Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio

Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio

Luận văn Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio. Suy tĩnh mạch mạn tính (STMMT) là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông và/hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc không [1],[2].

Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio Tại các nước phương Tây, suy tĩnh mạch mạn tính được xem là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội bởi vì tỷ lệ mắc bệnh khá cao chiếm khoảng 20 – 40% dân số người trưởng thành, bệnh thường gặp hơn ở người cao tuổi đặc biệt là phụ nữ [3], [4]. STMMT liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ: giới tính, tuổi, tiền sử gia đình, có thai, nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu, béo phì, hút thuốc lá. STMMT không chỉ làm người bệnh khó chịu vì thẩm mỹ hay các triệu chứng nặng chân, phù, chuột rút … mà còn gây nhiều biến chứng nặng như: loét chân, huyết khối đòi hỏi chi phí điều trị cao [5]. Tuy STMMT không phải là một nguyên nhân chính gây tử vong nhưng lại là một nguyên nhân gây giảm chất lượng cuộc sống và gián tiếp gây tử vong khi có biến chứng thuyên tắc phổi. Là một bệnh mạn tính, có nhiều yếu tố nguy cơ nên quá trình điều trị STMMT cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau từ dự phòng tới nội khoa (thuốc, tất chun), phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy, và gần đây là phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch [1]. Phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch hiển (stripping) và các nhánh tĩnh mạch nông là phương pháp kinh điển để điều trị STMMT [6]. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao (25 – 50% sau 5 năm), thời gian nằm viện kéo dài, có thể để lại nhiều sẹo. là những hạn chế chính của phẫu thuật [7],[8]. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp can thiệp ít xâm lấn, đặc biệt là điều trị nhiệt nội tĩnh mạch, đang ngày một phát triển, và dần thay thế phẫu thuật truyền thống

Nguyên lý chung của điều trị nhiệt nội tĩnh mạch là nhờ một ống thông (catheter) được luồn vào trong lòng tĩnh mạch bệnh lý dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sỹ can thiệp sử dụng máy phát chuyên dụng phóng thích một năng lượng nhiệt vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để phá hủy tĩnh mạch bằng những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược. Có hai cách để tạo ra nhiệt năng là sử dụng sóng có tần số radio (radio frequency hay RF) và tia laser (endovenous laser hay EVL) với các bước sóng khác nhau. Đặc biệt, những bệnh nhân được điều trị bằng RF gặp ít biến chứng hơn, và trở lại sinh hoạt hàng ngày nhanh hơn, so với những người được phẫu thuật [9], [10],[11].Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio

Tại Việt Nam, sự cải thiện về mức sống, tuổi thọ gia tăng, thói quen sinh hoạt thay đổi … là những yếu tố góp phần làm gia tăng tỷ lệ bệnh mạch máu nói chung, và STMMT chi dưới nói riêng. Cao Văn Thịnh (1998) nghiên cứu trên 1022 người đã nhận thấy tỷ lệ mắc STMMT là 40,9% [12]. Người dân ngày một quan tâm đến căn bệnh này, và mong muốn được điều trị bằng những phương pháp hiệu quả nhất. Từ cuối năm 2012, Viện Tim mạch Việt Nam là một trong những trung tâm đầu tiên tại Miền Bắc được chuyển giao kỹ thuật can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch bằng RF để điều trị cho bệnh nhân STMMT chi dưới. Sau một năm ứng dụng phương pháp điều trị mới này, kết quả ban đầu ra sao, có tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới không? Góp phần trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio” với 2 mục tiêu cụ thể là:

1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu của bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn được điều trị RF.

2. Đánh giá hiệu quả sau 1 tháng,và sau 12 tháng của phương pháp can thiệp nội mạch bằng RF trong điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính.

MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và sinh bệnh học tĩnh mạch chi dƣới. .. 3
1.1.1. Giải phẫu ……………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch ……………………………………………………. 7
1.1.3. Sinh lý bệnh học tĩnh mạch chi dưới. ……………………………………… 10
1.2 Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dƣới ……………………………………………. 15
1.2.1 Triệu chứng cơ năng ……………………………………………………………… 15
1.2.2. Khám lâm sàng ……………………………………………………………………. 16
1.2.3. Một số nghiệm pháp huyết động ……………………………………………. 17
1.2.4. Phân loại suy tĩnh mạch mạn tính dựa theo CEAP …………………… 18
1.2.5. Đánh giá dựa trên m ức độ nặng trên lâm sàng bằng thang điểm VCSS 20
1.2.6. Một số phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán suy tĩnh mạch …….. 21
1.3. Điều trị ……………………………………………………………………………………. 24
1.3.1. Các phương pháp dự phòng và điều trị nội khoa ……………………… 24
1.3.2. Điều trị ngoại khoa ………………………………………………………………. 28
1.3.3 Phương pháp tiêm xơ bằng bọt dưới hướng dẫn của siêu âm ……… 29
1.3.4. Phương pháp can thiệ p nhiệ t n ội tĩnh m ạch bằ ng sóng Radio cao tầ n ….. 31
1.3.5. Chống chỉ định ……………………………………………………………………. 32
1.3.6. Kết quả ………………………………………………………………………………. 33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………. 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………….. 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………. 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………… 36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 36
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………. 36
2.3.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………. 36
2.3.3. Phương pháp ……………………………………………………………………….. 36
2.3.4. Quy trình nghiên cứu, các chỉ số và biến số nghiên cứu …………… 39
2.3.5. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………….. 42
2.3.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài ………………………………………………… 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 43
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ……………………………….. 43
3.1.1. Đặc điểm về tuổi …………………………………………………………………. 43
3.1.2. Đặc điểm về giới …………………………………………………………………. 44
3.1.3. Đặc điểm về bệnh lý kèm theo với STM ở BN nghiên cứu ……….. 44
3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của các BN nghiên cứu…………………. 45
3.2.1. Đặc điểm tiền sử gia đình có người bị suy tĩnh mạch ……………….. 45
3.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp ……………………………………………………… 45
3.2.3. Đặc điểm về số lần sinh con của nhóm bệnh nhân nữ ………………. 46
3.2.4. Đặc điểm về tình trạng thừa cân và/hoặc béo phì …………………….. 46
3.2.5. Thời gian từ lúc phát hiện bệnh đến khi điều trị RF …………………. 47
3.3. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler của các bệnh nhân nghiên cứu 47
3.3.1. Triệu chứng lâm sàng của nhóm BN nghiên cứu ……………………… 47
3.3.2. Phân độ lâm sàng C theo phân loại CEAP ………………………………. 48
3.3.3. Đặc điểm về độ nặng lâm sàng theo thang điểm VCSS ……………. 48
3.3.4. Đặc điểm bên chân bị suy được làm can thiệp RF ……………………. 49
3.3.5. Đặc điểm siêu âm Doppler mạch ở nhóm nghiên cứu ………………. 49
3.4. Kết quả điều trị và hiệu quả của phƣơng pháp RF ……………………. 50
3.4.1. Thời gian bệnh nhân vào viện và ra viện ………………………………… 50
3.4.2. Chiều dài của tĩnh mạch được can thiệp và thời gian đốt bằng năng
lượng RF ……………………………………………………………………………………… 51
3.4.3. Vị trí chọc mạch, hoặc bộc lộ mạch máu để luốn catheter RF …… 51
3.4.4. Các điều trị phối hợp với phương pháp RF ……………………………… 52
3.4.5. Sự thay đổi của các triệu chứng cơ năng sau điều trị ………………… 53
3.4.6. Sự thay đổi thang điểm CEAP sau điều trị ……………………………… 54
3.4.7. Sự thay đổi thang điểm VCSS sau điều trị ………………………………. 54
3.4.8. Sự thay đổi về kết quả siêu âm Doppler sau điều trị…………………. 55
3.5. Các tác dụng phụ, biến chứng gặp phải trong và sau th ời gian đi ều trị 57
3.5.1. Biến cố trong quá trình thực hiện thủ thuật……………………………… 57
3.5.2. Biến chứng sau thời gian can thiệp ………………………………………… 57
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 59
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ……………………………………… 59
