trạng theo ECOG (Eastern Cooperative Oncology Group) 31
Bảng 2.2: xếp độ độc tính theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới 37
Bảng 3.1: Phân bố tuổi bệnh nhân theo nhóm 40
Bảng 3.2: Các yếu tố nguy cơ 40
Bảng 3.3: Lý do đi khám bệnh 41
Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng 41
Bảng 3.5: Mức độ sút cân 42
Bảng 3.6: Chỉ số toàn trạng (PS, theo phân loại của ECOG) 42
Bảng 3.7: Kết quả xét nghiệm huyết học 43
Bảng 3.8: Kết quả xét nghiệm sinh hóa 43
Bảng 3.9: Phân bố độ mô học của ung thư biếu mô vảy 43
Bảng 3.10: Phân bố vị trí u thực quản 44
Bảng 3.11: Phân bố giai đoạn theo T 44
Bảng 3.12 : Phân bố của giai đoạn hạch 44
Bảng 3.13 : Phân bố giai đoạn III 45
Bảng 3.14 : Phân bố chiều dài u trên Xquang 45
Bảng 3.15 : Đặc điếm u trên nội soi 45
Bảng 3.16 : Tỷ lệ đáp ứng ứng với phác đồ điều trị 46
Bảng 3.17 : Tỷ lệ đáp ứng chung 46
Bảng 3.18 :Thay đổi về triệu chứng lâm sàng 47
Bảng 3.19: Các độc tính thường gặp 47
Bảng 3.20: Xét nghiệm sinh hóa sau điều trị 48
Bảng 3.21: So sánh các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 48
Bảng 3.22: Liều chiếu xạ lên các cơ quan lành 49
Bảng 3.23: Đáp ứng điều trị theo nhóm tuổi 49
Bảng 3.24: Tỷ lệ đáp ứng điều trị theo độ mô học 50
Bảng 3.25: Tỷ lệ đáp ứng theo vị trí u 50
Bảng 3.26: Tỷ lệ đáp ứng điều trị theo giai đoạn T 51
Bảng 3.27: Tỷ lệ đáp ứng điều trị theo giai đoạn N 51
Bảng 3.28: Đáp ứng điều trị theo phân nhóm giai đoạn III 52
Bảng 4.1. Kết quả đáp ứng của một số nghiên cứu 62
Hình 1.1: Giải phẫu phân đoạn của thực quản 4
Hình 1.2: Mô học thành thực quản 8
Hình 1.3: Vi thể ung thư biểu mô vảy xâm nhập 10
Hình 1.4: Giai đoạn T và N của ung thư thực quản 18
Hình 4.1: Khối u T4 đáp ứng hoàn toàn sau điều trị 59
Hình 4.2: U giai đoạn T4N1, đáp ứng một phần sau điều trị 63
AC: Adenocarcinoma
ALT: Alanine aminotransferase
AST: Aspartate transaminase
CDC : Centers for Disease Control and Prevention
CT: Computed Tomography
CTV: Clinical target volume
DNA: Deoxyribonucleic acid
ECOG: Eastern Cooperative Oncology Group
EUS: Endoscopic Ultrasonography
FDG: Fluorodeoxyglucose
GTV: Gross tumor volume
HPV: Human Papiloma Virus
M: Metastasis
MRI: Magnetic Resonance Imaging
N: Nodal
NCCN: National Comprehensive Cancer Network
OAR: Organ at risk
PCR: Polymerase Chain Reaction
PET: Positron Emission Tomography
PS: Performance Status
PTV: Planning treatment volume
RECIST: Response Evaluation Criteria In Solid Tumors
RNA: Ribonucleic acid
RTOG: Radiation Therapy Oncology Group
SCC: Squamous Cell Carcinoma
T: Tumor
UICC: Union for International Cancer Control