Đánh giá hiệu quả phục hồi thân răng sữa và sự hài lòng ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng phương pháp chụp Zirconia
Đề cương luận văn chuyên khoa II Đánh giá hiệu quả phục hồi thân răng sữa và sự hài lòng ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng phương pháp chụp Zirconia.Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết sâu răng ở trẻ em là một bệnh dịch âm thầm (có khoảng từ 30-80% trẻ em bị sâu răng sữa) [1], [2]. Chăm sóc răng miệng cho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cha/mẹ các trẻ cần tham gia vào quá trình ra quyết định khám chữa bệnh cho trẻ [3]. Phục hồi thân răng sữa cho trẻ em có nhiều kỹ thuật, trong đó kỹ thuật chụp Zirconia có sẵn là một kỹ thuật có nhiều ưu điểm. Tỷ lệ thành công phục hồi thân răng sữa rất cao (dao động trên 85%) và các biến chứng sớm và muộn đều có tỷ lệ rất thấp [1], [2], [4], [5]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hiệu quả phục hồi thân răng sữa cho trẻ em bằng kỹ thuật chụp Zirconia có sẵn là rất hiếm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nói chung cũng như trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng (CSSKRM) nói riêng. Một số nghiên cứu trên thế giới cho biết mức độ hài lòng chung về CSSKRM dao động từ 50-95%, cao hơn ở các quốc gia phát triển và thấp hơn ở các quốc gia đang phát triển [4], [5]. Sự hài lòng của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau trong đó mức độ hài lòng phục thuộc nhiều vào mong muốn của người bệnh, nhận thức chủ quan và trải nghiệm về dịch vụ chăm sóc răng miệng. Ngoài ra có mối liên quan chặt chẽ giữa thái độ và kỹ năng của bác sỹ răng hàm mặt và chi phí cũng như hiệu quả của điều trị. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2016, sự hài lòng chung của người bệnh về dịch vụ CSSK nói chung ở khoảng 80%, tuy nhiên mức độ hài lòng cho từng loại dịch vụ là khác nhau [6]. Nghiên cứu ở Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 đã chỉ ra rằng tỷ lệ hài lòng chung của bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc răng hàm mặt chiếm 95,4%, trong đó rất hài lòng chiếm 55,4% [7]. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu ra 7 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh bao gồm: Hiệu quả của điều trị, điều kiện chăm sóc sức khỏe phù hợp với người bệnh, hiểu biết thông tin về cơ sở y tế, sự quan tâm và chăm sóc của nhân viên y tế, tính thuận tiện, ấn tượng ban đầu, danh tiếng cơ sở điều trị và viện phí. Kết quả cho thấy người bệnh hầu như chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của người bệnh chưa được quan tâm một cách thấu đáo [7]. Tuy nhiên,cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh răng hàm mặt. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phục hồi thân răng sữa và sự hài lòng ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng phương pháp chụp Zirconia” với các mục tiêu sau:
1.Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi thân răng sữa ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng phương pháp bằng chụp Zirconia có sẵn tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019-2020.
Mô tả sự hài lòng cha/mẹ của trẻ được điều trị trị phục hồi thân răng sữa bằng chụp Zirconia có sẵn ở những trẻ em trên.
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình, biều đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 3
1.1.1. Sâu răng 3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng, các hình thái lâm sàng sâu răng thường gặp ở trẻ em 3
1.1.3. Các phương pháp điều trị phục hồi sâu răng 5
1.1.4. Các lựa chọn cho chụp răng trẻ em 6
1.2. Hiệu quả điều trị phục hồi thân răng sữa ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng phương pháp bằng chụp Zirconia 7
1.3. Hài lòng của trẻ và gia đình khi sử dụng dịch vụ CSSKRHM 8
1.3.1. Sự kỳ vọng của người bệnh trong dịch vụ chăm sóc nha khoa 9
1.3.2. Đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc nha khoa 10
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh nha khoa 11
1.4. Các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi DSQ 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 19
2.2.3. Quy trình kỹ thuật chụp Zirconia 19
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 23
2.2.5. Biến số nghiên cứu 24
2.3. Phân tích số liệu 26
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Hiệu quả can thiệp chụp răng bằng Ziconia có sẵn 29
3.3. Hài lòng về dịch vụ can thiệp chụp răng bằng Ziconia có sẵn 31
3.3.1. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố thuận tiện 31
3.3.2. Sự hài lòng của bệnh nhân với các yếu tố chất lượng tại Trung tâm 31
3.3.3. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố kiểm soát đau 32
3.3.4. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố chi phí 32
3.3.5. Sự hài lòng chung của cha mẹ 33
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của cha mẹ với chụp sứ Zirconia răng cửa của trẻ 24
Bảng 2.2. Đánh giá của cha mẹ về hiệu ứng của chụp Zirconia vùng răng cửa của trẻ em 25
Bảng 3.1. Thông tin chung của trẻ 28
Bảng 3.2. Thông tin chung của cha/mẹ 28
Bảng 3.3. Hiệu quả can thiệp trên lâm sàng về chức năng ăn nhai 29
Bảng 3.4. Hiệu quả can thiệp trên lâm sàng về chức năng thẩm mỹ 29
Bảng 3.5. Các biến chứng sớm 29
Bảng 3.6. Các biến chứng muộn 30
Bảng 3.7. Đánh giá của cha mẹ trẻ về hiệu quả chụp Zirconia đến sức khoẻ răng miệng 30
Bảng 3.8. Sự hài lòng với các yếu tố thuận tiện 31
Bảng 3.9. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố chất lượng 31
Bảng 3.10. Sự hài lòng với các yếu tố kiểm soát đau 32
Bảng 3.11. Sự hài lòng với chi phí điều trị 32
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Thực trạng hài lòng chung 33
Hình 1.1. Hình ảnh sâu răng trẻ em 3
Hình 1.2. Hình ảnh sâu răng cửa hàm trên 4
Hình 1.3. Hình ảnh trước và sau chụp răng Zirconia 5
Hình 1.4. Hình ảnh trước và sau chụp răng thép 5
Hình 1.5. Các kỹ thuật chụp răng 6
Hình 1.6. Các kỹ thuật chụp thép và composite 6
Hình 1.7. Kỹ thuật chụp răng Zirconia điều trị phục hồi thân răng sữa 7
Hình 1.8. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn 7
Hình 1.9. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn 8
Hình 2.1. Lựa chọn chụp răng Zirconia 20
Hình 2.2. Sửa soạn răng trước 20
Hình 2.3. Tạo đường hoàn tất 21
Hình 2.4. Kiểm tra sát khít và sửa soạn cùi răng 21
Hình 2.5. Chuẩn bị xi măng cho chụp Zirconia 22
Hình 2.6. Gắn chụp Zirconia cho răng 22
Hình 2.7. Chỉnh sửa chụp Zirconia 23
Hình 2.8. Hoàn tất và đánh bóng chụp Zirconia 23
Nguồn: https://luanvanyhoc.com