4.1.1. Đặc điểm về tuổi …………………………………………………………………. 59
4.1.2. Đặc điểm về giới …………………………………………………………………. 59
4.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ khác của STMMT …………………… 60
4.2.1. Đặc điểm về tiền sử gia đình …………………………………………………. 60
4.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp ……………………………………………………… 60
4.2.3. Thừa cân hoặc béo phì …………………………………………………………. 61
4.2.4. Đặc điểm số lần sinh con của nhóm BN nữ …………………………….. 62
4.2.5. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh…………………………………………. 62
4.3. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler của các BN nghiên cứu … 63
4.3.1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của nhóm BN nghiên cứu ……….. 63
4.3.2. Đặc điểm phân loại lâm sàng CEAP ………………………………………. 64
4.3.3. Đặc điểm thang điểm mức độ nặng trên lâm sàng VCSS ………….. 64
4.3.4. Đặc điểm siêu âm Doppler mạch ở nhóm nghiên cứu ………………. 65
4.4. Đánh giá hiệ u qu ả điề u tr ị c ủa phƣơng pháp RF ở các BN nghiên c ứu ….. 67
4.4.1. Sự thay đổi về triệu chứng cơ năng sau can thiệp …………………….. 67
4.4.2. Sự thay đổi về phân độ CEAP sau điều trị ………………………………. 67
4.4.3. Sự cải thiện của thang điểm VCSS sau điều trị ……………………….. 68
4.4.4. Sự thay đổi về các thông số siêu âm Doppler sau điều trị …………. 69
4.4.5. Nhận xét về các y ếu tố liên quan đế n kỹ thu ậ t đi ề u tr ị can thiệ p bằ ng RF 72
4.4.6. Nhận xét về tỷ lệ biến chứng, và các tác dụng phụ ở BN sau can thiệp . 75
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 78
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Thu Hương (2007). Suy tĩnh mạch. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện tim mạch – Phòng chỉ đạo tuyến, tr.652 – 666.
2. Creayer M.A. (2002). Vascular diseaes of the extremities. Harrison’s principles of internal medicine, 15thed. Ma Graw – hill, New York; p.1398 – 1406.
3. Abbade LP, Lastoria S, (2005). Venous ulcer: epidemiology, physiopathology, diagnosis and treatment. Int J Dermatol; 44(6):449- 456.
4. Eberhardt RT, Raffetto JD, (2005). Chronic Venous Insufficiency. Circulation; 111:2398-2409.
5. Phạm Khuê, Phạm Thắng, (1998). Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới. NXB Y học, Hà Nội; tr.47-107.
6. Perkins JMT. (2009). Standard varicose vein surgery. Phlebology; 24 (Suppl. 1): 34-41
7. Van J Iang, Solomon, Chiristie Ra, (2003). Recurrence after varicose vein surgery: a prospective long-term clinical study with duplex ultrasound scanning and air plethysmography. J Vasc Surg;38:935 – 943
8. Campbell WB, Vijay Kumar A, Collin TW, Allington KL, Michaels JA. (2003). The outcome of varicose vein surgery at 10 years: cli nical findings, symptoms and patient satisfaction. Ann R Coll Surg Engl;85:52-7
9. Hinchliffe RJ, et al. (2006). A prospective randomised controlled trial of VNUS closure versus surgery for the treatment of recurrent long saphenous varicose veins. Eur J Vasc Endovasc Surg;31(2): 212-8.
10. Lurie F, et al. (2005). Prospective randomised study of endovenous radiofrequency obliteration (closure) versus ligation and vein stripping (EVOLVeS): two-year follow-up. Eur J Vasc Endovasc Surg;29(1):67-73.
11. Ravi R, et al. (2006). Endovenous ablation of incompetent saphenous veins: a large single-center experience. J Endovasc Therapy Official J Int Soc Endovascular Specialists;13(2):244-8.
12. Cao Văn Thịnh, Văn Tần, (2001). Khảo sát tình hình phình giãn tĩnh mạch chi dưới ở người lớn trên 50 tuổi tại TP.Hồ Chí Minh. Báo cáo Hội thảo bệnh lý tĩnh mạch năm 1998.
13. Nguyễn Quang Quyền, (1996). Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới. Bài giảng giải phẫu học (tập 1), NXB Y học, tr.88 – 165.
14. Trịnh Văn Minh, (2004). Giải phẫu người. tập 1, Nhà xuất bản Y học, hà Nội; tr.318-321.
15. Jeffrey L. Ballard, John J, (2000). Venous Anatomy of the Lower Limb. Chronic venous insufficiency: diagnosis and treatment; 25-36.
16. Bergan JJ, (2008). Venous valve incompetence and primary chronic venous insufficiency. Medicographia;30(2):87-94.
17. Phạm Thị Minh Đức, (2007). Sinh lý hệ tuần hoàn. Sinh lý học. NXB Y học, Hà Nội; tr.152-199.
