Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp Shiatsu trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Từ nhiều thập kỷ nay, tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là vấn đề thời sự của y học ở các nước phát triển và đang phát triển, có liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau như thần kinh, tim mạch, hồi sức cấp cứu, phục hồi chức năng và y tế cộng đồng.
TBMMN là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và gây tàn tật phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của hệ thần kinh Trung ương. Bệnh có thể xảy ra đối với mọi tuổi, giới, không phân biệt địa dư, nghề nghiệp, xã hội, sắc tộc. Tỷ lệ tử vong do TBMMN đứng hàng thứ ba sau tim mạch và ung thư [19]. Trong TBMMN, nhồi máu não (NMN) chiếm 75 – 80% [13], [16], [18].
Hiện nay, ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, TBMMN có xu hướng gia tăng. Theo Lê Văn Thành (2003): Kết quả điều tra dịch tễ học tại 3 thành phố của miền Nam, cho thấy tỷ lệ TBMMN khá cao, khoảng 6060/1.000.000 dân [30].
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và những tiến bộ của y học, việc chẩn đoán TBMMN trở nên dễ dàng hơn, điều trị tích cực hơn. Chính vì vậy, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh khá cao nhưng tình hình tử vong do TBMMN đã giảm, đồng nghĩa với tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật do TBMMN cũng tăng lên. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), người bệnh liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài khó khăn về vận động, họ còn khó khăn về nhìn, nghe, nói, nhận thức… Các di chứng này là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh và gia đình họ mà còn là gánh nặng của cộng đồng và toàn xã hội [6]. Vì thế, phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân với nhiều phương thức là nhu cầu cấp bách nhằm giảm bớt tối đa các di chứng và giúp cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội.
Theo kết quả điều tra về TBMMN của bộ môn thần kinh trường Đại học y Hà Nội (1997), khoảng 92% người bệnh liệt nửa người do TBMMN có di chứng về vận động [10]. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân như: Dùng thuốc và các phương pháp vận động trị liệu.
Bên cạnh những tiến bộ của y học hiện đại (YHHĐ), y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều đóng góp không nhỏ trong việc điều trị phục hồi chức năng vận động sau TBMMN, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
Shiatsu là phương pháp xoa bóp có nguồn gốc từ Nhật Bản, có tác dụng làm tăng sức khỏe, phòng và chống bệnh tật [12]. Ở Nhật Bản và một số nước phương Tây, phương pháp này đã được ứng dụng rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực điều trị các chứng đau, hạn chế vận động trong viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng và trong phục hồi chức năng vận động. Ở Việt Nam, phương pháp Shiatsu mới được triển khai thử nghiệm tại Khoa Người có tuổi, Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương trên một số loại bệnh như đau vai gáy, đau thần kinh hông to cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp Shiatsu trong phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân TBMMN, vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp Shiatsu trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp Shiatsu trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp.
2. Theo dõi những tác dụng không mong muốn của phương pháp Shiatsu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam 13
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới 13
1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam 13
1.2. Tai biến mạch máu não theo y học hiện đại 14
1.2.1. Định nghĩa và phân loại tai biến mạch máu não 14
1.2.2. Một số đặc điểm của tai biến nhồi máu não 14
1.2.3. Chẩn đoán nhồi máu não 15
1.2.4. Điều trị nhồi máu não 17
1.3. Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền 20
1.3.1. Chứng Trúng phong 20
1.3.2. Chứng Bán thân bất toại 20
1.4. Tổng quan về phương pháp Shiatsu: 26
1.4.1. Khái niệm chung về Shiatsu: 26
1.4.2. Kỹ thuật Shiatsu: 27
1.4.3. Một số nghiên cứu về Shiatsu: 33
Chương 2: CHẤT LIỆU – ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Chất liệu dùng trong nghiên cứu 34
2.1.1. Thuốc điều trị: 34
2.1.2. Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 35
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 37
2.3.2. Cách chọn mẫu: 37
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá 39
2.3.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 42
2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 42
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu: 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 45
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh: 45
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm trước điều trị 47
3.2. Kết quả điều trị 49
3.2.1. Kết quả phục hồi chức năng vận động theo y học hiện đại 49
3.2.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động theo y học cổ truyền 58
3.3. Những tác dụng không mong muốn của phương pháp Shiatsu 60
3.3.1. Một số tác dụng toàn thân của phương pháp Shiatsu 60
3.3.2. Những tác dụng không mong muốn trên lâm sàng, cận lâm sàng 60
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân: 63
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 63
4.1.2. Đặc điểm về giới tính: 64
4.1.3. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh: 64
4.1.4. Đặc điểm về phía bán cầu tổn thương: 65
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo độ liệt Rankin, chỉ số Barthel và thang
điểm Orgogozo: 65
4.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thể y học cổ truyền: 65
4.2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng của phương pháp Shiatsu 66
4.2.1. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng theo y học hiện đại 66
4.2.2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng theo y học cổ truyền 71
4.2.3. Bàn về cơ chế và tác dụng của phương pháp Shiatsu trong phục
hồi chức năng vận động 73
4.3. Những tác dụng không mong muốn của phương pháp Shiatsu 77
4.3.1. Về tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 77
4.3.2. Về tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 78
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích