Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện
Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện.Với diễn biến mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng (tim mạch, thận, mắt, thần kinh,…) bệnh ĐTĐ làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tiên lượng sống của bệnh nhân. Theo WHO, có khoảng 4 triệu người tử vong hàng năm có liên quan với tăng đường máu. Kéo theo đó là sự gia tăng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp của bản thân, gia đình người bệnh, của toàn ngành y tế cũng nhưcủa toàn xã hội [1].
Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện ĐTĐ là bệnh hoàn toàn có thể dự phòng sớm và điều trị bằng nhiều phương pháp hiệu quả. Trong đó, thay đổi lối sống như tăng cường hoạt động thể lực là phương thức điều trị nền tảng, hiệu quả và rẻ tiền với nhiều bằng chứng rõ ràng [2].
Theo WHO, lối sống không hoặc ít vận động đã trở thành một trong năm yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong (gồm: tăng huyết áp, hút thuốc lá, đường máu cao, lối sống không vận động, thừa cân và béo phì) [1]. HĐTL đầy đủ về tần suất, thời gian và cường độ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh ĐTĐ typ 2, loãng xương, trầm cảm và ung thư ở một số cơ quan (vú, đại tràng)[3-6]. Thiếu HĐTL làm tăng 20 – 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân so với nhóm hoạt động ít nhất 30 phút/ngày với cường độ trung bình trong ít nhất 5 ngày/tuần [7]. Đối với bệnh nhân ĐTĐ, theo Hội ĐTĐ Mỹ (ADA), HĐTL theo đúng khuyến cáo giúp kiểm soát đường máu, kiểm soát cân nặng, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch (như giảm huyết áp, kiểm soát lipid máu)[8].
Dù được biết tới với nhiều lợi ích nhưng HĐTL ở Vi ệt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức. Theo điều tra quốc gia năm 2002, tỷ lệ không HĐTL nhóm từ 15 tuổi trở lên chiếm đến 65% [9]. Các nghiên cứu ở nước ta về HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ còn rất khiêm tốn và chưa có nghiên cứu nào được công bố về tác dụng của HĐTL trên bệnh nhân ĐTĐ. Bởi vậy còn nhiều câu hỏi được đặt ra là: bệnh nhân ĐTĐ có HĐTL không? Hoạt động như thế nào? HĐTL giúp cải thiện những vấn đề gì cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2? Để trả lời những câu hỏi trên cũng như để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện“
MỤC TIÊU:
- Mô tả mức độ hoạt động thể lực của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới được phát hiện
- Đánh giá hiệu quả của can thiệp hoạt động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới được phát hiện
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN
ĐỀ…………………………………………………………………1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………………. 3
1.1. Khái niệm bệnh đái tháo đường ………………………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ ……………………………………………………… 3
1.1.3. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………………. 3
1.1.4. Phân loại bệnh ĐTĐ ……………………………………………………………………….. 4
1.1.5. Điều trị ………………………………………………………………………………………….. 4
1.1.5.1. Mục tiêu điều trị ………………………………………………………………………….. 4
1.1.5.2. Điều trị không dùng thuốc ……………………………………………………………. 4
1.1.5.3. Các thuốc điều trị ĐTĐ ………………………………………………………………… 5
1.2. Hoạt động thể lực ……………………………………………………………………………… 6
1.2.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………… 6
1.2.2. Các yếu tố quan trọng khi đánh giá HĐTL ………………………………………… 6
1.2.2.1. Thời gian ……………………………………………………………………………………. 6
1.2.2.2. Tần suất ……………………………………………………………………………………… 7
1.2.2.3. Cường độ ……………………………………………………………………………………. 7
1.2.2.4. Các loại hình HĐTL …………………………………………………………………….. 8
1.2.3. Các mức độ HĐTL và phương pháp đo lường…………………………………..
1.2.3.1. Các mức độ HĐTL9
1.2.3.2. Các phương pháp đo lường HĐTL
1.2.4. Hiệu quả đối với sức khỏe
1.3. HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
1.3.1. Các khuyến cáo về HĐTL
1.3.2. Can thiệp HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
1.3.2.1. Đánh giá bệnh nhân trước can thiệp
1.3.2.2. Thiết lập chương trình HĐTL
1.3.2.3. Khuyến khích và theo dõi HĐTL
1.3.2.4. Các tác dụng không mong muốn khi HĐTL
1.3.1. Hiệu quả đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2 – cơ sở sinh lý
1.3.1.1. Sử dụng nguồn năng lượng trong HĐTL
1.3.1.2. Sự hấp thu glucose tại cơ gia tăng do tập luyện
1.3.1.3. Sự vận chuyển glucose qua màng tế bào
1.3.1.4. Chuyển hóa glucose sau luyện tập
1.3.3. Hiệu quả của can thiệp HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 – bằng chứng lâm sàng
1.3.3.1. Trên thế giới
1.3.3.2. Tại Việt Nam
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.4. Cỡ mẫu
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ nghiên cứu
2.5.2. Quy trình nghiên cứu
2.5.2.1. Phương pháp phân nhóm ngẫu nhiên
2.5.2.2. Tiến hành can thiệp
2.5.2.3. Hướng dẫn HĐTL cho nhóm can thiệp
2.5.2.4. Đối với nhóm chứng
2.5.2.5. Đánh giá sau can thiệp
2.5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.3.1. Hỏi bệnh và khám lấm sàng theo mẫu bệnh án
2.5.3.2. Các xét nghiệm sinh hóa
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mức độ HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới được phát hiện
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu về mức độ HĐTL
3.1.2. Mức độ HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
3.2. Đánh giá hiệu quả của HĐTL
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân khi vào nghiên cứu
3.2.2. Hiệu quả của can thiệp HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. Mức độ HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.2. Mức độ HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới được phát hiện
4.2. Hiệu quả của can thiệp HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới được phát hiện
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế. (2002). Điều tra y tế quốc gia.
- Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, NXB Y học.
- Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường và tăng glucose máu, NXB Y học, 214-244.
- Viện Dinh dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, 202 -220.
- Henrickson J, Sunberg CJ, and al. (2012).Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh, Nhà xuất bản Y học, 44-190.
- Nguyễn Hồng Trang (2013),Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2013, Trường đại học Y tế công cộng.
- Trần Thị Thanh Huyền (2011),Tình hình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Nguyễ n Thi ̣ Thu Hương (2013),Nghiên cứu rô ́ i loạn chuyển hóa lipid ở bê ̣ nh nhân đái thai đương type 2 cao tuổ i , Trường đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Trung Quân (2011), Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 268 – 290.
- Nguyễn Thị Thu Hương (2014),Nhận xét về tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vi và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai, Trường đại học Y Hà Nội.
- Lê Thị Thúy Hiền (2012),Khảo sát thực trạng thực hiện chế độ ăn và luyện tập trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trường đại học Y Hà Nội.
- Khúc Thị Hương (2014),Nghiên cứu chỉ số non-HDL cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, Trường đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Trung Quân (2011).Bệnh nội tiết chuyển hóa: Rối loạn lipid và lipoprotein huyết. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Vũ Thị Thanh Huyền, Đào Văn Phan, Phạm Thắng and al. (2010).
- Nguyễn Đức Hoan (2008) Nghiên cứu rối loạn lipid máu, kháng insulin và tổn thương một số cơ quan ở người có rối loạn glucose lúc đói, Luận án Tiến sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.
- Trương Ngọc Dương. (2005). Nghiên cứu nồng độ insulin huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng glucose máu. Tạp chí y học thực hành, 6(514), 13-15.