18. Lawrence PF, Gazak CE, (1998). Epidemiology of chronic venous insufficiency. Atlas of endoscopic perforator vein surgery. London: Springer-Verlag. 31–44.
19. Văn Tần, (2001). Suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch nông. Tài liệu giảng dạy tim mạch sau đại học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,tr.56-66.
20. Nguyễn Lệ Thủy, (2011). Khảo sát tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối tại BV Bạch Mai. Thư viện trường Đại học Y Hà Nội tr 52 – 56.
21. Cornu- The’nard A, et al, (1994). Importance of the familial factor in varicose disease. J Dermatol Surg Oncol;20:318-326.
22. Padberg FT ,(2005). CEAP classification for chronic venous diseases. Dis Mon; 51 (2 -3) :176 -182.
23. Labropoulos N, Tiongson J, Pryor L, et al, (2003). Definition of venous reflux in lower-extremity veins . J Vasc Surg; 38(4):793-798.
24. Peter Gloviczki et al. (2011). The care of patients with varicose veins and associated chronic venous diseases: Clinical practice guidelines of the Society for Vascular Surgery and the American Venous Forum. J Vasc
Surg;53:2S-48S
25. Milos D Pavlovic, Sanja Schuller-Petrovic, Olivier Pichot, Eberhard Rabe, Uldis Maurins, Nick Morrison and Felizitas Pannier. (2014). Guidelines of the First International Consensus Conference on
Endovenous Thermal Ablation for Varicose Vein Disease – ETAV Consensus Meeting 2012. Phlebology published online 17 February 2014.
26. Philip D. Coleridge Smith, (2009). Drug treatment of varicose veins, venous edema, and ulcers. Handbook of venous disorders, p. 359 – 364
27. Gregory L. Moneta, Hugo Partsch, (2009). Compression therapy for venous ulceration. Handbook of venous disorders, p. 348 – 357.
28. Adam Howard, Dominic P.J. Howard, Alun H. Davies, 2009. Surgical treatment of the incompetent saphenous vein. Handbook of venous disorders, p. 400 – 406.
29. Joshua I. Greenberg, Niren Angle, J. Bergan, 2009. Foam sclerotherapy. Handbook of venous disorders, p. 380 – 388.
30. Kianifard B, Holdstock JM, Whiteley MS (2006) Radiofrequeney ablation (VNUS Closure®) does not cause neo-vascularisation at the groin at one year : results of a ease eontrolled study. Surgeon 4: 71-4.
31. Perälä J, Rautio T, Biancari F el al. (2005) Radiofrequeney endovenous obliteration versus stripping of the long saphenous vein in the management of primary varicose veins: 3-year outcome of a randomized study. Arm Vasc Surg 19: 669-72
32. Stötter L, Schaaf I, Bockelbrink A (2006) Comparative outcomes of radiofrequencyendoluminal ablation, invagination stripping, and cryostripping in the treatment of great saphenous vein insufficiency. Phlebology 21: 60-4
33. Proebstle TM, Alm J, Göckeritz O, Wenzel C, Noppeney T, Lebard C, Pichot O, Sessa C, Creton D. (2011). Three-year European follow-up of endovenous radiofrequency-powered segmental thermal ablation of the great saphenous vein with or without treatment of calf varicosities. J Vasc Surg.;54(1):146-52.
34. Almeida JI, Kaufman J, Göckeritz O, Chopra P, Evans MT, Hoheim DF, Makhoul RG, Richards T, Wenzel C, Raines JK. (2009). Radiofrequency endovenous ClosureFAST versus laser ablation for the treatment of great saphenous reflux: a multicenter, single-blinded, randomized study (RECOVERY study). J Vasc Interv Radiol. Jun;20(6):752-9.
35. Shepherd AC, GohelMS, Brown LC, et al. (2010). Randomised clinical trial of VNUS ClosureFAST radiofrequency ablation versus laser for varicose veins. Br J Surg.;97:810–818.
36. Capitao LM, Menezes JD, Gouveia-Oliveira A, (1993). Multivariate analysis of the factors associated with the severity of chronic venous insufficiency. Acta Med Port; 6(11): 501–506.
37. Vasquez MA1, Wang J, et al. (2007). The utility of the Venous Clinical Severity Score in 682 limbs treated by radiofrequency saphenous vein ablation. J Vasc Surg. 2007 May;45(5):1008-1014;
38. Cao Việt Cường, (2012). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiêm xơ dạng bọt dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.Luận văn Thạc sỹ Y học ,Trường Đại Học Y Hà Nội.
39. Merchant, Pichot O, Closure Study Group, (2005). Long-term outcomes of endovenous radiofrequency obliteration of saphenous reflux as a treatment for superficial venous insufficiency. J Vasc Surg;42:502 – 509.
40. Hirai M, Naiki K, Nakayama R, (1990). Prevalence and risk factors of varicose veins in Japanese women. Angiology; 41:228–32.
41. Brand FN, Dannenberg AL, Abbott RD, (1988). The epidemiology of varicose veins: the Framingham study. Am J Prev Med; 4(2):96–101.
42. Fowkes FG, Lee AJ, et al, (2001). Lifestyle risk factors for lower limb venous reflux in the general population: Edinburgh Vein Study. Int J Epidemiol; 30(4): 846–852.
43. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. http://tapchi.vnha.org.vn/news/1932/dac-diem-lam-sang-va-mot-so-yeuto-nguy-co-cua-suy-tinh-mach-man-tinh-chi-duoi.html
44. Pannier F, Rabe E. (2008). Mid-term results following endovenous laser ablation (EVLA) of saphenous veins with a 980 nm diode laser. Int Angiol. Dec;27(6):475-81.
45. Nguyễn Lệ Thủy, (2011). Khảo sát tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới ởphụ nữ có thai 3 tháng cuối tại BV Bạch Mai. Thư viện trường Đại học Y Hà Nội tr 52 – 56.
46. Musil D, Herman J, (2004). Chronic venous insufficiency–outpatient study of risk factors. Vnitr Lek; 50(1):14-20.
47. Chiesa R, Marone EM, Limoni C, et al, (2005). Chronic venous insufficiency in Italy: the 24-Cities-Cohort study. Eur JVasc Endovasc Surg; 30: 422–9.
48. Jukkola TM, Mäkivaara LA, Luukkaala T,et al, (2006). The effects of parity, oral contraceptiva use and hormone replacement therapy on the incidence of varicose veins. J Obstet Gynaecol; 26: 448–51.
49. Phan Thị Hồng Hà, (2004). Khảo sát đặc điểm bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính ở người trên 50 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
50. Võ Ngọc Huy, (2005). Phát hiện và phân tích một số đặc điểm suy tĩnh mạch mạn tính ở người cao tuổi tại phường Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
51. K.A.L. Darvall, G.R. Bate, R.C. Sam, D.J. Adam, S.H. SilvermanA.W. Bradburya, (2009). Patients’ Expectations before and Satisfaction after Ultrasound Guided Foam Sclerotherapy for Varicose Veins. Eur J Vasc
Endovasc Surg 38, 642 – 647.
52. C.M. Hamel-Desnos, B.J. Guias, P.R. Desnos, A. Mesgard, ( 2010) . Foam Sclerotherapy of the Saphenous Veins Randomised Controlled Trial with or without Compression. Eur J Vasc Endovasc Surg 39, 500 – 507.
53. P. Ouvry, F. A. Allaert, P. Desnos, C. Hamel-Desnos, (2008). Efficacy of Polidocanol Foam versus Liquid in Sclerotherapy of the Great Saphenous Vein: A Multicentre Randomised Controlled Trial with a 2-year Follow-up. Eur J Vasc Endovasc Surg 36, 366 – 370.
54. Ferreira A, Ramos J, Cerqueira A, Sampaio S, (2011) Radiofrequencypowered segmental thermal ablation in chronic venous disorders: A single center experience. Rev Port Cir Cardiotorac Vasc. AprJun;18(2):123-7.
55. Kapoor A, Kapoor A, Mahajan G. (2010). Endovenous ablation of saphenofemoral insufficiency: analysis of 100 patients using RF closure fast technique. Indian J Surg. Dec;72(6):458-62.
56. Weiss RA, Weiss MA (2002). Controlled radiofrequency endovenous occlusion using a unique radiofrequency catheter under duplex guidance to eliminate saphenous varicose vein reflux: a 2-year follow-up Dermatol Surg. Jan;28(1):38-42.
57. Zuniga JM, Hingorani A, Ascher E, Shiferson A. (2012). Short-term outcome analysis of radiofrequency ablationusing ClosurePlus vs ClosureFast catheters in the treatment of incompetent great saphenous vein J Vasc Surg.Apr;55(4):1048-51.
58. Creton D1, Pichot O, Sessa C. (2010). Radiofrequency-powered segmental thermal obliteration carried out with the ClosureFast procedure: results at 1 year. Ann Vasc Surg. Apr;24(3):360-6
59. Harlander-Locke M, Jimenez JC, Lawrence PF. (2013). Endovenous ablation with concomitant phlebectomy is a safe and effective method of treatment for symptomatic patients with axial reflux and large incompetent tributaries. J Vasc Surg. 2013 Jul;58(1):166-7

Leave a Comment